BỘ NÔNG NGHIỆP-TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03-LB/TT | Hà Nội , ngày 08 tháng 1 năm 1981 |
Thực hiện Điều lệ kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 214-CP ngày 14-7-1980 và Điều lệ gửi, nhận, chuyển, phát bưu phẩm, bưu kiện ban hành kèm theo Nghị định số 91-CP ngày 2-5-1973 của Hội đồng Chính phủ, Tổng cục Bưu điện và Bộ Nông nghiệp quy định việc gửi, nhận, chuyển, phát bưu phẩm, bưu kiện xuất, nhập khẩu có thực vật và sản phẩm thực vật như sau.
1. Bưu phẩm, bưu kiện có thực vật và sản phẩm thực vật xuất hoặc nhập khẩu đều phải qua kiểm dịch thực vật (trừ những bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu mà nước nhập không yêu cầu kiểm dịch).
Hàng hóa là thực vật và sản phẩm thực vật phải kiểm dịch được ghi ở phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Người gửi hoặc người nhận bưu phẩm, bưu kiện có thực vật hoặc sản phẩm thực vật ghi ở phụ lục I đều phải trả một khoản phí kiểm dịch. Tại những nơi không có cán bộ kiểm dịch, ngành bưu điện sẽ thu ở người gửi hay người nhận khoản phí kiểm dịch đồng loạt cho mỗi bưu phẩm là 2 đồng, cho mỗi bưu kiện dưới 3 kg là 5 đồng về trên 3 kg là 8 đồng. Số tiền này sau khi khấu trừ 20% hoa hồng sẽ chuyển trả sang cơ quan kiểm dịch thực vật bằng thư chuyển tiền, cước thư chuyển tiền trích vào tiền của cơ quan kiểm dịch thực vật.
1. Tổng cục Bưu điện thông báo cho Bộ Nông nghiệp biết những nơi có tổ chức bưu cục ngoại dịch để Bộ Nông nghiệp tổ chức, chỉ đạo công tác kiểm dịch thực vật trong bưu phẩm, bưu kiện xuất, nhập khẩu.
2. Công việc kiểm dịch những thực vật và sản phẩm thực vật trong bưu phẩm, bưu kiện xuất, nhập khẩu được tiến hành một lần tại bưu cục ngoại dịch cùng với công việc về thủ tục xuất hoặc nhập khẩu của các ngành khác. Thời gian kiểm dịch một bưu phẩm, bưu kiện theo Điều 9 của Điều lệ kiểm dịch thực vật quy định.
Bưu điện chỉ chuyển ra nước ngoài hoặc phát cho người nhận những bưu phẩm, bưu kiện nêu tại điểm 1, mục I trên đây sau khi đã làm thủ tục kiểm dịch thực vật.
Những bưu phẩm, bưu kiện sau khi kiểm dịch đều được cấp giấy chứng nhận, được dán nhãn hoặc cặp chì của cơ quan kiểm dịch thực vật.
3. Người gửi có thể gửi ra nước ngoài bưu phẩm, bưu kiện có thực vật và sản phẩm thực vật ở bất cứ bưu cục nào, sau đó bưu phẩm, bưu kiện được chuyển đến bưu cục ngoại dịch thuận tiên để cán bộ kiểm dịch thực vật làm thủ tục xuất khẩu.
4. Nếu bưu phẩm, bưu kiện xuất, nhập khẩu nêu tại điểm 1, mục I trên đây, bị nhiễm dịch hoặc không đạt yêu cầu về mặt kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ hoàn trả người gửi hoặc xử lý theo thể lệ hiện hành.
1. Các bưu cục ngoại dịch và trạm kiểm dịch thực vật có trách nhiệm phối hợp, cộng tác chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để đảm bảo việc gửi, nhận và chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện có thực vật đúng với quy định của Nhà nước, chống mọi biểu hiện tham ô, cửa quyền, gây phiền hà cho người sử dụng.
2. ở các bưu cục ngoại dịch có tổ chức kiểm dịch thực vật được quy định như sau:
a) Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng cơ sở bưu điện mà bố trí chỗ làm việc cho cán bộ hoặc tổ chức kiểm dịch thực vật cùng làm việc, bảo đảm nhiệm vụ chung, đồng thời bảo đảm thuận tiện cho người nhận và gửi bưu phẩm, bưu kiện.
b) Khi có những bưu cục ngoại dịch mới được xây dựng hoặc cải tạo mở rông, bưu điện bàn bạc với cơ quan kiểm dịch thực vật để cơ quan kiểm dịch thực vật đầu tư thêm vốn nhàm bố trí địa điểm kiểm dịch thực vật tại cơ sở đó
c) Tiện nghi cho công tác kiểm dịch thực vật (bàn, ghế, tủ, dụng cụ, máy móc) do cơ quan kiểm dịch thực vật tự lo liệu. Trường hợp nếu là cơ sở mới, phải trang bị thống nhất như các cơ quan khác cùng làm việc tại bưu điện.
d) Cán bộ kiểm dịch thực vật cũng như cán bộ bưu điện trong khi làm nhiệm vụ tại các bưu cục ngoại dịch cần chấp hành tốt nội quy nơi làm việc. Những mắc mứu về chuyên môn, nghiệp vụ giữa hai bên phải được bàn bạc giải quyết trên tinh thần tôn trọng những quy định của Nhà nước về công tác bưu điện cũng như công tác kiểm dịch thực vật. Nếu có ý kiến trái ngươc nhau thì hai bên cần kịp thời báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết.
Hàng tháng, cán bộ hai bên họp kiểm điểm sự thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này thi hành kể từ ngày ký.
Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
2. Những quy định cụ thể về kiểm dịch thực vật có liên quan đến người gửi, người nhận bưu phẩm, bưu kiện đều phải niêm yết tại nơi giao dịch bưu điện.
Phạm Niên (Đã ký) | Trần Khải (Đã ký) |
NHỮNG THỰC VẬT VÀ SẢN PHẨM THỰC VẬT THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM DỊCH
Kèm theo Thông tư liên bộ số 3-LB/TT ngày 8-1-1981)
a) Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm, cây thức ăn gia súc, cây cảnh, cây rừng, cây làm thuốc, v.v... và các bộ phận của các loại cây đó như hạt, quả, hoa, cành, lá, rễ, củ, mắt ghép... ở dạng chưa chế biến không kể tươi hay khô đều có khả năng mang theo sâu, bệnh, cỏ dại, vì vậy đều thuộc diện phải kiểm dịch. Những thứ nêu trên, mặc dầu đã chế biến, nhưng nếu vẫn có khả năng mang theo sâu bệnh, cỏ dại thì vẫn thuộc diện kiểm dịch như gạo, lạc, cám, tấm, bột, bánh kẹo làm bằng bột (bánh khảo, bánh quy, v.v...), bông xơ, sợi bông, sợi đay, sợi gai, dược liệu, các đồ dùng bằng gỗ, song, mây, tre, cói, v.v...; nếu không còn khả năng mang theo sâu, bệnh, cỏ dại thì không thuộc diện kiểm dịch như mứt, đồ hộp, kẹo, vải, dược liệu làm thành viên hoặc ngâm trong rượu, v.v...
b) Tiêu bản sâu, mầm mống bệnh, cỏ dại; mẫu đất hoặc đất ở các dạng khác.
c) Phương tiện và công cụ dùng để sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển những vật phẩm nêu trên như bao bì và vật chèn lót hàng v.v...
d) Động vật và sản phẩm động vật có khả năng mang theo sâu, bệnh, cỏ dại hại cây trồng hoặc sản phẩm cây trồng hoặc sản phẩm cây trồng như gia súc, gia cầm, chim rừng, thú rừng, lông, da của chúng có thể làm lây lan côn trùng, cỏ dại, vật phẩm chế biến từ sản phẩm động vật có nhiều loại mọt hại cả sản phẩm cây trồng, .v.v...