BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/2010/TT-BQP | Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2010 |
QUY ĐỊNH CÁCH MANG, MẶC, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TRANG PHỤC DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
THÔNG TƯ:
Thông tư này quy định cách mang, mặc trang phục của lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm, quản lý và sử dụng sao mũ, phù hợp tay áo trang phục của lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt.
1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ.
2. Thôn đội trưởng, ấp đội trưởng, bản đội trưởng, buôn đội trưởng, phum đội trưởng, sóc đội trưởng, khóm đội trưởng, tổ đội trưởng (sau đây gọi chung là Thôn đội trưởng).
3. Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cấp xã).
4. Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cấp huyện).
5. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh).
6. Ban chỉ huy quân sự cơ quan của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức ở cơ sở).
7. Ban chỉ huy quân sự bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Đảng ở trung ương, văn phòng Quốc hội, văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương).
8. Bộ tư lệnh các quân khu, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
9. Các cơ quan đơn vị quân đội có liên quan đến lực lượng dân quân tự vệ không quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.
CÁCH MANG, MẶC VÀ SỬ DỤNG TRANG PHỤC DÂN QUÂN TỰ VỆ
Điều 3. Cách mang, mặc trang phục của cán bộ
1. Trang phục thu đông
Đội mũ cứng hoặc mũ mềm, trên mũ gắn sao dân quân tự vệ theo từng loại mũ; mặc quần, áo thu đông đồng bộ, bên trong mặc áo sơ mi, đeo caravat; chân mang bít tất, giày da màu đen hoặc giày vải thấp cổ theo quy định tại khoản 1 mục II, khoản 1 mục III phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ.
2. Trang phục xuân hè
Đội mũ cứng hoặc mũ mềm, trên mũ gắn sao dân quân tự vệ theo từng loại mũ; mặc quần, áo xuân hè đồng bộ; chân mang bít tất, giày da màu đen hoặc giày vải thấp cổ theo quy định tại khoản 2 mục II, khoản 2 mục III phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ.
Điều 4. Cách mang, mặc trang phục của chiến sỹ
Đội mũ cứng hoặc mũ mềm, trên mũ gắn sao dân quân tự vệ theo từng loại mũ; mặc quần, áo chiến sỹ dân quân tự vệ đồng bộ; chân mang bít tất, giày vải cao cổ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 mục IV phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ.
Điều 5. Trường hợp sử dụng trang phục
1. Mang, mặc trang phục hằng ngày
Chỉ huy trưởng, chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; dân quân tự vệ thường trực; cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trong thời gian đào tạo tại các cơ sở đào tạo.
2. Mang, mặc trang phục khi huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ.
Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ chưa quy định tại khoản 1 điều này mặc trang phục trong thời gian bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt, học tập chính trị, huấn luyện quân sự, hội thi, hội thao, diễn tập, tuần tra, canh gác, tham gia phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường, phòng thủ dân sự và làm các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 8 Luật Dân quân tự vệ.
3. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ mang, mặc các loại trang phục khác khi thực hiện các nhiệm vụ như: Hoạt động trinh sát nắm tình hình, làm công tác vận động quần chúng trong thực hiện nhiệm vụ A2; khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành khác do người chỉ huy cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Mang, mặc trang phục dân quân tự vệ nòng cốt trong các ngày lễ lớn và các ngày diễn ra sự kiện chính trị quan trọng của địa phương và đất nước.
a) Quy định những ngày được mang, mặc trang phục
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03 tháng 2; ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 02 tháng 9; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày hội Quốc phòng toàn dân 22 tháng 12; ngày truyền thống Dân quân tự vệ 28 tháng 3; các ngày diễn ra sự kiện chính trị quan trọng của địa phương và đất nước;
b) Cách mang, mặc trang phục
Mặc trang phục đồng bộ theo quy định tại
5. Mặc trang phục tham gia diễu duyệt trong các ngày lễ lớn và các ngày diễn ra sự kiện chính trị quan trọng của địa phương và đất nước.
a) Mặc trang phục dân quân tự vệ nòng cốt
Khối trưởng mang, mặc trang phục theo quy định tại Điều 3, khối chiến sỹ mang, mặc trang phục theo quy định tại
b) Mặc trang phục truyền thống theo cấp tổ chức quy định
Khối trưởng mang, mặc trang phục theo quy định tại
Khối chiến sỹ dân quân nòng cốt mang, mặc trang phục truyền thống từng vùng;
Nữ dân quân nòng cốt ở các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ mặc áo cánh dài tay, cổ tròn, màu nâu non; quần lụa đen, đầu chít khăn mỏ quạ màu đen; nữ dân quân nòng cốt ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ mặc áo, quần bà ba màu đen, cổ quấn khăn rằn hai màu đen trắng, đội mũ tai bèo màu xanh lá cây; nam, nữ dân quân nòng cốt các dân tộc ít người mang, mặc trang phục của dân tộc mình; lực lượng tự vệ đội mũ mềm, mặc áo sơ mi màu trắng, quần yếm màu xanh công nhân. Chân đi giầy vải cao cổ theo khoản 2 mục VII phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ.
Các loại khăn, mũ theo bộ trang phục truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ từng vùng quấn, đội trên đầu, gắn phù hiệu dân quân tự vệ.
Điều 6. Sử dụng trang phục dùng chung
Trang phục dùng chung cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ nòng cốt mượn khi làm nhiệm vụ có nhu cầu sử dụng do người chỉ huy cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 7. Quy định mang, mặc trang phục theo mùa
1. Cán bộ dân quân tự vệ từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên mặc trang phục xuân hè (áo xuân hè kiểu 1 theo quy định tại điểm a khoản 2 mục II phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ) từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 31 tháng 10; mặc trang phục thu đông từ ngày 01 tháng 11 đến 31 tháng 3 năm sau.
2. Cán bộ dân quân tự vệ các tỉnh không quy định tại khoản 1 Điều này mặc trang phục xuân hè (áo xuân hè kiểu 2 theo quy định tại điểm b khoản 2 mục II phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ).
3. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ nòng cốt các tỉnh từ Quân khu 4 trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên mặc áo ấm dân quân tự vệ từ ngày 01 tháng 11 đến 31 tháng 3 năm sau.
4. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này mang, mặc trang phục thu đông, xuân hè hoặc áo ấm trong khi giao thời trước và sau 15 ngày so với thời gian quy định; khi bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt, học tập chính trị, huấn luyện quân sự, hội thi, hội thao, diễn tập do người chỉ huy cấp tổ chức quy định mang, mặc trang phục thống nhất.
Điều 8. Dân quân tự vệ rộng rãi sử dụng trang phục dân quân tự vệ nòng cốt
Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt chuyển sang lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi được sử dụng trang phục trong các trường hợp sau:
1. Ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ.
2. Khi tham gia hội họp cùng lực lượng dân quân tự vệ.
3. Cùng lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương.
1. Hàng năm căn cứ vào tổ chức, biên chế lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), người đứng đầu cơ quan, tổ chức bảo đảm theo Luật ngân sách nhà nước về bảo đảm trang phục cho lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt.
2. Lựa chọn cơ sở sản xuất có đủ các điều kiện sản xuất trang phục dân quân tự vệ nòng cốt đúng kiểu dáng, màu sắc, chất liệu theo quy định tại phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ; tháng 4 hàng năm tổ chức lấy số đo và may trang phục cho lực lượng dân quân tự vệ thuộc quyền.
3. Tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất may trang phục dân quân tự vệ theo đúng kiểu dáng, màu sắc, chất lượng và tiến độ; tiếp nhận, cấp phát cho lực lượng dân quân tự vệ vào quý 3 hàng năm.
4. Quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ thuộc quyền nắm chắc chế độ tiêu chuẩn được hưởng về trang phục dân quân tự vệ và tổ chức mang, mặc theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Căn cứ vào Kế hoạch dự toán ngân sách của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh bảo đảm trang phục cho lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt theo Luật ngân sách nhà nước.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh các quân khu
1. Hướng dẫn Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện cách mang, mặc, quản lý và sử dụng trang phục dân quân tự vệ nòng cốt.
2. Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh rà soát, nắm chắc tổ chức, biên chế lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt; tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo Luật ngân sách nhà nước bảo đảm trang phục cho lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt.
3. Kiểm tra cơ quan quân sự các cấp theo kế hoạch hoặc đột xuất việc bảo đảm ngân sách, lựa chọn cơ sở sản xuất trang phục và tổ chức cấp phát, thu hồi trang phục cho lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt.
4. Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, duy trì lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt mang, mặc trang phục theo đúng quy định.
Điều 12. Trách nhiệm Bộ Tổng Tham mưu
1. Quản lý về kiểu dáng, màu sắc, chất lượng trang phục dân quân tự vệ nòng cốt.
2. Cục Dân quân tự vệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng kiểm tra cơ quan quân sự các cấp về việc tổ chức xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách, cấp phát, sử dụng, quản lý, thu hồi trang phục dân quân tự vệ; kiểm tra các cơ sở sản xuất trang phục dân quân tự vệ nòng cốt theo đúng quy định tại
Điều 13. Trách nhiệm người được cấp trang phục
1. Hiểu rõ chế độ, tiêu chuẩn cá nhân, tập thể được cấp phát trang phục.
2. Sử dụng trang phục dân quân tự vệ theo quy định tại
3. Chấp hành đúng quy định về cấp phát, quản lý, bảo quản sạch sẽ, không để mất mát, thu hồi trang phục dân quân tự vệ.
4. Báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp khi mất, hỏng và phải bồi thường nếu không có lý do chính đáng.
Điều 14. Cấp phát trang phục, sao mũ
1. Bộ Quốc phòng bảo đảm sao mũ, phù hiệu trên tay áo dân quân tự vệ theo tổ chức biên chế lực lượng dân quân tự vệ của Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở.
2. Cục Dân quân tự vệ Bộ Tổng Tham mưu chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm trang phục mẫu cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ nòng cốt; tiêu chuẩn trang phục dân quân tự vệ nòng cốt theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011; trang phục dân quân tự vệ nòng cốt may trước ngày 30 tháng 6 năm 2010 tiếp tục sử dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.
3. Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở tổ chức cấp phát trang phục cho lực lượng dân quân tự vệ thuộc quyền.
4. Căn cứ vào tiêu chuẩn trang phục lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt, ngay năm thứ nhất hoặc năm thứ hai được cấp 50% tiêu chuẩn trang phục trong thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ để bảo đảm có đủ trang phục đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện và công tác.
Điều 15. Thu hồi trang phục, sao mũ
1. Thu hồi sao mũ:
a) Dân quân tự vệ hết thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt; trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Dân quân tự vệ;
b) Dân quân tự vệ thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt.
2. Thu hồi trang phục, sao mũ:
a) Dân quân tự vệ thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn tham gia dân quân tự vệ nòng cốt đã được cấp trang phục, sao mũ dân quân tự vệ; phải thu lại trang phục có thời gian sử dụng chưa quá 50% theo niên hạn quy định tại phụ lục kèm theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ;
b) Dân quân tự vệ trong thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt bị kỷ luật phải tước danh hiệu dân quân tự vệ nòng cốt.
3. Dân quân tự vệ phải nộp lại trang phục, sao mũ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; trường hợp trả thiếu hiện vật thì phải bồi thường bằng tiền theo đơn giá hiện hành.
1. Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở ký hợp đồng với các cơ sở sản xuất không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này để sản xuất trang phục dân quân tự vệ.
2. Nghiêm cấm việc sản xuất, tàng trữ, sử dụng, mua bán, lưu hành trái phép các loại trang phục, sau mũ dân quân tự vệ.
3. Cấm sửa chữa khác kiểu, tẩy nhuộm khác màu; cho thuê, cho mượn trao đổi, lợi dụng sử dụng trang phục dân quân tự vệ để làm các việc khác trái với quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 22/2005/QĐ-BQP ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Bộ Quốc phòng quy định về trang phục và sử dụng trang phục của cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ.
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các tổng cục, Tư lệnh các quân khu, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong quân đội liên quan đến lực lượng dân quân tự vệ; Thủ trưởng các cơ quan bộ, ngành trung ương và địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị địa phương phản ánh về Bộ Quốc phòng để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 22/2005/QĐ-BQP về trang phục và sử dụng trang phục của cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ nòng cốt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2 Thông tư 04/2015/TT-BQP quy định quản lý, sử dụng trang phục dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3 Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng kỳ 2014-2018
- 4 Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng kỳ 2014-2018
- 1 Quyết định 22/2005/QĐ-BQP về trang phục và sử dụng trang phục của cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ nòng cốt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2 Thông tư 04/2015/TT-BQP quy định quản lý, sử dụng trang phục dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3 Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng kỳ 2014-2018