Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1010-TTLB/TC-HQ

Hà Nội , ngày 31 tháng 12 năm 1991

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ  TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1010-TT/LB/TC-HQ NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1991 QUY ĐỊNH MỨC THU VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOẠI LỆ PHÍ HẢI QUAN

Thi hành Điều 5 Quy định của Hội đồng Bộ trưởng về thủ tục Hải quan và lệ phí Hải quan (ban hành kèm theo Nghị định số 171-HĐBT ngày 27-5-1991 của Hội đồng Bộ trưởng), Liên Bộ Tài chính Tổng cục Hải quan quy định cụ thể mức thu và việc sử dụng lệ phí Hải quan như sau:

I - CÁC KHOẢN LỆ PHÍ PHẢI THU VÀ MỨC THU

1. Lệ phí lưu kho Hải quan

a. Đối tượng thu: Mọi hàng hoá, hành lý ký gửi, lưu kho Hải quan với mọi lý do thuộc về khách hàng đều phải chịu lệ phí lưu kho hải quan, cụ thể:

- Hàng hoá, hành lý chưa đầy đủ các giấy tờ pháp lý để làm thủ tục Hải quan phải tạm gửi kho Hải quan để chờ làm thủ tục tiếp.

- Hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu trái pháp luật vi phạm thủ tục Hải quan về chế độ kiểm tra, giám sát Hải quan, tạm gửi vào kho Hải quan để chờ xử lý.

- Các trường hợp khác phải ký gửi, lưu kho hải quan do khách hàng gây ra.

Không phải nộp lệ phí lưu kho Hải quan trong trường hợp hàng hoá phải ký gửi, lưu kho do sự chậm trễ của Hải quan.

Hàng hoá, hành lý thuộc diện phải nộp lệ phí lưu kho có quyết định chuyển giao cho các cơ quan khác thì cơ quan nhận hàng hoá, hành lý đó phải nộp đủ lệ phí lưu kho theo quy định. Hàng hoá, hành lý tạm gửi vào kho hải quan lâu nhất là 6 tháng; quá thời hạn trên cơ quan hải quan sau khi đã thông báo 3 lần cho chủ hàng nhưng chủ hàng không đến làm thủ tục nhận hàng thì được phép thanh lý theo Pháp lệnh Hải quan.

b. Mức thu: lệ phí lưu kho được tính theo thời gian lưu kho thực tế của hàng hoá, hành lý thuộc đối tượng nêu tại phần I (1a) trên đây với mức cụ thể như sau:

Số

Loại hàng

Đơn vị

Mức phí lưu kho một ngày

TT

 

tính

Chủ hàng VN (đ/ng)

Chủ hàng nước ngoài và VK (USD/ngày)

1

Hàng thông thường

 

 

 

 

1. Kiện hàng dưới 1m3

kiện

5.000

1,0

 

- Riêng hàng bưu kiện nhỏ có giá trị từ 200.000đ đến 500.000đ

kiện

2.500

0,5

 

- Giá trị dưới 200.000

kiện

0

0

 

2. Kiện hàng từ 1m3 trở lên

m3

10.000

2.0

2

Hàng có giá trị lớn:

 

 

 

 

- Ôtô các loại

chiếc

50.000

10

 

- Xe gắn máy, xe môtô

chiếc

10.000

2

 

- Video

bộ

10.000

2

 

- Máy vi tính, PAX

bộ

15.000

3

 

- Máy điều hoà, radio cassette, thông tin, tivi, photocopy

chiếc

5.000

1

 

- Vàng

chỉ

1.000

0,2

 

- Ngoại tệ

100 US

 

0,5

 

- Đá quý

lượng

20.000

4,0

Trường hợp cá biệt, nếu số lệ phí lưu kho phải nộp tương đương hay vượt quá giá trị hàng hoá, hành lý thì giám đốc hải quan tỉnh, thành phố có thể xem xét lý do cụ thể để xét giám, nhưng mức giảm tối đa không quá 50% số lệ phí phải nộp. Tổng cục Hải quan sẽ quy định cụ thể về thủ tục xét giảm.

2. Lệ phí làm thủ tục hải quan tại các điểm ở nội địa theo yêu cầu của chủ hàng.

a. Đối tượng thu:

- Hàng hoá, hành lý phương tiện vận tải mà chủ hàng yêu cầu hải quan kiểm tra tại các địa điểm nội địa không thuộc cửa khẩu (được Hải quan tỉnh đồng ý).

- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn để tại các kho cảng, sân bay, kho đường sắt, kho bưu điện hoặc kho riêng đã chịu sự giám sát của hải quan.

b. Mức thu:

b.1. Lệ phí làm thủ tục

 

Đối với chủ hàng VN (đồng VN)

Đối với chủ hàng NN và VK(USD)

- 1 công ten nơ hàng hoá thông thường

20.000

4,0

- 1 xe máy hoặc mô tô

5.000

1,0

- 1 xe ô tô

15.000

3,0

- 1 kiện hàng hoá thông thường

 

 

+ Từ 1m3 trở xuống hoặc bao hàng

2.500

0,5

+ Trên 1m3 đến 3m3

10.000

2,0

+ Trên 3m3

15.000

3,0

b.2. Lệ phí giám sát:

 

Chủ hàng VN (đồng VN)

Chủ hàng NN và VK (USD)

- 1 kiện hàng hoá không kể khối lượng

2.500

0,5

- 1 công ten nơ hàng

5.000

1,0

3. Lệ phí áp tải, niêm phong, kẹp chì

a. Đối tượng thu:

Hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải phải thực hiện chế độ áp tải, niêm phong, kẹp chì gồm phải nộp lệ phí hải quan.

b. Mức thu lệ phí áp tải: tính theo phương tiện vận chuyển và quãng đường như sau:

Phương tiện chở hàng

Đơn vị tính

Mức thu

Quãng đường

 

Chủ hàng VN (đồng VN)

Chủ hàng NN và VK (USD)

1. Ôtô:

 

 

 

- Dưới 100km

chiếc

50.000

10

- Từ 100km đến 200km

chiếc

100.000

20

- Trên 200km

chiếc

150.000

30

2. Tầu hoả:

 

 

 

- Dưới 100km

toa

100.000

20

- Từ 100km đến 200km

toa

200.000

40

- Trên 200km

toa

300.000

60

3. Tàu thuỷ

 

 

 

- Dưới 200km

toa

400.000

800

- Từ 200km đến 400km

toa

600.000

1200

- Trên 400km

toa

800.000

1600

4. Xà lan sông biển:

 

 

 

- Dưới 200km

toa

200.000

40

- Từ 200km đến 400km

toa

300.000

60

- Trên 400km

toa

400.000

80

c. Mức thu lệ phí niêm phong kẹp chì: Mỗi một kẹp chì, niêm phong phải nộp:

- 2.500 đồng đối với chủ hàng Việt Nam

- 0,5 USD đối với chủ hàng NN và VK

4. Lệ phí hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh, mượn đường Việt Nam, hàng hoá XKNK uỷ thác cho nước ngoài.

a. Đối tượng thu:

Hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh, mượn đường; xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác, dù có áp tải hoặc không áp tải đều phải nộp lệ phí hải quan.

b. Mức thu: căn cứ phương tiện vận chuyển và quãng đường, cụ thể như sau

 

Dưới 300 km

Từ 300 km đến 500 km

Trên 500 km

 

Chủ hàng VN
(đồng VN)

Chủ hàng NN và VK (USD)

Chủ hàng VN
(đồng VN)

Chủ hàng NN và VK (USD)

Chủ hàng VN
(đồng VN)

Chủ hàng NN và VK (USD)

- 1 ôtô hoặc 1 toa tầu hoả


200.000


40,0


300.000


60


400.000


80

- Tầu thuỷ

 

 

 

 

 

 

+ Trọng tải dưới 1.000T


2.000.000


400


3.000.000


600


4.000.000


800

+ Trọng tải từ 1.000 tấn đến 3.000 tấn



4.000.000



800



6.000.000



1.200



8.000.000



1.600

+ Trọng tải trên 3.000T


6.000.000


1.200


10.000.000


2.000


14.000.000


2.800

5. Lệ phí hàng hoá, hành lý yêu cầu hải quan xác nhận lại chứng từ:

a. Chỉ có hải quan cấp tỉnh, thành phố trở lên xác nhận lại chứng từ hải quan mới có giá trị pháp lý.

b. Mỗi lần xác nhận tờ khai hoặc gia hạn giấy phép, xác nhận lại giấy hoàn thành thủ tục hải quan (Hải quan 25) phải nộp.

- Chủ hàng Việt Nam: 10.000 đồng

- Chủ hàng nước ngoài và Việt kiều: 2 USD.

Khi xác nhận hay gia hạn phải ghi rõ ký hiệu, số biên lai, ngày, tháng, năm thu lệ phí trước khi ký, đóng dấu.

II. THỦ TỤC THU NỘP, PHÂN PHỐI SỬ DỤNG NGUỒN THU

1. Các khoản lệ phí nêu trong Thông tư này thu bằng tiền Việt Nam (đối với chủ hàng Việt Nam), Đô la Mỹ (đối với chủ hàng nước ngoài và Việt kiều) và phải nộp vào Ngân sách chậm nhất 10 ngày sau khi thu.

Lệ phí thu bằng Đô la Mỹ nộp vào tài khoản quỹ ngoại tệ Nhà nước tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số 229-110-370001; lệ phí thu bằng tiền Việt Nam nộp vào TK thu và điều tiết NSNN, sau đó tiến hành điều tiết 100% vào TK NSTW (Chương 51A, loại 30, khoản 00, hạng 3, mục 33, mục lục NS hiện hành).

2. Khi thu lệ phí, cơ quan hải quan sử dụng chứng từ do Bộ Tài chính phát hành, hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp nhận chứng từ tại Cục thuế địa phương và chịu trách nhiệm thực hiện đúng chế độ quản lý do Bộ Tài chính quy định.

3. Về phân phối sử dụng nguồn thu: Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan sẽ nghiên cứu hướng dẫn cụ thể sau một thời gian thực hiện trên cơ sở những khoản chi phát sinh thực tế. Trước mắt để bảo đảm chi phí cần thiết cho quá trình thực hiện nhiệm vụ thu lệ phí, ngành Hải quan được tạm ứng 20% số thu phát sinh đã thực nộp Kho bạc và do Ngân sách Trung ương cấp.

Ngoài các khoản lệ phí được Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính hoặc Liên Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan quy định thống nhất; hải quan các tỉnh, thành phố không được tuỳ tiện quy định thêm khoản lệ phí nào khác.

Trong các trường hợp có sự thoả thuận giữa Chính phủ ta với nước ngoài thì các khoản lệ phí quy định trong Thông tư này được thực hiện theo sự thoả thuận đó. Tổng cục Hải quan sẽ hướng dẫn cụ thể những đối tượng hưởng ưu đãi để hải quan các cửa khẩu thực hiện.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký, mọi quy định trước đây về các loại lệ phí này đều bãi bỏ.

Nguyễn Thanh

(Đã ký)

Phan Văn Dĩnh

(Đã ký)