BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 78-TC/HCP | Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 1958 |
VỀ VIỆC CHUYỂN KHOẢN PHỤ CẤP CON CỦA NGƯỜI LƯƠNG THẤP SANG NGƯỜI LƯƠNG CAO KHI THI HÀNH LƯƠNG MỚI
Kính gửi: | - Các Bộ |
Thi hành điều "G" quy định "Thể thức thanh toán cho trường hợp hai vợ chồng cùng công tác nhưng ở đơn vị khác nhau" – ghi trong Thông tư số 11-TTLB của Liên bộ Nội Vụ - Lao động ban hành ngày 02-05-1958 về chế độ trợ cấp con;
Sau khi trao đổi thống nhất ý kiến giữa các Bộ Nội vụ - Tài chính – Lao động - Quốc phòng (Tổng cục Hậu cần) – và theo công văn số 821 KH ngày 28-06-1958 của Cục Tài vụ (Tổng cục Hậu cần) cho biết "Tạm thời trong lúc chế độ lương mới chưa thi hành được thống nhất giữa các khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực sản xuất, và quân sự, Cục Tài vụ sẽ cấp phát toàn bộ khoản trợ cấp đóng con cho cán bộ từ trung đội trưởng trở lên tại ngũ bắt đầu từ 01-07-1958. Trường hợp đặc biệt quân nhân đi học không hưởng lương thì khoản trợ cấp đông con do vụ nhận";
Để tránh trường hợp trả phụ cấp con theo chế độ cũ và trợ cấp con theo chế độ mới hai lần trong một tháng, Bộ tôi hướng dẫn cách chuyển khoản phụ cấp con từ người lương thấp sang người lương cao như sau:
Riêng với những nữ cán bộ, công nhân, viên chức có chồng là bộ đội hiện đang đi học hoặc đi chữa bệnh (không hưởng lương mà chỉ hưởng sinh hoạt phí), thì khoản phụ cấp con không phải chuyển sang cho người chồng, mà đơn vị sử dụng người vợ vẫn tiếp tục trả và khi thi hành lương mới tạm thời coi như một người công tác để tính trợ cấp con.
Trên đây là biện pháp giải quyết tạm thời trong khi các đơn vị hành chính sự nghiệp chưa trả lương mới. Sau khi sắp xếp xong cấp bậc mới, nếu lương của người vợ ở đơn vị hành chính sự nghiệp cao hơn lương chồng bên quân đội thì phải điều chỉnh lại, trợ cấp con tính sang cho người vợ.
Để giúp cho các đơn vị quân đội có cơ sở đối chiếu với bảng tự báo của người chồng bên quân đội, ngay sau khi nhận được Thông tư này, các cơ quan hành chính, sự nghiệp sử dụng người nữ cán bộ, công nhân, viên chức có chồng từ cấp trung đội trưởng trở lên cần gửi giấy báo sang cho các đơn vị bộ đội biết để tiếp tục trả đúng trợ cấp con cho người chồng.
Những điểm cần ghi thống nhất trong giấy báo chuyển phụ cấp con
- Họ và tên của người cán bộ (thuộc cơ quan sử dụng).
- Bậc lương cũ – Thang lương cũ - Mức tiền.
- Bậc lương mới – Thang lương mới - Mức tiền.
- Họ và tên, ngày tháng năm sinh của các con đã được hưởng phụ cấp trước tháng 05-1958 và tiền phụ cấp hàng tháng cơ quan đã trả là bao nhiêu?
- Họ tên, ngày tháng năm sinh của các con đẻ sau ngày 01-05-1958 và số tiền phụ cấp hàng tháng cơ quan đã trả là bao nhiêu và trả đến tháng nào?
- Số con không được hưởng phụ cấp (nếu có). Lý do.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1 Nghị định 270-TTg năm 1958 quy định chế độ lương cho khu vực hành chính, sự nghiệp do Thủ tướng ban hành
- 2 Thông tư 11-TT-LB năm 1958 giải thích việc thi hành chế độ trợ cấp con thay thế chế độ phụ cấp trước đây do Bộ Lao động- Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Thông tư 197-TTg năm 1958 hướng dẫn thi hành việc cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương thuộc khu vực sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 182-TTg năm 1958 quy định chế độ lương cho khu vực sản xuất do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 5 Thông tư liện tịch 21-TT-LB năm 1956 giải thích và hướng dẫn nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về việc tăng lương cho công nhân, cán bộ, viên chức do Bộ Nội vụ - Bộ Lao động - Bộ Tài chính ban hành
- 1 Nghị định 182-TTg năm 1958 quy định chế độ lương cho khu vực sản xuất do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 2 Thông tư 197-TTg năm 1958 hướng dẫn thi hành việc cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương thuộc khu vực sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 270-TTg năm 1958 quy định chế độ lương cho khu vực hành chính, sự nghiệp do Thủ tướng ban hành
- 4 Thông tư liện tịch 21-TT-LB năm 1956 giải thích và hướng dẫn nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về việc tăng lương cho công nhân, cán bộ, viên chức do Bộ Nội vụ - Bộ Lao động - Bộ Tài chính ban hành