Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ VĂN HOÁ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 774-VH/TC

Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 1961

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 170-VH/QĐ NGÀY 20-4-1961 VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRẢ CHO CÁC TÁC PHẨM KỊCH, NHẠC, MÚA, XIẾC CỦA NGÀNH NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU

Nhuận bút trả cho các tác phẩm kịch, nhạc, múa, xiếc của ngày nghệ thuật sân khấu có nghĩa là trả nhuận bút cho những tác phẩm ấy được sử dụng bằng hình thức sân khấu ở các đoàn kịch quốc doanh cũng như dân doanh ở trung ương cũng như ở địa phương. Trước đây mới áp dụng trả nhuận bút cho các loại kịch bản sân khấu, còn các tác phẩm của ngành múa, xiếc, nhạc được sử dụng bằng hình thức sân khấu thì chưa được trả tiền nhuận bút; vì thế nên không có tác dụng khuyến kích những bộ môn nghệ thuật ấy.

Đến nay Bộ Văn hóa đã quy định chế độ nhuận bút trả cho các tác phẩm kịch, nhạc, múa, xiếc đương sử dụng bằng hình thức sân khấu cũng như quy định chế độ nhuận bút trả cho các tác phẩm của ngành văn học, nghệ thuật khác.

Chế độ nhuận bút mới này là trả cho tác giả một số tiền gốc tương xứng với giá trị và công lao xây dựng tác phẩm gọi là nhuận bút cơ bản; nó hoàn toàn khác hẳn với cách trả nhuận bút cho các loại kịch bản sân khấu trước đây là trích đồng loạt 6% số tiền doanh thu biểu diễn, không phân biệt kịch bản đó thuộc loại sáng tác hay thuộc loại cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, vì thế nên không có tác dụng khuyến khích tác giả nâng cao chất lượng tác phẩm.

Để thực hiện chế độ nhuận bút mới này được tốt, cần phải đánh giá đúng mức về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm kịch, nhạc, múa, xiếc được sử dụng bằng hình thức sân khấu để trả nhuận bút cơ bản, nhằm khuyến khích tác giả nâng cao chất lượng tác phẩm và phục vụ nhu cầu văn hóa cho quần chúng ngày càng tốt hơn.

Bộ tôi giải thích một số điểm về nhuận bút kịch bản sân khấu cũng như nhuận bút của các tác phẩm nhạc, xiếc, múa đước sử dụng bằng hình thức sân khấu như dưới đây:

1. Về nhuận bút kịch bản của ngành sân khấu trong điểm 2 có nói: “Đối với kịch bản như: sáng tác, cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch từ các đoàn kịch quốc doanh và dân doanh ở địa phương biểu diễn có doanh thu và được Sở hoặc Ty văn hóa địa phương công nhận thì tuỳ theo chất lượng kịch bản và thời gian biểu diễn mà trả thù lao bằng từ 30% đến 50% số tiền nhuận bút cơ bản của các loại kịch bản được biểu diễn trên sâu khấu của trung ương đã quy định.

Cụ thể là: Căn cứ vào mức tiền nhuận bút cơ bản trả cho các loại kịch bản ở trung ương mà tính tỷ lệ % (phần trăm) từ mức tối thiểu là 30% đến mức tối đa là 80% số tiền nhuận bút cơ bản ấy, để áp dụng trả thù lao cho các loại kịch bản ở địa phương như tính ở bảng số dưới đây:

Mức tiền nhuận bút cơ bản và thù lao của các kịch bản thuộc loại sáng tác

Tỷ lệ 100%

800đ

1000đ

1.300đ

1.500đ

1.800đ

2.000đ

Tiền nhuận bút

cơ bản

Tỷ lệ 80%

640đ

800đ

1.040đ

1.200đ

1.440đ

1.600đ

của nhuận bút cơ bản

- 70 -

560

700

910

1.050

1.260

1.400

-

- 60 -

480

600

780

900

1.080

1.200

-

- 50 -

400

500

650

750

900

1.000

-

- 40 -

320

400

520

600

720

800

-

- 30 -

240

300

390

450

540

600

-

Mức tiền nhuận bút cơ bản và thù lao của các kịch bản thuộc loại cải biên, phóng tác, chỉnh lý, chuyển thể, dịch

Tỷ lệ 100%

400đ

550đ

750đ

900đ

1.100đ

1.300đ

Tiền nhuận bút

cơ bản

Tỷ lệ 80%

320đ

440đ

600đ

720đ

880đ

1.040đ

của nhuận bút cơ bản

- 70 -

280

385

525

630

770

910

-

- 60 -

240

330

450

540

660

780

-

- 50 -

200

275

375

450

550

650

-

- 40 -

160

220

300

360

440

520

-

- 30 -

120

165

225

270

330

390

-

Việc quy định mức trả thù lao cho các loại kịch sân khấu cũng như quy định mức trả thù lao cho những tác phẩm của các ngành sách, múa, xiếc, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ, nhiếp ảnh, báo chí được sử dụng bằng mọi hình thức và được địa phương công nhận thấp hơn mức trả tiền thuận bút do trung ương quy định là vì tác dụng của các tác phẩm ở địa phương thường phục vụ trong một phạm vi đối tượng quần chúng hẹp hơn ở trung ương và hiện nay khả năng tài chính ở địa phương chỉ có hạn. Còn việc quy định mức trả thù lao cho từng địa phương có khác nhau là do yêu cầu sử dụng tác phẩm và khả năng tài chính của từng địa phương có khác nhau, ví dụ: ở các thành phố thường sử dụng nhiều loại tác phẩm và có nhiều khả năng doanh thu hơn các tỉnh; hoặc là giữa các tỉnh miền xuôi và các tỉnh miền núi yêu cầu sử dụng tác phẩm và khả năng doanh thu có khác nhau.

Trước tình hình ấy, nếu quy định cho tất cả các địa phương thống nhất trả một mức tiền thù lao thì có địa phương nói là cao không có đủ tiền trả cho tác giả sẽ phải hạn chế việc sử dụng và phổ biến tác phẩm; và ngược lại, cũng có địa phương nói là thấp, như thế sẽ không khuyến khích tác giả nâng cao chất lượng tác phẩm. Bởi những lẽ ấy, nên hiện nay phải quy định bằng một tỷ lệ % (phần trăm) số tiền nhuận bút cơ bản của trung ương có mức tối thiểu và tối đa để từng địa phương áp dụng cho được thích hợp.

Trên đây là nói các địa phương cần có một tỷ lệ % (phần trăm) quy định khác nhau nếu yêu cầu sử dụng tác phẩm và khả năng doanh thu của các địa phương ấy có khác nhau; nhưng riêng từng địa phương một thì cần quy định một tỷ lệ % (phần trăm) thống nhất làm một mức. Ví dụ: địa phương A quy định trả thù lao cho các loại kịch bản sân khấu là 60% số tiền nhuận bút cơ bản theo mức của trung ương thì các tác phẩm của các ngành sách, múa, xiếc, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ, nhiệp ảnh, báo chí được sử dụng bằng mọi hình thức ở địa phương ấy đều thống nhất áp dụng tỷ lệ % (phần trăm) như vậy.

Nói như thế không có nghĩa là lấy ngành kịch bản sân khấu chỉ đạo việc quy định tỷ lệ % (phần trăm) cho tất cả các tác phẩm của các ngành văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật ở các địa phương; mà từng địa phương một, dựa trên cơ sở yêu cầu sử dụng tác phẩm và khả năng doanh thu đem cân đối giữa các ngành van học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật với nhau ở địa phương mình mà quy định tỷ lệ % (phần trăm) ấy cho đúng mức và hợp lý.

Tránh tình trạng cùng ở một địa phương, ngành sân khấu thì quy định 60% mà ngành hội họa, âm nhạc v.v… lại quy định có 40% hoặc ngược lại; nếu quy định như vậy sẽ gây sự chênh lệch giữa ngành này với ngành khác và có ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển nhịp nhàng và cân đối giữa các ngành đó với nhau.

Các địa phương sẽ căn cứ vào mức tiền nhuận bút cơ bản của trung ương đã quy định, mà tạm thời quy định một tỷ lệ % (phần trăm) của số tiền nhuận bút cơ bản ấy cho đúng mức và thích hợp với địa phương mình; đồng thời báo cáo lên Bộ Văn hóa để Bộ góp ý kiến về việc quy định tỷ lệ % (phần trăm) ấy cho từng địa phương trong từng thời gian một được phù hợp với yêu cầu sử dụng tác phẩm và khả năng tài chính của từng địa phương cũng như bảo đảm sự phát triển nhịp nhàng cân đối giữa các ngành văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, giữa địa phương này với địa phương khác một cách tương đối.

Khi đã quy định tỷ lệ % (phần trăm) thống nhất cho các ngành văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật của địa phương mình rồi, thì sẽ căn cứ vào mức thù lao đã quy định đó, mà trả cho tác giả có tác phẩm do địa phương mình công nhân, tránh tình trạng so sánh mức trả thù lao giữa địa phương này với địa phương khác sẽ gây ra thắc mắc giữa tác giả có tác phẩm được công nhận ở địa phương này với địa phương khác.

Sở dĩ quy định mức thù lao của từng địa phương khác nhau là vì yêu cầu sử dụng tác phẩm và khả năng tài chính của từng địa phương khác nhau.

2. Tác phẩm nào của ngành sân khấu như: kịch, nhạc, múc, xiếc chỉ sử dụng bằng một hình thức sân khấu thôi thì được trả tiền nhuận bút cơ bản hoặc tiền thù lao cho tác giả có tác phẩm đó một lần; vì đó là số tiền gốc tương xứng với giá trị và công lao xây dựng tác phẩm; cho nên nơi nào đã công nhận đầu tiên rồi thì nơi đó trả tiền nhuận bút cơ bản hoặc thù lao cho tác giả có tác phẩm đó được sử dụng bằng hình thức sân khấu, còn các nơi khác, nếu sử dụng tác phẩm ấy bằng hình thức sân khấu, thì không phải trả nhuận bút cơ bản hoặc thù lao đó nữa, mà chỉ trả tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn thôi (các tác phẩm của các ngành sách, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ, nhiếp ảnh, báo chí nếu chỉ sử dụng bằng một hình thức nào đó thôi cũng áp dụng theo sự giải thích như vậy).

Để tránh tình trạng cùng một tác phẩm được sử dụng bằng một hình thức sân khấu, nếu được nhiều địa phương sử dụng biểu diễn, thì sẽ có nhiều địa phương cùng trả tiền nhuận bút cơ bản hoặc thù lao cho tác giả có tác phẩm đó, cho nên một mặt Bộ ủy nhiệm cho Vụ nghệ thuật thông báo cho các địa phương biết nơi đã công nhận đầu tiên một tác phẩm nào đó để các địa phương khác không phải trả nhuận bút cơ bản hoặc thù lao đó nữa; mặt khác các địa phương phải có nhiệm vụ báo cáo kịp thời với Vụ Nghệ thuật về những tác phẩm được sử dụng bằng hình thức sân khấu thuộc địa phương mình đã công nhận và đã trả thù lao cho tác giả.

Các đội văn công và các đoàn kịch dân doanh địa phương, nếu biểu diễn những tác phẩm kịch, nhạc, múa, xiếc không thuộc địa phương mình công nhận và không phải trả thù lao cho những tác phẩm đó, thì tùy theo khả năng tài chính của từng địa phương mà trích 5% hoặc 6% hoặc 7% số tiền doanh thu biểu diễn để góp vào quỹ trả nhuận bút của ngành sân khấu; nhưng vì cần khuyến khích việc sử dụng tác phẩm của ngành sân khấu được rộng rãi hơn nên được giữ lại 1% số tiền doanh thu biểu diễn đó, để nhập vào quỹ trả nhuận bút của địa phương mình; còn lại 4% hoặc 5% hoặc 6% số tiền doanh thu biểu diễn đó, thì các Sở hoặc Ty văn hóa địa phương sẽ chuyển tất cả số tiền đó cho nơi đã công nhận tác phẩm và đã trả nhuận bút cơ bản hoặc thù lao cho tác phẩm đó, đồng thời báo cho nơi công nhận tác phẩm biết tổng số tiền doanh thu biểu diễn của tác phẩm đó để nơi công nhận tác phẩm căn cứ vào đó mà trả tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn cho tác giả có tác phẩm đó theo như điểm 4 trong quy định nhuận bút kịch bản của ngành sân khấu.

Trường hợp các đội văn công và các đoàn kịch dân doanh ở địa phương, biểu diễn những kịch bản đã công diễn trước ngày 1-3-1961 mà chưa có nơi nào trả nhuận bút cơ bản cho kịch bản đó, thì sau khi đã trích tỷ lệ % (phần trăm) số tiền doanh thu biểu diễn trả cho tác giả có kịch bản theo những điểm đã quy định nhuận bút của ngành kịch bản sân khấu rồi, thì số tiền còn lại đó được nhập vào quỹ của địa phương mình.

Ví dụ: Kịch bản A thuộc loại cải biên, nếu chưa hết thời hạn 2 năm, thì địa phương nào sử dụng kịch bản đó sẽ tùy theo khả năng tài chính của địa phương mình mà trả cho tác giả 2% hoặc 3% hoặc 4% số tiền doanh thu biểu diễn, số tiền còn lại được nhập vào quỹ của địa phương mình; nhưng nếu kịch bản đó đã hết thời hạn 2 năm rồi, thì địa phương sử dụng kịch bản đó sẽ trả nhuận bút về số lượt biểu diễn cho tác giả là 0,6% số tiền doanh thu biểu diễn; số tiền còn lại được nhập vào quỹ của địa phương mình.

Địa phương nào sử dụng kịch bản sân khấu đã công diễn trước ngày 1-3-1961 và chưa có nơi nào trả nhuận bút cơ bản cho kịch bản đó đều có trách nhiệm báo cáo với Vụ Nghệ thuật để Vụ thông báo chung cho các địa phương cùng biết.

Địa phương nào công nhận kịch bản và đã trả thù lao cho tác giả cũng có trách nhiệm báo cáo với Vụ Nghệ thuật về số tiền doanh thu biểu diễn của từng kịch bản và số tiền nhuận bút cơ bản hoặc thù lao cũng như số tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn đã gửi trả cho tác giả có kịch bản đó.

Vụ Nghệ thuật có trách nhiệm theo dõi những tác phẩm đã được hưởng một tỷ lệ % (phần trăm) số tiền doanh thu biểu diễn hết thời hạn 2 năm thì thông báo cho các địa phương bắt đầu cho hưởng nhuận bút về số lượt biểu diễn; và những tác phẩm đã được hưởng nhuận bút cơ bản hoặc thù lao rồi thì thông báo cho các địa phương bắt đầu cho hưởng tỷ lệ % (phần trăm) thấp nhất của nhuận bút về số lượt biểu diễn.

4. Đối với các loại tác phẩm của ngành sân khấu được sử dụng trước ngày 1-3-1961 mà chưa được ở trung ương hoặc ở địa phương công nhận cũng như chưa được trả tiền nhuận bút cơ bản hoặc tiền thù lao thì nhuận bút về số lượt biểu diễn sẽ tính như dưới đây:

Kể từ khi bắt đầu hưởng nhuận bút về số lượt biểu diễn cho đến hết thời hạn 2 năm thì bắt đầu giảm tỷ lệ % (phần trăm) nhuận bút về số lượt biểu diễn xuống mức thấp nhất.

Ví dụ: kịch bản B thuộc loại sáng tác bắt đầu hưởng nhuận bút về số lượt biểu diễn kể từ 1-9-1959 thì đến ngày 1-9-1961 là hết thời hạn hưởng 1% số tiền doanh thu biểu diễn, mà bắt đầu kể từ ngày ấy trở đi sẽ chỉ được hưởng 0,6% số tiền doanh thu biểu diễn thôi. Trường hợp kịch bản nào không nhớ ngày thì tính theo tháng, không nhớ tháng thì tính theo năm và lấy ngày cuối tháng hoặc cuối năm ấy làm cái mốc để bắt đầu tính thời gian hưởng tỷ lệ % (phần trăm) về nhuận bút số lượt biểu diễn.

Sỡ dĩ giải quyết như vậy là vì những loại kịch bản ấy hưởng bằng một tỷ lệ % (phần trăm) số tiền doanh thu biểu diễn trong thời hạn 2 năm coi như đã hưởng đủ tiền nhuận bút cơ bản hoặc thù lao rồi, còn nhuận bút về số lượt biểu diễn cũng cho được hưởng thêm thời hạn 2 năm nữa mới bắt đầu giảm tỷ lệ % (phần trăm) nhuận bút về số lượt biểu diễn xuống một mức thấpnhất để giải quyết cho những kịch bản trước đây chưa đuợc công nhận cũng được hưởng nhuận bút về số lượt biểu diễn một cách tương đối hợp lý.

Nhuận bút về số lượt biểu diễn quy định bằng một tỷ lệ % (phần trăm) số tiền doanh thu biểu diễn là dựa trên nguyên tắc có doanh thu mới được trích tỷ lệ % (phần trăm) đó; và ngược lại nếu biểu diễn mà không có doanh thu thì không được tính nhuận bút về số lượt biểu diễn.

5. Đối với các loại kịch bản công diễn sau ngày 1/3-1959 thì được tính bắt đầu từ ngày chính thức công diễn đầu tiên ở một đoàn kịch quốc doanh hoặc dân doanh ở trung ương cũng như ở địa phương cho hết thời hạn là hai năm mới bắt đầu hưởng nhuận bút về số lượng biểu diễn như ở điểm 4 trong quy định nhuận bút kịch bản của ngành sân khấu. Trong thời hạn 2 năm ấy, nếu nơi sử dụng kịch bản phải tạm ngừng biểu diễn vì phải nâng cao thêm chất lượng kịch bản hoặc tập luyện kịch bản mới, hoặc ra nước ngoài biểu diễn v.v… thì trong thời gian tạm ngừng này không tính vào trong thời hạn 2 năm; nhưng nếu vì chất lượng kịch bản yếu, tác dụng phục vụ quần chúng ít, doanh thu sút kém mà nơi sử dụng phải tạm ngừng sử dụng một kịch bản nào đó, trong khi vẫn tiếp tục biểu diễn các tác phẩm khác, thì trong thời gian tạm ngừng sử dụng kịch bản ấy vẫn phải tính vào trong thời hạn 2 năm nói trên.

6. Nhuận bút về số lượt biểu diễn của ngành múa, xiếc, nhạc được biểu diễn trên sân khấu không tính theo tỷ lệ % (phần trăm) doanh thu biểu diễn như ngành kịch bản sân khấu mà tính theo số lượt biểu diễn nhiều hay ít mà hàng năm trả thêm tiền nhuận bút về số lượt biểu diễn cho tác giả chia làm 3 mức theo tỷ lệ % (phần trăm) của nhuận bút cơ bản mà giảm dần xuống, các ngành hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ, nhiếp ảnh được sử dụng bằng mọi hình thức cũng áp dụng theo sự giải thích như dưới đây:

Sau khi nơi sử dụng tác phẩm ở trung ương cũng như ở địa phương công nhận và đã trả tiền nhuận bút cơ bản hoặc thù lao cho tác phẩm đó rồi: nếu năm thứ nhất chưa sử dụng, mà đến năm thứ 2 mới sử dụng thì vẫn được tính mức tiền nhuận bút về số lượng như năm thứ nhất; hoặc năm thứ nhất được sử dụng, nhưng năm thứ 2 không sử dụng, cho đến năm thứ 3 mới sử dụng, thì năm thứ 3 vẫn được tính mức tiền nhuận bút về số lượng như năm thứ hai nếu không phải vì lý do là tác phẩm chất lượng kém, tác dụng phục vụ quần chúng ít.

Sở dĩ giải quyết như vậy là để bảo đảm quyền lợi cho tác giả có tác phẩm được sử dụng với một số lượng đáng kể cũng như được sử dụng nhiều lần và lâu dài, là vì những tác phẩm ấy có nhiều tác dụng phục vụ hơn; và cũng là cách tính nhuận bút cho các tác phẩm mà nơi sử dụng chưa ổn định về việc ấn định số lượng cho những loại tác phẩm ấy.

Trên đây là giải thích về việc trả nhuận bút cho tác phẩm kịch, nhạc, múa, xiếc được sử dụng bằng hình thức sân khấu, đồng thời kết hợp giải thích thêm về việc trả nhuận bút cho các tác phẩm hội họa, điêu khắc, mỹ nghệ, nhiếp ảnh, báo chí v.v... tuy sử dụng bằng hình thức khác nhưng có những trường hợp tương tự như vậy cũng được áp dụng theo sự giải thích như đã nói ở trên.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Đức Quỳ