Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 88-TC/TCT

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 1993

THÔNG TƯ

SỐ 88-TC/TCT NGÀY 8-11-1993 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN BỔ SUNG VỀ VIỆC XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG KHÔNG CÓ ĐỦ HỒ SƠ CHỨNG MINH ĐÃ ĐƯỢC CƠ QUAN THUẾ QUẢN LÝ

Thi hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30-11-1988 và Nghị định số 01/C P ngày 18-10-1992 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 11-TC/TCT ngày 24-2-1993 hướng dẫn thi hành. Trong quá trình thực hiện việc xử lý các vi phạm về hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá vận chuyển, lưu thông trên thị trường, một số ngành và địa phương đã phản ảnh: Một số chủ hàng đã lợi dụng thời hạn cho phép quy định tại Thông tư số 11 để hợp thức hoá chứng từ hoá đơn hoặc quay vòng biên lai để trốn lậu thuế, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý.

Để khắc phục những sơ hở quy định trong Thông tư số 11 ngày 24-2-1993 của Bộ Tài chính và thúc đẩy các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, chế dộ lập hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá, và thực hiện điểm 2 ý kiến kết luận của Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại phiên họp ngày 6-10-1993 kiểm điểm tình hình chống buôn lậu, bàn biện pháp chấn chỉnh và tăng cường công tác này thời gian sắp tới "các ngành phải rà soát lại những văn bản đã ban hành, phát hiện những chỗ sơ hở... để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để quản lý một cách chặt chẽ, đúng pháp luật, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân, tổ chức lợi dụng để buôn lậu";

Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung việc xử lý đối với hàng hoá vận chuyển, lưu thông trên thị trường không có đầy đủ hồ sơ đã được cơ quan thuế quản lý như sau:

1- Hàng hoá vận chuyển, lưu thông trên thị trường không có đầy đủ hồ sơ chứng minh đã nộp thuế hoặc đã được cơ quan thuế quản lý thu thuế theo quy định cho từng đối tượng kinh doanh thì bị coi là hành vi man khai trốn thuế, chủ hàng phải bị xử lý về hành vi man khai trốn thuế.

Trường hợp qua kiểm tra, cơ quan thuế thấy còn nghi vấn thì có thể điều tra xác minh thêm để bảo đảm xử lý đúng thực tế nhưng trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày lập biên bản giữ hàng phải có quyết định xử lý.

2- Để việc xử lý được chính xác đúng mức độ vi phạm, khi lập biên bản, cơ quan thuế phải ghi rõ họ tên người vi phạm, hàng hoá vận chuyển, lưu thông, các hoá đơn, chứng từ hiện có, các hoá đơn chứng từ còn thiếu, nội dung vi phạm.... các dấu hiệu về khai man số lượng, hàng hoá, giả mạo giấy tờ, trốn tránh kiểm soát v,v...

3- Cơ quan thuế phải ra quyết định xử lý vụ vi phạm chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm. Trường hợp chủ hàng không chấp hành quyết định xử lý hoặc trong thời hạn 5 ngày sau khi có quyết định xử lý mà chủ hàng không đến nộp thuế, nộp phạt để nhận lại hàng thì cơ quan thuế được quyền thành lập hội đồng bán đấu giá hàng hoá tạm giữ để cưỡng chế thi hành quyết định xử lý.

Phan Văn Dĩnh

(Đã Ký)