Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16-TT/LB

Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 1981

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 16-TT/LB NGÀY 9-7-1981 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH VỐN LƯU ĐỘNG ĐỊNH MỨC PHÙ HỢP VỚI VIỆC CẢI TIẾN CÔNG TÁC PHÂN PHỐI LƯU THÔNG 

Thực hiện chỉ thị số 109-CT/TƯ ngày 19-5-1981 của Bộ Chính trị về việc cải tiến công tác phân phối lưu thông, quyết định số 25-CP và các quyết định khác của Hội đồng chính phủ về điều chỉnh giá, phụ cấp lương tạm thời,... Liên Bộ Tài chính- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc xác định lại định mức vốn lưu động của các đơn vị sản xuất- kinh doanh, việc cấp phát vốn lưu động thiếu và thu hồi vốn lưu động thừa nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.

I. XÁC ĐỊNH LẠI VỐN LƯU ĐỘNG ĐỊNH MỨC

Các chỉ thị và quyết định của Đảng và Nhà nước về điều chỉnh giá và phụ cấp lương tạm thời có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các xí nghiệp, liên hiệp xí nghiệp và các tổ chức kinh tế, sẽ tạo ra khả năng tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá trên cơ sở chấn chỉnh lại công tác quản lý, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng cường quản lý thị trường, nắm nguồn hàng vào trong tay Nhà nước, mặt khác, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch tài chính của xí nghiệp nói chung và vốn lưu động nói riêng. Vì vậy, việc xác định lại định mức vốn lưu động là rất cần thiết nhằm bảo đảm cho các xí nghiệp hoạt động bình thường.

Những nguyên tắc chung về xác điịnh vốn lưu động định mức, các biện pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động, rút ngắn thời gian dự trữ vật tư hàng hoá, giảm mức dự trữ tồn kho, mức luân chuyển... nói chung vẫn thực hiện theo nghị định số 48-TTg ngày 27-4-1962, quyết định số 32-CP ngày 11-2-1977 và hướng dẫn ở thông tư liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 14- TT/LB ngày 24-2-1977. Nhưng để phù hợp với tình hình mới, việc xác định lại định mức vốn lưu động lần này cần tính toán đầy đủ, đúng mức các yếu tố mới dưới đây:

1. Tác động của yếu tố giá cả do có chính sách sách điều chỉnh giá cả mới (giá thu mua nguyên liệu vật liệu, giá điện, giá hàng tiêu dùng...) ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhập kho dự trữ bình quân. Vì vậy, cần xác định giá nhập kho bình quân mới đối với các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cần thiết dự trữ cho sản xuất - kinh doanh, nhất là các loại nguyên liệu thu mua trong nước, phải phân biệt từng khối lượng thu mua theo từng loại giá (giá chỉ đạo, giá hợp đồng kinh tế hai chiều, giá thoả thuận) và trên cơ sở đó xác định giá nhập kho bình quân theo công thức sau:



Giá nhập

 

(Khối lượng thu mua theo giá chỉ đạo x đơn giá) +
(khối lượng thu mua theo hợp đồng 2 chiều x đơn giá) +
(khối lượng thu mua theo giá thoả thuận x đơn giá)

kho bình

=

 

quân

 

Khối lượng thu mua theo giá chỉ đạo + Khối lượng thu mua theo giá hợp đồng kinh tế hai chiều + Khối lượng thu mua theo giá thoả thuận

Căn cứ vào giá nhập kho vật tư hàng hoá bình quân mới và cũ để xác định hệ số điều chỉnh giá:

 

Giá nhập kho bình quân mới (P1)

Hệ số điều chỉnh giá (g) =

 

 

Giá nhập kho bình quân theo định mức cũ (PO)

Do có sự thay đổi về giá nhập kho bình quân nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu làm ảnh hưởng đến giá thành hợp lý đối với sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và thành phẩm tồn kho của xí nghiệp và tác động trực tiếp đến các định mức tồn kho.

Hệ số tác động đến giá trị của định mức sản phẩm dơ dang, bán thành phẩm và thành phẩm được xác định theo công thức:

Hệ số

 

Giá thành kế hoạch theo các yếu tố mới (Z1)

tác động

=

 

(m)

 

Giá thành kế hoạch được tính theo yếu tố cũ (ZO) (với điều kiện m < g)

2. Trên cơ sở thực hiện các biện pháp cải tiến công tác phân phối lưu thông đòi hỏi cải tiến tổ chức sản xuất, hợp lý hoá dây chuyền sản xuất, tăng năng suất lao động, cải tiến công tác quản lý xí nghiệp... tính toán lại định mức về thời gian dự trữ vật tư hàng hoá, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và thành phẩm, về chu kỳ sản xuất và chu chuyển hàng hoá, loại bỏ các khoảng thời gian bất hợp lý trong định mức trước đây mà xác định hệ số ngày định mức.

 

Ngày định mức tính toán theo các yếu tố mới (t1)

Hệ số ngày định mức (t) =

 

 

Ngày định mức đã tính theo các yếu tố cũ (tO)

Hệ số này phải thể hiện được tính tích cực bằng kết quả tăng vòng quay vốn lưu động, rút ngắn thời gian dự trữ, chu kỳ sản xuất, chu chuyển hàng hoá, do đó, (t1 < t0 hoặc t < 1). Nếu có trường hợp đặc biệt thì cơ quan chủ quản thoả thuận với cơ quan tài chính và Ngân hàng Nhà nước để xử lý hai yếu tố trên đây là những yếu tố chủ yếu tác động đến việc xác định lại định mức vốn lưu động kỳ này, vì vậy hệ số điều chỉnh chung về vốn lưu động định mức được xác định theo công thức:

Hệ số điều chỉnh chung (K) = t x g dùng cho định mức dữ trữ nguyên liệu, nhiên liêu, vật liệu trong sản xuất và định mức hàng hoá vật tư trong thương nghiệp và t x m dùng cho định mức sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và thành phẩm.

Ví dụ : Hệ số điều chỉnh giá nhập kho : 1,5. Hệ số ngày định mức : 0,8.

Như vậy, hệ số điều chỉnh để tính toán định mức vốn lưu động mới sẽ là :

K = 0,8 x 1,5 = 1,2

Khi xác định được hệ số K thì tiến hành xác định lại định mức vốn lưu động cho từng khâu (dự trữ nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng hoá vật tư, sản phẩm dở dang , bán thành phẩm và sản phẩm). Ví dụ: Vốn lưu động định mức ở khâu dự trữ nguyên liệu, vật liệu theo định mức cũ là 500 ngàn đồn, hệ số K là 1,2 thì vốn lưu động định mức xác định lại kỳ này là : 500 ngàn đồng x 1,2 = 600 ngàn đồng.

Trên cơ sở xác định lại định mức vốn lưu động cho từng khâu như trên mà tổng hợp lại thành nhu cầu vốn lưu động định mức của toàn xí nghiệp, liên hiệp xí nghiệp...

Trong việc xác định lại định mức vốn lưu động kỳ này cần lưu ý một số điểm sau đây:

a) Đối với xí nghiệp sản xuất cần xác định lại định mức vốn lưu động cho từng phần kế hoạch: kế hoạch Nhà nước giao, kế hoạch tự làm đã được cấp trên duỵệt cho cả năm, theo các nguyên tắc hiện hành và những điểm hướng dẫn trên nhưng cần lưu ý tính toán đến từng đặc điểm và các yếu tố đối với từng nhiệm vụ kế hoạch. Để tách được định mức vốn cho từng phần kế hoạch thì các xí nghiệp, liên hiệp xí nghiệp cần xác định tỷ trọng của từng phần kế hoạch:

Tỷ trọng

 

Giá trị tổng sản lượng thuộc kế hoạch Nhà nước giao

(Tính

kế hoạch

=

 

theo giá

Nhà nước giao

 

Tổng giá trị sản lượng của cả hai phần kế hoạch

cố định)

 

 

Tổng giá trị nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thuộc kế hoạch Nhà nước giao


(Tính quy theo

Hoặc =

 

giáchỉ đạo

 

Tổng giá trị nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu của cả hai phần kế hoạch

hoặc theo giá thoả thuận)

b) Đối với các xí nghiệp hoạt động phân phối lưu thông khi xác định lại định mức vốn lưu động cho hai khâu dự trữ và luân chuyển hàng hoá cần chú ý:

- Đối với đơn vị kinh doanh bán hàng cung cấp, hạch toán độc lập thì căn cứ vào khối lượng hàng luân chuyển, kỳ luân chuyển và giá nhập kho mà xác định vốn dự trữ, vốn luân chuyển để đảm bảo kế hoạch kinh doanh cung cấp.

- Đối với đơn vị kinh doanh bán hàng giá bình thường (giá bảo đảm kinh doanh, hàng giá cao) cần phải xác giá nhập kho bình quân của mỗi mặt hàng theo các loại giá khác nhau (giá giao, giá thu mua chỉ đạo, giá hợp đồng hai chiều, giá gia công, giá thoả thuận) cũng theo phương pháp hướng dẫn chung trên đây.

- Đối với những đơn vị thương nghiệp vật tư mới có kế hoạch tự làm được cơ quan có thẩm quyền duyệt cho cả năm thì cũng tính toán theo phương pháp tỷ trọng nói trên để xác định mức vốn lưu động của từng phần kế hoạch.

- Việc xác định mức vốn lưu động của từng phần kế hoạch là để phân biệt nguồn vốn bảo đảm bù đắp vốn lưu động định mức.

c) đối với vật tư hàng hoá ứ đọng, chậm luân chuyển thì xác định lại định mức vốn lưu động, xí nghiệp có trách nhiệm xác định đúng giá trị vật tư ứ đọng để bố trí đủ nguồn vốn tương đương và có kế hoạch đưa vật tư này vào sử dụng nhằm huy động vốn ra có hiệu quả.

II. NGUỒN VỐN BỔ SUNG CHO VỐN LƯU ĐỘNGĐỊNH MỨC TĂNG LÊN

Để đảm bảo có nguồn vốn bổ sung vốn lưu động định mức tăng lên trong kỳ này, trước hết phải huy động các nguồn vốn tự có của xí nghiệp, của liên hiệp các xí nghiệp, các tổng công ty, trong những trường hợp thật cần thiết mới bổ sung bằng nguồn vốn ngân sách cấp và ngân hàng cho vay, cụ thể có các nguồn vốn sau đây:

1. Quỹ phát triển sản xuất để phát huy hiệu quả sử dụng quỹ phát triển sản xuất, các xí nghiệp đang có số dư lớn có thể dùng một phần để tự bổ sung vốn lưu đông trong định mức.

2. Lợi nhuận của kế hoạch tự làm, xí nghiệp được kế hoạch hoá và trích một phần lợi nhuận của kế hoạch tự làm trước khi phân phối lợi nhuận thuộc về kế hoạch này, để tự bổ sung vốn lưu động trong định mức kế hoạch tự làm.

3. Vật tư hàng hoá ứ đọng, chậm luân chuyển là một nguồn vốn của xí nghiệp. Để huy động số vốn này ra sử dụng, xí nghiệp phải có kế hoạch giải phóng vật tư hàng hoá ứ đọng, chậm luân chuyển đưa vào sản xuất kinh doanh có lợi cho xí nghiệp và Nhà nước. Đối với vật tư hàng hoá chậm luân chuyển hiện có, một phần đã được ngân sách Nhà nước cấp phát vốn, phần còn lại xí nghiệp phải dùng các nguồn vốn tự có của mình (quỹ phát triển sản xuất...) để trang trải. Khi hàng hoá vật tư ứ đọng chậm luân chuyển đã được giải phóng thì xí nghiệp thu hồi vốn để hoàn trả ngân sách và khôi phục vốn tự có của xí nghiệp. Từ nay đối với các loại vật tư, hàng hoá ứ đọng chậm luân chuyển phát sinh mới thì xí nghiệp phải tự trang trải bằng các nguồn vốn tự có của mình, ngân sách không cấp phát.

4. Chênh lệch giá hàng hoá vật tư tồn kho do việc điều chỉnh giá, ở xí nghiệp phát sinh khoản chênh lệch giá hàng tồn kho. Số chênh lệch giá phát sinh được dùng để bổ sung vốn lưu động định mức được xác định lại, gồm vốn ngân sách cấp và vốn ngân hàng cho vay trong định mức, căn cứ vào số vật tư dự trữ thực tế trong định mức. Số còn thừa sau khi bổ sung, xí nghiệp ghi nợ phải nộp ngân sách Nhà nước ngay khi xác định lại giá và chuyển nộp ngân sách Nhà nước mỗi khi số vật tư đó được bán ra hoặc đưa vào sử dụng.

Từ nay, mỗi khi Chính phủ có điều chỉnh giá, xí nghiệp được căn cứ vào hệ số điều chỉnh giá tính theo phương pháp trên đây để điều chỉnh vốn lưu động định mức và dùng một phần chênh lệch giá hàng hoá vật tư tồn kho phát sinh để trang trải nhu cầu vốn lưu động định mức, bao gồm vốn ngân sách cấp và vốn ngân hàng cho vay trong định mức được tính lại theo giá điều chỉnh.

5. Sau khi huy động hết các nguồn vốn kể trên nếu không bù đắp đủ phần vốn ngân sách cấp trong định mức thì xí nghiệp được ngân sách cấp bổ sung.

III. VIỆC KẾ HOẠCH HOÁ, CẤP PHÁT VÀ THU HỒI VỐN LƯU ĐỘNG THỪA

1. Các đơn vị sản xuất - kinh doanh cần phải lập kế hoạch vốn lưu động định mức : xác định lại định mức vốn lưu động cho từng phần kế hoạch, xác định các nguồn vốn để trang trải bổ sung vốn lưu động định mức tăng lên, xác định vốn lưu động thừa điều lên cấp trên hoặc nộp vào ngân sách. Kế hoạch hoá về trích lập và sử dụng quỹ phát triển sản xuất để xác định phần quỹ này có thể đưa vào tự bổ sung vốn lưu động trong định mức. Kế hoạch hoá lợi nhuận thuộc phần kế hoạch tự làm để xác định phần lợi nhuận của kế hoạch này được trích đưa vào bổ sung vốn lưu động định mức thuộc kế hoạch tự làm trước khi phân phối theo chế độ quy định. Kế hoạch hoá việc huy động sử dụng hàng hoá vật tư ứ đọng, chậm luân chuyển.

2. Trong kế hoạch hoá vốn lưu động định mức của các đơn vị sản xuất cần phân biệt rõ các phần kế hoạch theo từng nguồn vốn như sau :


Vốn hàng hoá
vật tư ứ đọng

Vốn lưu động định mức theo kế hoạch Nhà nước giao

Vốn lưu động định mức theo kế hoạch tự làm được duyệt

chậm luân
chuyển

Ngân sách Nhà nước cấp

Ngân
hàng

Vốn tự có của xí nghiệp

Vay
Ngân hàng

Ngân sách Nhà nước đã cấp phát

Tự có của xí nghiệp

Vốn coi như tự có

Ngân sách cấp

cho vay

Quỹ phát triển sản xuất

Trích từ lợi nhuận tự làm

Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tất cả các đơn vị sản xuất - kinh doanh, sau khi đã xác định lại định mức vốn lưu động, xác định nguồn vốn bổ sung cũng như kế hoạch xin cấp phát vốn và nộp trả vốn thừa phải gửi các kế hoạch này cho ngành chủ quản, đồng gửi cơ quan tài chính và ngân hàng đồng cấp để xét duyệt.

4. Đối với các đơn vị sản xuất - kinh doanh trực thuộc huyện trực quản lý trực thuộc huyện trực tiếp quản lý cũng xác định lại định mức vốn lưu động theo các yêu cầu đã hướng dẫn trên đây.

Đối với các đơn vị sản xuất - kinh doanh phụ thuộc (chưa hạch toán độc lập) các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty và công ty ... cũng phải xác định lại vốn lưu động định mức theo nội dung nói trên gửi cho Liên hiệp các xí nghiệp xét duyệt.

5. Tỷ lệ phân chia vốn lưu động trong định mức ngân sách cấp phát và ngân hàng cho vay vẫn thực hiện theo thông tư số 14-TT/LB ngày 24-2-1977 của liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước.

6. Căn cứ vào bảng tổng hợp định mức vốn lưu động đã được xác định lại của các đơn vị sản xuất - kinh doanh đã được các cơ quan chủ quản xét duyệt, có sự tham gia của tài chính và ngân hàng đồng cấp sẽ được cơ quan tài chính cấp phát kịp thời số vốn còn thiếu, sau khi cơ quan chủ quản đã điều hoà nơi thừa cho nơi thiếu; cơ quan chủ quản phải nộp vốn lưu động thừa vào ngân sách nếu thừa.

Đối với vốn lưu động thuộc kế hoạch tự làm đã được duyệt thì xí nghiệp được trích một phần quỹ phát triển sản xuất và một phần lợi nhuận thuộc kế hoạch tự làm đã được duyệt cho cả năm để tự bổ sung đủ vốn lưu động tự có, số còn thiếu thì được vay theo chế độ hiện hành. Khi kế hoạch tự làm được chuyển từng phần hoặc toàn bộ sang phần kế hoạch Nhà nước bằng cách bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch Nhà nước thì phần vốn lưu động tự có của nhiệm vụ kế hoạch tự làm sẽ chuyển sang bổ sung vào vốn lưu động định mức của phần kế hoạch Nhà nước giao.

Đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh do huyện trực tiếp quản lý và đã được phân cấp về tài chính và ngân sách thì do Uỷ ban nhân dân xét duyệt và tiến hành cấp phát vốn theo quy định chung.

7. Đối với các đơn vị sản xuất - kinh doanh ở phía Nam có vay vốn ngân hàng cũ trước ngày 30-4-1975, được giải quyết như sau ; các khoản tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng, các khoản phải thu và các khoản phải trả phát sinh trước ngày 30-4-1975 đã được tập trung vào tài khoản vốn chờ xử lý, nay cần thông qua kiểm kê thực tế tài sản thuộcloại này để xác định số vốn này thực có tại xí nghiệp và nộp chuyển vào vốn tài khoản 85-2 coi là vốn ngân sách Nhà nước cấp phát cho xí nghiệp. Số vốn này được đưa vào cân đối các nguồn vốn, bảo đảm bổ sung đủ vốn lưu động định mức của xí nghiệp được xác định lại, bao gồm việc bổ sung đủ vốn ngân hàng cho vay trong định mức theo tỉ lệ quy định tại thông tư liên Bộ số 14-TT/LB ngày 24-2-1977. Sau khi đã bổ sung đủ vốn lưu động định mức được xác định lại số vốn còn thừa, xí nghiệp phải chuyển lên liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty hoặc Công ty, Bộ chủ quản để bổ sung phần vốn lưu động ngân sách cấp còn thiếu trong định mức cho các xí nghiệp trực thuộc và nộp vào ngân sách số thừa, sau khi đã điều hoà.

Các cơ quan chủ quản và tài chính ngân hàng các cấp căn cứ vào thông tư này tổ chức và hướng dẫn các đơn vị sản xuất - kinh doanh khẩn trương xác định lại mức vốn lưu động năm 1981 và xét duyệt định mức vốn lưu động cho các đơn vị sản xuất - kinh doanh trong tháng 7 và đầu tháng 8 năm 1981.

Việc điều hoà vốn giữa các xí nghiệp trong ngành, việc cấp phát và cho vay vốn lưu động trong định mức, thu hồi vốn lưu động thừa nộp vào ngân sách đều phải làm xong trước ngày 30 tháng 9 năm 1981.

Nguyễn Văn Chuẩn

(Đã ký)

Võ Trí Cao

(Đã ký)