Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/2022/TT-BQP

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2022

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 96/2020/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2022/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, CƠ YẾU; QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA; TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng bin, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quc gia và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng bin, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1, điểm a, điểm c khoản 2 Điều 5; khoản 1, điểm b khoản 2, điểm a khoản 3, điểm c, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 8; khoản 1 Điều 10; Điều 14; Điều 16 và Điều 18 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (sau đây viết gọn là Nghị định số 96/2020/NĐ-CP); khoản 7, khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 37/2022/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lãnh thViệt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 37/2022/NĐ-CP.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 3. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP

1. Hành vi “làm hư hại” quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là làm thay đổi tính nguyên trạng của mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở, công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới.

Công trình phòng thủ vùng bin là hệ thống công trình quân sự, công trình phòng thủ dân sự ở khu vực biên giới bin, trừ công trình biên giới được quy định tại khoản 3 Điều này.

Công trình biên giới là công trình được xây dựng để cố định đường biên giới quốc gia, công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

2. Hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi khi chưa có thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước có chung đường biên giới mà tự ý xây dựng các công trình kiên cố, có tính chất vĩnh cửu, kể cả việc mở rộng các công trình đã có trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia.

Công trình kiên cố là công trình được xây dựng bằng vật liệu xây dựng theo thiết kế có tính chất vĩnh cửu, vững chắc và tồn tại lâu dài, được phân loại theo công năng sử dụng, gồm: Công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, quốc phòng, an ninh và cả thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết, định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước nhưng không bao gồm: Đường tuần tra biên giới; hàng rào dây thép gai; thiết bị giám sát, khống chế và ngăn chặn; các công trình cửa khẩu.

Điều 4. Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm a khoản 3, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP

1. Hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:

a) Tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền hoặc đi vào khu vực biên giới đất liền của những người được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ cư dân biên giới:

Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;

Người đang bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú;

Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;

Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành;

Người không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Cư dân biên giới; người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền;

Trường hợp những người không được cư trú trong khu vực biên giới đất liền nhưng có lý do đặc biệt vào khu vực biên giới đất liền theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như có bố, mẹ, vợ chồng, con chết hoặc ốm đau, ngoài giấy tờ tùy thân phải có giấy phép của Công an cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời phải trình báo Đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại biết thời gian lưu trú ở khu vực biên giới; trường hợp ở qua đêm hoặc vào vành đai biên giới được sự đồng ý của Đồn Biên phòng sở tại thì không bị xử phạt về hành vi Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định”.

b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền mà không chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật.

2. Hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cá nhân, tổ chức không thông báo, không khai báo, không đăng ký với cơ quan, người có thẩm quyền về việc tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền hoặc hành vi biết rõ người khác không được phép đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền mà che giấu, chứa chấp, giúp đỡ hoặc tạo điều kiện cho người đó đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền.

3. Hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cư dân biên giới Bên này sử dụng giấy tờ theo quy định để xuất nhập cảnh sang khu vực biên giới, vùng biên giới Bên kia nhưng đi quá phạm vi một xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới hai nước, cụ thể:

a) Tuyến Việt Nam - Trung Quốc sử dụng Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp huyện;

b) Tuyến Việt Nam - Lào sử dụng giấy tờ được quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã đối với Việt Nam và cấp bản đối với Lào;

c) Tuyến Việt Nam - Campuchia sử dụng Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã.

4. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới áp dụng đối với cư dân biên giới quy định tại điểm a khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:

a) Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới;

b) Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Giấy tờ do hai Bên thỏa thuận (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 16 tháng 3 năm 2016);

c) Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân.

5. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới quy định tại điểm e khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:

a) Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Hộ chiếu, hộ chiếu có gắn chip điện tử, thị thực, thị thực điện tử, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, thẻ ABTC, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực;

b) Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Hộ chiếu, hộ chiếu có gắn chip điện tử, thị thực, thị thực điện tử, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, giấy thông hành biên giới, sổ thông hành, thẻ ABTC, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực;

c) Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Hộ chiếu, hộ chiếu có gắn chip điện tử, thị thực, thị thực điện tử, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, giấy thông hành biên giới, thẻ ABTC, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực.

6. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm các loại giấy tờ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

7. Hành vi quy định tại điểm a khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của công dân nước có chung đường biên giới qua đường biên giới vào Việt Nam hoặc công dân Việt Nam qua đường biên giới sang nước có chung đường biên giới để chôn thi hài, hài cốt, xác động vật, dịch chuyển mồ mả trong vành đai biên giới.

8. Hành vi nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 7 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là trường hợp:

a) Hành vi ncác loại súng sau:

Các loại súng săn quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu n và công cụ hỗ trợ năm 2017, gồm: Súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này;

Các loại súng thuộc danh mục vũ khí thể thao quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, gồm: Súng trường hơi, súng trường bn đạn n, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn n, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;

Các loại súng thuộc danh mục vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, được sửa đổi tại điểm b khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nvà công cụ hỗ trợ năm 2019.

b) Hành vi nổ các loại súng quy định tại điểm a Khoản này là trường hợp nổ súng gây thiệt hại về sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không thuộc trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau:

Chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ;

Người đã thực hiện một trong các hành vi vi phạm hành chính như chế tạo, tàng trữ, vận chuyn, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính; người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các loại hành vi này trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác, hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm;

Người thực hiện hành vi phạm tội quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc đã bị kết án về Tội này nhưng đã hết thời hiệu thi hành bản án hoặc đã được xoá án tích.

Điều 5. Hành vi vi phạm quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền quy định tại khoản 1 Điều 7 và vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ công trình biên giới, biển báo trong khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP

1. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP gồm:

a) Ra, vào khu vực cửa khẩu biên giới đất liền của những người không thuộc diện sau đây:

Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;

Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khu;

Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;

Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;

Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;

Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);

Những người ra, vào khu vực cửa khu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác khi được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khu.

b) Tạm trú, lưu trú trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền của những người không thuộc diện sau đây:

Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khu;

Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khu;

Người Việt Nam, người nước ngoài lưu lại trong khu vực cửa khu vì lý do chưa hoàn thành thủ tục xuất, nhập đối với người, phương tiện, hàng hóa hoặc những người lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do hợp pháp khác đã đăng ký tạm trú và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của Trạm Biên phòng cửa khu.

c) Điều khiển phương tiện ra, vào, hoạt động, lưu trú tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không thuộc trường hợp sau đây:

Phương tiện vận chuyển người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận chuyn, bốc dỡ hàng hóa tại các kho, bãi hàng hóa trong khu vực cửa khu;

Phương tiện là hàng hóa xuất khẩu, nhập khu;

Phương tiện chuyên chở cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức đến làm việc tại cửa khẩu hoặc phương tiện của cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức làm việc tại cửa khu;

Phương tiện của Việt Nam, nước ngoài lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do chưa hoàn thành thủ tục xuất, nhập đối với phương tiện, hàng hóa đã đăng ký lưu trú và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của Trạm Biên phòng cửa khẩu.

2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi dùng mực, sơn hoặc các chất liệu khác để viết, vẽ, bôi lên hoặc hành vi dùng các thủ đoạn để tẩy xóa, che lấp chữ, hình ảnh, ký hiệu, thông tin trên các biển báo hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng đến chức năng truyền tải thông tin của các biển báo ở khu vực biên giới, cửa khẩu, trừ các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 10 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

Điều 6. Hành vi vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP

1. Hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP gồm:

a) Cư trú, tạm trú quá thời hạn theo quy định đối với người nước ngoài làm việc, học tập, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại khu kinh tế nằm trong khu vực biên giới bin hoặc có một phần địa giới hành chính thuộc khu vực biên giới bin;

b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới biển mà không chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

2. Hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cá nhân, tổ chức không thông báo, không khai báo, không đăng ký với cơ quan, người có thẩm quyền về việc tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới biển hoặc hành vi biết rõ người khác không được phép đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới biển mà che giấu, chứa chấp, giúp đỡ hoặc tạo điều kiện cho người đó đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới biển.

Điều 7. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu quy định tại Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP

1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển thuộc thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP gồm: Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 54 (Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng), Điều 17 (Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản), Điều 18 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống), Điều 20 (Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản), Điều 22 (Vi phạm quy định về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản), Điều 31 (Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá), Điều 32 (Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá, trừ trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam), Điều 34 (Vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá), Điều 39 (Vi phạm quy định về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá), Điều 40 (Vi phạm quy định về quản lý cảng cá) và Điều 42 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản) Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (sau đây viết gọn là Nghị định số 42/2019/NĐ-CP); thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra ở khu vực biên giới biển thuộc thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP,được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP gồm: Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 5 Điều 54 (Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển), Điều 17 (Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản), Điều 18 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống), Điều 20 (Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản), Điều 22 (Vi phạm quy định về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản), Điều 31 (Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá), Điều 32 (Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá (không áp dụng đối với trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam), Điều 34 (Vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá), Điều 40 (Vi phạm quy định về quản lý cảng cá) và Điều 42 (Vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản) Nghị định số 42/2019/NĐ-CP; thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

3. Việc xử phạt đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thực hiện như sau:

a) Hành vi công dân Việt Nam qua biên giới sang lãnh thổ nước có chung đường biên giới hoặc nước thứ ba khai thác rừng, phá rừng, săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật, nếu chưa bị nước sở tại xử lý và hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương ứng quy định tại Điều 13 (Khai thác rừng trái pháp luật), Điều 20 (Phá rừng trái pháp luật), Điều 21 (Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng), Điều 22 (Vận chuyển lâm sản trái pháp luật) và Điều 23 (Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật) Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (sau đây viết gọn là Nghị định số 35/2019/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi (sau đây viết gọn là Nghị định số 07/2022/NĐ-CP);

b) Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chế biến lâm sản có nguồn gốc bên kia biên giới trái pháp luật trong khu vực biên giới nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương ứng quy định tại Điều 22 (Vận chuyển lâm sản trái pháp luật) và Điều 23 (Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật) Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 07/2022/NĐ-CP.

4. Việc xử phạt đối với hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển, tàng trữ trái phép qua biên giới quốc gia các chất gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; gây mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ, Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

5. Đối với hành vi vi phạm quy định về khảo sát, lập quy hoạch, quy hoạch đô thị; điều chỉnh quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch đô thị; khởi công, thi công xây dựng công trình và trật tự xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 96/2022/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, Bộ đội Biên phòng thực hiện xử phạt theo quy định tại Điều 8 (Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng), Điều 9 (Vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị), Điều 10 (Vi phạm quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch đô thị), Điều 14 (Vi phạm quy định về đầu tư phát triển đô thị), Điều 15 (Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình), Điều 16 (Vi phạm quy định về trật tự xây dựng), Điều 17 (Vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình) Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng; thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

Điều 8. Chức danh có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng quy định tại khoản 1 Điều 16 và của Cảnh sát biển quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP

1. Chức danh chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

a) Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là sĩ quan không giữ chức vụ, quân nhân chuyên nghiệp không giữ chức danh, đang thi hành công vụ, nhiệm vụ liên quan đến xử lý vi phạm hành chính;

b) Hạ sĩ quan, binh sĩ Bộ đội Biên phòng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP.

2. Cảnh sát viên Cảnh sát biển là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được bổ nhiệm theo quy định tại Thông tư số 177/2019/TT-BQP ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 01 năm 2023 và thay thế Thông tư số 173/2020/TT-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

2. Trường hợp văn bản viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Điều 10. Trách nhiệm thực hiện

1. Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, chỉ huy trực tiếp của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Thông tư này và kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của cấp dưới.

2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- TAND tối cao, VKSND tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Văn phòng BCĐ phòng, chống tham nh
ũng TW;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP;

- Cục Kiểm tra văn bản/Bộ Tư pháp;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- C
ông báo Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng;
- Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
- Lưu: VT, BĐBP, VPC. L

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Võ Minh Lương