Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/LB-TT

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 1994

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH - BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 10/LB-TT NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 1994 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘTIỀN LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, NHÂN VIÊN NGÀNH CƠ YẾU.

Thi hành Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lương vũ trang. Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, và công văn số 418/KTTH, ngày 26 tháng 01 năm 1994 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện tìen lương trong ngành Cơ yếu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Cơ yếu Chính phủ liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính hướng dẫn thhh chế độ tiền lương mới trong ngành Cơ yếu như sau:

A. ĐỐI TƯỢNG

1. Đối tượng áp dụng

a. Theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

- Sĩ quan hưởng lương theo luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Pháp lệnh về lực lượng an ninh nhân dân Việt Nam làm việc trong ngành Cơ yếu.

- Quân nhân chuyên nghiệp;

- Cán bộ, nhân viên cơ yếu;

b. Theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ thuộc ngành Cơ yếu quản lý: công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp.

2. Đối tượng không áp dụng

- Những người đang nghỉ chờ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

- Những người làm việc theo hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn ngoài chỉ tiêu biên chế được duyệt;

- Những người đã có quyết định thôi việc, phục viên, xuất ngũ;

- Những người nghỉ việc, chờ việc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ;

- Những người bị đình chỉ công tác hoặc đang bị kỷ luật chưa giao việc hoặc đang bị tạm giam.

B. CHUYỂN XẾP LIÊƯ CŨ SANG LƯƠNG MỚI

I. NGUYÊN TẮC

Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a. Làm công việc gì, thuộc đối tượng nào thì chuyển xếp lương mới theo công việc đó, đối tượng đó, cụ thể:

- Sĩ quan, hạ sĩ quan giữ cấp hàm nào thì chuyển xếp lương mới theo cấp hàm đó.

- Quân nhân chuyên nghiệp ở cấp trình độ nào, thuộc nhóm nào thì được chuyển xếp lương mới theo cấp trình độ và nhóm đó.

b. Những trường hợp hưởng lương không đúng ngành, nghề quy định tại Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985 thì phải đưa về đúng khung, bậc rồi mới chuyển xếp sang lương mới.

c. Khi chuyển lương cũ sang lương mới không được kết hợp nâng bậc lương.

II. CÁCH CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI.

1. Đối với sĩ quan áp dụng chuyển xếp lương theo bảng lương cấp hàm quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ.

2. Đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đang hưởng lương hàm an ninh theo Quyết định số 131/CT ngày 22/05/1986 bao gồm:

- Cán bộ lãnh đạo ngành Cơ yếu gồm:

+ Trưởng ban, Phó trưởng Ban Cơ yếu;

+ Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Phó vụ trưởng, Phó cục trưởng, Phó viện trưởng;

+ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Bộ;

+ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Trưởng ban Cơ yếu, đơn vị, địa phương.

- Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ gồm:

+ Tổ chức cơ yếu, kế hoạch - tổng hợp công tác cơ yếu và thanh tra mật mã đang hưởng lương hàm theo Quyết định 131/CT ngày 22/5/1986.

+ Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật mật mã;

+ Quản lý nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã;

+ Giảng dạy kỹ thuật mật mã;

+ Trợ lý mật mã.

Những đối tượng nói trên tại điểm 2 này được áp dụng chuyển xếp theo bảng lương.

BẢNG LƯƠNG CẤP HÀM

(Đơn vị tính: 1000 đồng)

Số

TT

Bậc lương hàm theo

Quyết định 131/CT

Hệ số lương cấp hàm chuyển xếp

Mức lương mới từ 01/4/1993

1

Bậc lương hàm 668

7,20

475

2

Bậc lương hàm 621

6,50

429

3

Bậc lương hàm 576

5,90

389

4

Bậc lương hàm 513

5,30

350

5

Bậc lương hàm 455

4,80

317

6

Bậc lương hàm 390

4,15

276

7

Bậc lương hàm 350

3,80

257

8

Bậc lương hàm 322

3,50

237

9

Bậc lương hàm 300

3,20

222

Căn cứ vào bảng lương này, việc chuyển xếp lương có thể từ lươngcũ sang lương mới theo bảng phụ lục số 1 kèm theo.

3. Trên cơ sở áp dụng bảng lương cấp hàm những người đã nâng lương lần 1 và lần 2 theo quy định tại Nghị định số 306/HĐBT ngày 7/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng thì được chuyển xếp lương cũ sang lương mới như sau:

Số

 

Nâng lần 1

Nâng lần 2

TT

Hệ số lương mới

Hệ số

Mức lương từ 01/4/1993

Hệ số

Mức lương từ 01/4/1993

1

6,50

6,85

452

7,20

475

2

5,90

6,20

409

6,50

429

3

5,30

5,60

370

5,90

389

4

4,80

5,05

333

5,30

350

5

4,15

4,50

297

4,80

317

6

3,80

4,00

270

4,15

276

Đối với những người trong ngành Cơ yếu đang hưởng theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp và lương hàm theo Quyết định 131/CT áp dụng chuyển xếp lương theo phụ lục số 2 kèm theo, bao gồm:

a. Chuyên môn kỹ thuật cao cấp.

Áp dụng chuyển xếp cho những người tốt nghệp đại học hoặc có trình độ tương đương theo quy định của Nhà nước làm các công việc sau đây:

Nhóm 1:

- Mã dịch mật mã.

- Nghiên cứu thử nghiệp và ứng dụng kỹ thuật mật mã.

- Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa máy mật mã và các trang thiết bị mật mã.

Nhóm 2:

Áp dụng chuyển xếp cho các công việc chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu còn lại.

b. Chuyên môn kỹ thuật trung cấp.

Áp dụng chuyển xếp cho những người tốt nghiệp trung cấp chuyên môn kỹ thuật hoặc có trình độ tương đương theo quy định của Nhà nước làm các công việc sau đây:

Nhóm 1:

- Mã dịch mật mã;

- Thực hành thử nghiệm, sản xuất ứng dụng kỹ thuật mật mã.

- Lắp ráp, sửa chữa các trang thiết bị kỹ thuật, kiểm tra tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành Cơ yếu.

Nhóm 2:

Áp dụng chuyển xếp cho các công việc chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu còn lại.

c. Chuyên môn kỹ thuật sơ cấp

Áp dụng chuyển xếp lương cho những người đạt trình độ sơ cấp chuyên môn kỹ thuật hoặc trình độ tương đương làm các công việc sau đây.

Nhóm 1:

- Mã dịch mật mã;

- Thực hành sản xuất ứng dụng kỹ thuật mật mã.

- Lắp ráp, sửa chữa các trang thiết bị kỹ thuật tài liệu mật mã;

- Lái xe chuyên ngành (xe đặc chủng).

Nhóm 2:

Áp dụng chuyển xếp cho các công việc chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu còn lại.

Riêng những người hưởng lương theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp làm các công việc khác trong ngành Cơ yếu thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo Thông tư hướng dẫn số 715 TT-QP ngày 24/5/1993 của Bộ Quốc phòng.

5. Đối với cán bộ công nhân viên chức khác trong ngành Cơ yếu bao gồm:

a. Công nhân, viên chức và công nhân viên đang hưởng lương theo bảng lương hành chính sự nghiệp thì chuyển xếp lương theo các bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ, Thông tư số 10/LB-TT ngày 2/6/1993 và Thông tư số 25/LB-TT ngày 13/9/1993 của Liêb Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Tài chính hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới.

b. Công nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp thực hiện chuyển xếp lương mới theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định đối với các doanh nghiệp Nhà nước và Thông tư số 12/LB-TT ngày 2/6/1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.

III. CÁC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP

1. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

a. Mức phụ cấp chức vụ

Đơn vị tính: 1000 đồng

Thứ tự

Chức vụ

Hệ số

Mức tiền 01/4/1993

1

Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ

1,10

80

2

Phó trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ

0,85

61

3

Cục trưởng Cục Cơ yếu, Vụ trưởng, Viện trưởng Chánh văn phòng và tương đương

0,70

50

4

Phó cục trưởng, Phó viện trưởng,Phó văn phòng và tương đương

0,50

36

5

Trưởng phòng cơ quan Ban, Bộ và tương đương

0,40

30

6

Phó trưởng phòng cơ quan Ban, Bộ và tương đương

0,30

22

7

Trưởng phòng Cơ yếu tỉnh và tương đương

0,30

22

8

Phó trưởng phòng Cơ yếu tỉnh, Trưởng ban Cơ yếu đơn vị, địa phương và tương đương

0,20

14

Tổ chức cơ yếu trong lực lượng vũ trang hưởng phụ cấp chức vụ theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Nội vụ.

Các đơn vị không tổ chức thành Phòng, Ban mà chỉ thành lập Tổ, liên Bộ sẽ thoả thuận sau khi có đề nghị của Ban Cơ yếu Chính phủ.

b. Cách tính trả áp dụng theo Thủ tướng Chính phủ số 11/LB-TT ngày 2/6/1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức - Cán bộ và Bộ Tài chính.

2. Phụ cấp thâm niên.

Những đối tượng đang hưởng phụ cấp thâm niên theo Quyết định số 131/CT ngày 22/5/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì nay áp dụng phụ cấp thâm niên theo Thông tư số 715/TT-QP ngày 24/5/1993 của Bộ Quốc phòng (không mở rộng đối tượng).

3. Phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật, mật mã.

+ Hệ số phụ cấp 0,3 so với mức lương tối thiểu:

Áp dụng cho những người trực tiếp quản lý, chỉ đạo kỹ thuật mật mã, mã dịch, mật mã, nghiên cứu, biên soạn, sản xuất, lắp ráp máy mật mã và tài liệu mật mã.

+ Hệ số phụ cấp 0,2 so với mức lương tối thiểu:

Áp dụng cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy kỹ thuật mật mã, người trực tiếp liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ Cơ yếu và những người làm công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật mật mã, những người giữ kho mật mã.

Cách tính trả:

- Khi làm công tác trong ngành Cơ yếu thì được hưởng, khi thôi làm công tác cơ yếu thì thôi không được hưởng.

- Mức lương từ 01/4/1993 như sau:

+ Hệ số 0,3 = 21.600 đồng

+ Hệ số 0,2 = 14.400 đồng.

4. Phụ cấp An ninh - Quốc phòng

Đối tượng áp dụng và mức phụ cấp:

- Mức phụ cấp 50%, áp dụng đối với công nhân viên chức hưởng lương hành chính sự nghiệp theo Nghị định 25/CP và 26/CP (trừ những đối tượng hưởng lương theo quân hàm và lương quân nhân chuyên nghiệp) trực tiếp làm việc trong các đơn vị sản xuất lắp ráp mật mã và các trang thiết bị tài liệu mật mã.

- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công nhân viên chức hưởng lương hành chính sự nghiệp theo Nghị định 25/CP (trừ những đối tượng hưởng lương theo quân hàm và lương quân nhân chuyên nghiệp) phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất lắp máy mật mã và các trang thiết bị tài liệu mật mã trong ngành. 5. Các phụ cấp khác

Ngoài những phụ cấp nêu trên ngành Cơ yếu được áp dụng các chế độ phụ cấp khác theo quy định tại các Thông tư hướng dẫn của Liên Bộ.

C. ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH

Học sinh hưởng chế độ phụ cấp sinh hoạt phí nay được thực hiện mức phụ cấp mới bằng mức phụ cấp tiêu vặt của chiến sĩ binh nhì (hệ số phụ cấp = 0,30). Các chế độ định lượng về ăn, mặc như quy định chung của học sinh các trường lực lượng vũ trang. Đối với học sinh hưởng lương thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ.

Kể từ ngày có quyết định vào học tại trường học sinh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật, mật mã = 0,1 so với lương tối thiểu.

Tính từ 01/4/1993 hệ số 0,3 = 21.600 đồng, hệ số 0,1 = 7.200 đồng.

Ban Cơ yếu Chính phủ hướng dẫn chi tiết các chế độ được hưởng cho học sinh mật mã các trường Cơ yếu thuộc quyền.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/1993, các Thông tư hướng dẫn trước đây về tiền lương và phụ cấp lương đối với những người làm công tác trong ngành Cơ yếu đều bãi bỏ.

- Các Bộ, ngành và địa phương sử dụng cơ yếu có trách nhiệm bàn bạc thống nhất với Ban Cơ yếu của Chính phủ khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới và các chế độ phụ cấp cho cơ yếu thuộc Bộ, ngành và địa phương quản lý.

- Việc chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới thực hiện theo Thông tư số 10/LB-TT ngày 2/6/1993 của Liên Bộ.

- Quỹ lương và phương thức trả lương, thanh quyết toán quỹ tiền lương mới thực hiện theo Thông tư số 43/LN-TT ngày 23/5/1993 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức của Chính phủ hướng dẫn. Những Bộ, ngành, địa phương vừa qua đã được chuyển xếp lương và tạm trả theo ngạch khác trong kết quả xét duyệt của liên Bộ thì tính toán điều chỉnh lại cho phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.

- Những người làm công tác trong ngành Cơ yếu phải đóng quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo đúng quy định của Nhà nước.

- Bãi bỏ các chế độ về bù tiền điện, tiền nhà, tiền học, các phụ cấp, trợ cấp khác như phụ cấp y tế, giáo dục, tiền bù định lượng...

- Các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện chuyển xếp lương mới cho cán bộ, nhân viên cơ yếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.

Hồ Tế

(Đã ký)

Phan Ngọc Tường

(Đã ký)

Trần Đình Hoan

(Đã ký)