Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 87/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 1998

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 87/1998/TT-BTC NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 1998 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LẬP, GỬI BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Pháp lệnh kế toán và Thống kế được công bố theo Lệnh số 06-LCT/HĐNN ngày 20/5/1988 của Hội đồng Nhà nước và Điều lệ tổ chức Kế toán nhà nước ban hành theo Nghị định số 25-HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Căn cứ vào Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp và Thông tư số 10 TC/CĐKT "Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp" ngày 20/3/1997 của Bộ Tài chính;
Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính phù hợp với đặc thù của ngân hàng, Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chế độ lập và gửi báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại như sau:

I . ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.

Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm:

1. Các ngân hàng thương mại quốc doanh; ngân hàng thương mại cổ phần; Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là các ngân hàng thương mại); bao gồm cả các chi nhánh; đơn vị trực thuộc các ngân hàng thương mại.

2. Trong Thông tư này khái niệm "Trụ sở chính của ngân hàng thương mại" được hiểu là nơi (địa bàn tỉnh; thành phố) thực hiện nghĩa vụ nộp thuế lợi tức tập trung của ngân hàng và phù hợp với Điều lệ được Ngân hàng nhà nước chuẩn y.

II. CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHI NHÁNH, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÓ TRÁCH NHIỆM LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU:

1. Báo cáo tài chính quy định cho các ngân hàng thương mại bao gồm các biểu mẫu báo cáo;

* Bảng cân đối tài khoản tổng hợp quy đổi đồng Việt Nam (bậc III) bao gồm cả cân đối nội bảng theo quy định của ngân hàng nhà nước;

* Kết quả hoạt động kinh doanh: Theo mẫu số 01-BCTC/NHTM (đính kèm);

* Thuyết minh báo cáo tài chính: Theo mẫu số 02-BCTC/NHTM (đính kèm).

2. Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong Thông tư này được áp dụng thống nhất cho các ngân hàng thương mại và các chi nhánh; đơn vị trực thuộc.

III. CỤC THUẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CÓ TRÁCH NHIỆM LẬP CÁC BÁO CÁO SAU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN:

1. Báo cáo tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn thu thuế của các Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm các mẫu báo cáo sau:

* Báo cáo về tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn: Mẫu 01/BC-CT (đính kèm Thông tư này);

* Báo cáo tổng hợp tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn: Mẫu 02/BC-CT (đính kèm Thông tư này);

* Báo cáo tổng hợp tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng trên địa bàn: Mẫu 03/BC-CT (đính kèm Thông tư này);

* Báo cáo tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn: Mẫu 04/BC-CT (đính Kèm Thông tư này);

* Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn: Mẫu 05/BC-CT (đính kèm Thông tư này).

2. Các mẫu quy định trên được lập cho các ngân hàng thương mại nơi đóng trụ sở chính áp dụng thống nhất cho các Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

IV. TRÁCH NHIỆM, THỜI HẠN LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO:

1. Đối với các ngân hàng thương mại:

a. Tất cả các ngân hàng thương mại và các chi nhánh; đơn vị trực thuộc đều phải có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng các quy định tại Thông tư này.

b. Báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối mỗi quý (cuối tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 hàng năm kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán). Việc lập báo cáo tài chính hàng tháng chỉ để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, không phải gửi tới các cơ quan quản lý khác các báo cáo tài chính tháng.

c. Thời hạn gửi báo cáo tài chính quý là trong vòng 15 ngày của tháng tiếp theo và trong vòng 30 ngày kể từ sau ngày kết thúc niên độ kế toán.

d. Nơi gửi báo cáo tài chính:

* Quy định cho ngân hàng thương mại quốc doanh: Báo cáo tài chính phải được lập và lưu trữ tại ngân hàng và gửi tới cơ quan: Cục thuế, Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, Cục thống kê tỉnh, thành phố;

* Quy định cho ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài (ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài): Báo cáo tài chính phải được lập và lưu trữ tại ngân hàng và gửi tới cơ quan: Cục thuế, Cục thống kê tỉnh, thành phố;

* Quy định cho ngân hàng thương mại cổ phần: Báo cáo tài chính phải được lập và lưu trữ tại ngân hàng và gửi tới cơ quan: Cục thuế, Cục thống kê tỉnh; thành phố;

* Các chi nhánh và đơn vị trực thuộc ngân hàng thương mại ngoài việc thực hiện quy định này còn phải gửi báo cáo tài chính về trụ sở chính của ngân hàng thương mại đó.

2. Đối với Cục thuế các tỉnh, thành phố:

Hàng quý, Cục thuế các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại có trụ sở chính đóng trên địa bàn theo Biểu mẫu quy định tại phần 1 mục III Thông tư này gửi về Bộ Tài chính trong thời hạn 20 ngày của tháng đầu của quý sau và 40 ngày kể từ sau ngày kết thúc niên độ kế toán.

Báo cáo của Cục thuế được lập và lưu giữ tại Cục thuế và gửi về Bộ Tài chính: Tổng cục thuế (01 bộ), Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (01 bộ).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thông tư này có hiêu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định khác tại Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và Thông tư số 10 TC/CĐKT "Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp" ngày 20/3/1997 của Bộ Tài chính vẫn có hiệu lực thi hành đối với các ngân hàng thương mại, kể cả các chi nhánh và đơn vị trực thuộc.

Các quy định trước trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Việc xử lý vi phạm, khen thưởng trong việc thực hiện Thông tư này đều được xử lý theo quy định của Luật thuế và các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước.

3. Cục trưởng cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này đối với các ngân hàng thương mại, chi nhánh các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

4. Tổng giám đốc; giám đốc các ngân hàng thương mại có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này tới các chi nhánh; đơn vị trực thuộc.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các đơn vị, cơ quan phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

Phạm Văn Trọng

(Đã Ký)

Đơn vị:

MẪU SỐ 01/BCTC/NHT

(Ban hành theo Thông tư số 87/1998/TT/BTC ngày 25/6/1998 của Bộ Tài chính)

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Quý......... năm 19...

PHẦN I. LÃI, LỖ

Đơn vị tính:.....

Chỉ tiêu

Mã số

Quý trước

Quý này

Luỹ kế

1

2

3

4

5

A. Tổng số thu nhập

01

- Thu lãi cho vay

01.1

- Thu lãi tiền gửi

01.2

- Thu từ liên doanh, liên kết

01.3

- Thu kinh doanh vàng bạc, đá quý

01.4

- Thu kinh doanh ngoại tệ

01.5

- Thu lãi tín phiếu, trái phiếu kho bạc

01.6

- Thu dịch vụ ngân hàng

01.7

- Thu khác

01.8

B. Tổng số chí phí

02

- Chi trả lãi tiền gửi

02.1

- Chi trả lãi tiền vay

02.2

- Chi lương

02.3

- Chi bảo hiểm xã hội

02.4

- Chi hao mòn TSCĐ

02.5

- Chi nộp thuế:

02.6

+) Thuế doanh thu

+) Thu sử dụng vốn NSNN

+) Các khoản thu và thuế khác (trừ thuế lợi tức không được hạch toán vào chi phí)

- Chi khác

02.7

C. Lợi tức từ hoạt động kinh doanh (01 - 02)

03

D. Thuế lợi tức phải nộp

04

E. Lợi tức sau thuế (03 - 04)

05

Chú ý: Các khoản chi nộp thuế trong mục "B-Tổng chi phí" nêu trên là số thuế phải nộp trong kỳ; trong năm của đơn vị theo luật thuế (không được hạch toán số chi nộp thuế bằng (=) số thuế đã nộp vào Tổng chi phí).

PHẦN II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Đơn vị tính:............

Chỉ tiêu

Số còn phải nộp kỳ trước
(1)

Số phải nộp kỳ này
(2)

Số đã nộp trong kỳ này
(3)

Số còn phải nộp đến cuối kỳ này (4=1+2-3)

I. Thuế

1. Thuế doanh thu (hoặc VAT)

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

3. Thuế xuất, nhập khẩu

4. Thuế lợi tức

5. Thu trên vốn

6. Thuế tài nguyên

7. Thuế nhà đất

8. Tiền thuê đất

9. Các loại thuế khác

II. Các khoản phải nộp khác

1. Các khoản phụ thu

2. Các khoản phí, lệ phí

3. Các khoản phải nộp khác

Tổng cộng

Lập biểu ngày.... tháng... năm 19...

Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc (Giám đốc)
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Đơn vị:

MẪU SỐ 02/BCTC/NHTM

(Ban hành theo Thông tư số 87/1998/TT/BTC ngày 25/6/1998 của Bộ Tài chính)

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Quý... năm 19...

1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

1.1. Hình thức sở hữu vốn:

1.2. Hình thức hoạt động

1.3. Lĩnh vực kinh doanh:

1.4. Tổng số công nhân viên: Trong đó: Nhân viên quản lý:

1.5. Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáo:

2. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

2.1. Niên độ kế toán (bắt đầu... kết thúc...)

2.2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp quy đổi các đồng tiền khác.

2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng:

2.4. Phương pháp đánh giá tài sản cố định:

+ Nguyên tắc đánh giá tài sản:

+ Phương pháp khấu hao áp dụng: (Theo quy định hiện hành hay theo quy định riêng của cấp có thẩm quyền).

2.5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc đánh giá

+ Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ.

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ)

2.6. Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng.

3. Chi tiết số chỉ tiêu chủ yếu trong các báo cáo tài chính

3.1. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định:

Theo từng nhóm TSCĐ, mỗi loại TSCĐ (hữu hình; thuê tài chính; vô hình) trình bày trên một biểu riêng:

Đơn vị tính:...........

Chỉ tiêu

Đất

Nhà cửa, vật kiến trúc

.....

Tổng cộng

I. Nguyên giá TSCĐ

1. Số dư đầu kỳ

2. Số tăng trong kỳ

Trong đó:

- Mua sắm mới

- Xây dựng mới

3. Số giảm trong kỳ

Trong đó:

- Thanh lý

- Nhượng bán

4. Số cuối kỳ

Trong đó:

- Chưa sử dụng

- Đã khấu hao hết

- Chờ thanh lý

II. Giá trị hao mòn

1. Dư đầu kỳ

2. Tăng trong kỳ

3. Giảm trong kỳ

4. Số cuối kỳ

III. Giá trị còn lại

1. Đầu kỳ

2. Cuối kỳ

Lý do tăng giảm:.....

3.2. Tình hình thu nhập của công nhân viên:

Đơn vị tính:..........

Chi tiêu

Kế hoạch

Thực hiện

Kỳ này

Kỳ trước

1. Tổng quỹ lương

Trong đó: Quỹ lương giám đốc

2. Tiền thưởng

3. Tổng thu nhập

4. Tiền lương bình quân

5. Thu nhập bình quân

Lý do tăng, giảm:

3.3. Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn quý:..........

Đơn vị:......

Tỷ giá quy đổi: 1 USD =...VNĐ

Chỉ tiêu

Số phát sinh trong quý

Số luỹ kế từ đầu năm

A. Nguồn vốn hoạt động (Tài sản nợ)

1. Vốn của hệ thống NHTM

1.1. Vốn điều lệ

1.2. Các quỹ

Trong đó:

+ Quỹ dự trữ đặc biệt (10% lợi nhuận ròng)

+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (10% lợi nhuận ròng)

1.3. Vốn khác

2. Vốn huy động

3. Vốn đi vay

3.1. Vay trong nước

- Bằng VNĐ

- Bằng ngoại tệ

3.2. Vay nước ngoài

Trong đó: Nợ đi vay đã quá hạn

4. Vốn khác

B. Sử dụng vốn (Tài sản có)

1. Tiền mặt ngân phiếu tại quỹ

Trong đó:

- Tiền mặt VNĐ và ngân phiếu

- Tiền mặt ngoại tệ

2.Dư nợ cho vay

3. Vốn đem đi liên doanh

4. Mua tín phiếu kho bạc

5. Tiền gửi tại các TCTD và NHNN

Trong đó: tiền gửi tại NHNN

6. Tài sản cố định

7. Sử dụng vốn khác

3.4. Báo cáo chi tiết tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng.

Đơn vị tính:......

Tỷ giá quy đổi: 1 USD =...VNĐ

Chỉ tiêu

Số phát sinh trong quý

Số luỹ kế từ đầu năm

A. Vốn huy động của hệ thống NHTM

1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

1.1. Có kỳ hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

1.2. Không kỳ hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

1.3. Tiền gửi khác

2. Tiền gửi tiết kiệm

2.1. Có kỳ hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

2.2. Không kỳ hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

3. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

B. Hoạt động tín dụng

B.1. Cho vay

1. Dư nợ phân theo thời gian

1.1. Ngắn hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

1.2. Trung và dài hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

2. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

2.1. Cho vay doanh nghiệp nhà nước

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

2.2. Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

2.3. Cho vay cá thể

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

B.2. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh vay vốn

Trong đó - Bảo lãnh vay nước ngoài

2. Bảo lãnh L/C

3.5. Tình hình dư nợ quá hạn quý..., năm....

Đơn vị:.......

Chỉ tiêu

Số phát sinh trong quý

Số luỹ kế từ đầu năm

Tỷ lệ %

A. Dư nợ cho vay quá hạn

1. Phân theo khu vực kinh tế

- Quốc doanh

- Ngoài quốc doanh

- Tư nhân cá thể

2. Phân theo thời gian

- Dư nợ nhóm 1

- Dư nợ nhóm 2

- Dư nợ nhóm 3

- Dư nợ nhóm 4

B. Dư nợ quá hạn bảo lãnh

1. Dư nợ quá hạn bảo lãnh vay trong nước

Trong đó: - Số đã trả thay khách hàng

2. Dư nợ quá hạn bảo lãnh vay nước ngoài

Trong đó: - Số đã trả thay khách hàng

3. Dư nợ quá hạn bảo lãnh L/C

Trong đó: - Số đã trả thay khách hàng

Ghi chú: Dư nợ quá hạn phân loại theo thời gian căn cứ vào quy chế phân loại nợ ban hành kèm theo Quyết định số 299/QĐ-NH5 ngày 13/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3.6. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác:

Đơn vị tính:.........

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Kết quả đầu kỳ

I. Đầu tư ngắn hạn

1. Đầu tư vào liên doanh

2. Đầu tư vào chứng khoán

3. Đầu tư khác

II. Đầu tư dài hạn

1. Đầu tư vào liên doanh

2. Đầu tư vào chứng khoán

3. Đầu tư khác

Tổng cộng

Lý do tăng, giảm:

3.7. Các khoản phải thu, phải trả:

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số cuối kỳ

Tổng số tiền tranh chấp, mất khả năng thanh toán

Tổng số

Tr/đó số quá hạn

Tăng

Giảm

Tổng số

Tr/đó số quá hạn

1. Các khoản phải thu:

Chi tiết theo từng nhóm đối tượng; khách nợ lớn

2. Các khoản phải trả:

Chi tiết theo từng nhóm đối tượng; chủ nợ lớn

Tổng cộng

Trong đó:

* Số phải thu bằng ngoại tệ (quy ra USD)

* Số phải trả bằng ngoại tệ (quy ra USD)

* Lý do tranh chấp, mất khả năng thanh toán.

4. Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: (Phần tự trình bày của đơn vị)

5. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới: (Phần tự trình bày của đơn vị).

6. Các kiến nghị:

Ngày... tháng... năm 199...

Kế toán trưởng Tổng giám đốc (Giám đốc)
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 01/BC-CT

(Ban hành theo Thông tư số 87/1998/TT/BTC ngày 25/6/1998 của Bộ Tài chính)

Cục thuế tỉnh, thành phố Số:
V/v báo cáo tình hình hoạt

động các ngân hàng thương mại

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi: - Tổng cục thuế

- Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính

(Bộ Tài chính)

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN

Quý..... năm 199...

1. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng:

a. Tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng đạt:.... triệu đồng (trong đó vốn điều lệ, vốn huy động, vốn đi vay, vốn tự bổ sung, vốn khác...)

b. Tình hình sử dụng vốn của các ngân hàng:

- Dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế đạt:... triệu đồng, trong đó:

+ Cho vay ngắn hạn (số nợ quá hạn, tỷ lệ phần trăm trên dư nợ, các đối tượng tập trung nợ quá hạn, nguyên nhân do khách quan hay chủ quan).

+ Cho vay trung và dài hạn (số nợ quá hạn, tỷ lệ phần trăm trên dư nợ, các đối tượng tập trung nợ quá hạn, nguyên nhân do khách quan hay chủ quan).

- Số vốn đem góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần...

- Tiền mặt tại quỹ, gửi tại ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng khác.

- Sử dụng vốn khác.

2. Tình hình thực hiện thu chi tài chính, kết quả kinh doanh.

- Tổng số thu, tổng số chi của các ngân hàng trên địa bàn:... triệu đồng.

- Kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của các ngân hàng trên địa bàn... triệu đồng.

3. Một số tồn đọng và sai phạm của các ngân hàng trên địa bàn:

- Các ngân hàng không chấp hành chế độ, thể lệ tiền tệ, tín dụng ngân hàng của Nhà nước (về huy động vốn, về chính sách lãi suất, các quy định đảm bảo an toàn trong kinh doanh, quản lý ngoại hối...)

- Các ngân hàng không chấp hành kỷ luật tài chính, thu nộp ngân sách nhà nước (việc chấp hành các chế độ chi tiêu theo chế độ nhà nước quy định, như chi về tài sản, chi lương, chi trả lãi huy động vốn, chi phí quản lý, chi khác....), việc hạch toán kế toán và tình hình chấp hành chế độ báo cáo tài chính của các ngân hàng.

- Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động và thực trạng tài chính của các ngân hàng. Phân tích rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan dẫn đến những tồn đọng và sai phạm về tài chính của các ngân hàng.

4. Một số kiến nghị và giải pháp xử lý những tồn đọng và sai phạm để giúp các ngân hàng thực hiện đúng chế độ nhà nước và hoạt động kinh doanh có hiệu quả:

- Những tồn đọng, sai phạm của các ngân hàng đã được đơn vị xử lý theo thẩm quyền của mình.

- Kiến nghị, đề xuất các giải pháp với Bộ về việc xử lý các tồn đọng và sai phạm của các NHTM vượt thẩm quyền và khả năng của đơn vị, gồm:

+ Đề nghị bổ sung sửa đổi chế độ chính sách về chính sách huy động vốn, lãi suất, về chế độ tài chính đối với hoạt động ngân hàng.

+ Các vấn đề xử lý cụ thể về quản lý tài chính.

Ngày... tháng... năm 199...

Cục trưởng cục thuế tỉnh, thành phố
(Ký tên, đóng dấu).

Cục thuế tỉnh, thành phố...

MẪU 02/BC-CT

(Ban hành theo Thông tư số 87/1998/TT/BTC ngày 25/6/1998 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN

Quý.......... năm 199...

Đơn vị tính:..........

Chỉ tiêu

Tổng số

NH'A'

NH'B'

NH....

A. Tổng số thu nhập

- Thu lãi cho vay

- Thu lãi tiền gửi

- Thu từ liên doanh, liên kết

- Thu kinh doanh vàng bạc, đá quý

- Thu kinh doanh ngoại tệ

- Thu lãi tín phiếu, trái phiếu kho bạc

- Thu dịch vụ ngân hàng

- Thu khác

B. Tổng số chí phí

- Chi trả lãi tiền gửi

- Chi trả lãi tiền vay

- Chi lương

- Chi bảo hiểm xã hội

- Chi hao mòn TSCĐ

- Chi nộp thuế:

+) Thuế doanh thu

+) Thu sử dụng vốn NSNN

+) Các khoản thu và thuế khác (trừ thuế lợi tức không được hạch toán vào chi phí)

- Chi khác

C. Lợi tức từ hoạt động kinh doanh

D. Thuế lợi tức phải nộp

E. Lợi tức sau thuế

G. Nộp ngân sách Nhà nước

+) Thuế doanh thu

+) Thu sử dụng vốn NSNN

+) Thuế lợi tức

+) Các khoản thuế và thu khác

Người lập biểu Ngày... tháng... năm 199...

Cục trưởng Cục thuế
(Ký tên, đóng dấu)

Cục thuế tỉnh, thành phố...

MẪU 03/BC-CT

(Ban hành theo Thông tư số 87/1998/TT/BTC ngày 25/6/1998 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUÝ... NĂM...

Đơn vị:.....

Tỷ giá quy đổi: 1USD =...VND

Chỉ tiêu

Tổng số

NH(A)

NH(B)

A. Nguồn vốn hoạt động (Tài sản nợ)

1. Vốn của hệ thống NHTM

1.1. Vốn điều lệ

1.2. Các quỹ

Trong đó:

+ Quỹ dự trữ đặc biệt (10% lợi nhuận ròng)

+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5% lợi nhuận ròng)

1.3. Vốn khác

2. Vốn huy động

3. Vốn đi vay

3.1. Vay trong nước

- Bằng VNĐ

- Bằng ngoại tệ

3.2. Vay nước ngoài

Trong đó: Nợ đi vay đã quá hạn

4. Vốn khác

B. Sử dụng vốn (Tài sản có)

1. Tiền mặt ngân phiếu tại quỹ

Trong đó:

- Tiền mặt VNĐ và ngân phiếu

- Tiền mặt ngoại tệ

2. Dư nợ cho vay

3. Vốn đem đi liên doanh

4. Mua tín phiếu kho bạc

5. Tiền gửi tại các TCTD và NHNN

Trong đó: tiền gửi tại NHNN

6. Tài sản cố định

7. Sử dụng vốn khác

Người lập biểu Ngày... tháng... năm 199...

Cục trưởng Cục thuế
(Ký tên, đóng dấu)

Cục thuế tỉnh, thành phố...

MẪU 04/BC-CT

(Ban hành theo Thông tư số 87/1998/TT/BTC ngày 25/6/1998 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN QUÝ... NĂM...

Đơn vị tính:.....

Tỷ giá quy đổi: 1USD =...VND

Chỉ tiêu

Tổng số

NH(A)

NH(B)

A. Vốn huy động của hệ thống NHTM

1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

1.1. Có kỳ hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

1.2. Không kỳ hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

1.3. Tiền gửi khác

2. Tiền gửi tiết kiệm

2.1. Có kỳ hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

2.2. Không kỳ hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

3. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

B. Hoạt động tín dụng

B.1. Cho vay

1. Dư nợ phân theo thời gian

1.1. Ngắn hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

1.2. Trung và dài hạn

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

2. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

2.1. Cho vay doanh nghiệp nhà nước

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

2.2. Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

2.3. Cho vay cá thể

- Nội tệ

- Ngoại tệ (quy ra VNĐ)

B.2. Bảo lãnh

Người lập biểu Ngày... tháng... năm 199...

Cục trưởng Cục thuế
(Ký tên, đóng dấu)

Cục thuế tỉnh, thành phố...

MẪU 05/BC-CT

(Ban hành theo Thông tư số 87/1998/TT/BTC ngày 25/6/1998 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DƯ NỢ QUÁ HẠN CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN QUÝ... NĂM...

Đơn vị tính:.....

Chỉ tiêu

Tổng số

NH(A)

NH(B)

A. Dư nợ cho vay quá hạn

1. Phân theo khu vực kinh tế

- Quốc doanh

- Ngoài quốc doanh

- Tư nhân cá thể

2. Phân theo thời gian

- Dư nợ nhóm 1

- Dư nợ nhóm 2

- Dư nợ nhóm 3

- Dư nợ nhóm 4

B. Dư nợ quá hạn bảo lãnh

1. Dư nợ quá hạn bảo lãnh vay trong nước

Trong đó: - Số đã trả thay khách hàng

2. Dư nợ quá hạn bảo lãnh vay nước ngoài

Trong đó: - Số đã trả thay khách hàng

3. Dư nợ quá hạn bảo lãnh L/C

Trong đó: - Số đã trả thay khách hàng

Người lập biểu Ngày... tháng... năm 199...

Cục trưởng Cục thuế
(Ký tên, đóng dấu)