Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ Y TẾ
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19-TT-LB

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1964 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, BỒI DƯỠNG VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO THỢ LẶN

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ 

Kính gửi:

- Các Bộ Giao thông vận tải, Thủy lợi, Kiến trúc, Quốc phòng, Nội thương, Tài chính và Tổng cục Thủy sản,
- Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh
- Các Sở, Ty Y tế,
- Các Sở, Ty, Phòng Lao động

 

Liên Bộ Thủy lợi và Kiến trúc – Giao thông và Bưu điện – Lao động – Tài chính đã ra Nghị định số 674-NĐ-LB ngày 24-9-1957 quy định chế độ làm việc và phụ cấp bồi dưỡng sức khỏe cho thợ lặn và Thông tư số 34-TT-LB ngày 25-09-1957 hướng dẫn thi hành nghị định nói trên.

Nay do yêu cầu của các ngành sử dụng thợ lặn ngày càng phát triển, nhiệm vụ công tác của thợ lặn ngày càng phức tập cho nên những quy định về chế độ làm việc và bồi dưỡng sức khỏe cho thợ lặn tại các văn bản nói trên cần phải bổ sung và quy định cụ thể cho phù hợp với yêu cầu công tác.

Để tăng cường hơn nữa việc bảo hộ lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho thợ lặn làm việc được tốt, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thủy lợi, Bộ Nội thương, Bộ Tài chính và Tổng Công đoàn Việt Nam, liên Bộ Lao động – Y tế ra thông tư này quy định chế độ làm việc, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và bảo vệ sức khỏe cho công nhân làm công việc lặn dưới nước.

I. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

A) LẶN ÁO:

1. Thợ lặn áo không được lặn sâu quá 39,5m. Trường hợp tối cần thiết, công nhân phải lặn sâu hơn 39,5m phải được Bộ chủ quản, Bộ Lao động và Bộ Y tế đồng ý và có giấy chứng nhận sức khỏe của bác sĩ của cơ sở hoặc của cơ quan y tế địa phương.

2. Chế độ làm việc dưới mỗi độ sâu và chế độ nghỉ sau mỗi lần lên của thợ lặn áo quy định như sau:

ĐỘ SÂU

Thời gian tối đa làm việc dưới nước trong một ngày kể cả lên và xuống (1)

Thời gian tối thiểu quy định để lên xuống cho một lần lặn (2)

Thời gian tối đa làm việc dưới nước trong một ngày không kể lên và xuống (3)

Thời gian tối thiểu phải nghỉ sau một lần lặn (4)

Xuống

Lên

Cộng lên và xuống

Từ 3m trở lại

6 giờ

0 g 01’

0 g 01’

0 g 02’

5 g 58

0 g 10

Từ trên

 __

 __

 __

 __

Trên

3m

12m

22m

29,5m

35m

9,5m

đến

__

__

__

__

 

12m

22m

29,5m

35m

39,5m

 

4 g

3 g 30

2 g 45

1 g 50

1 g 45

1 g 30

0 g 05’

0 g 10’

0 g 15’

0 g 15’

0 g 20’

0 g 25’

0 g 10’

0 g 20’

0 g 30’

0 g 35’

0 g 40’

0 g 45’

0 g 15’

0 g 30’

0 g 45’

0 g 50’

0 g 60’

1 g 10’

3 g 45'

3 g'

2 g'

1 g'

0 g 45'

0 g 20'

0 g 45'

1 g 30'

5 g'

6 g'

6 g 15'

6 g 30'

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lặn sâu từ trên 22m đến 35m không được lặn quá hai lần trong một ngày.

Lặn sâu quá 35m chỉ được lặn một lần trong một ngày.

Thời gian lên và xuống mỗi lần lặn ở mỗi độ sâu khác nhau phải đảm bảo không được ngắn hơn thời gian tối thiểu đã quy định ở cột 2 cho mỗi độ sâu.

Dù lặn một, hai hay ba lần trong một ngày, tổng số thì giờ ở dưới nước trong một ngày kể cả lên và xuống không được vượt quá quy định ở cột 1 và tổng số thì giờ làm việc dưới nước trong một ngày không kể lên và xuống không được vượt quá quy định ở cột 3.

Nếu lặn nhiều lần trong một ngày, thì sau mỗi lần lặn và giữa hai lần lặn, tuyệt đối phải đảm bảo một thời gian nghỉ tối thiểu ở trên bờ hoặc trên tàu, thuyền theo quy định ở cột 4 để lấy lại sức; tuyệt đối không được sử dụng giờ nghỉ ấy để làm bất cứ công việc gì dù nhẹ. Thì giờ nghỉ lấy lại sức coi như giờ làm việc. Sau lần lặn cuối cùng trong ngày cũng phải đảm bảo nghỉ lấy lại sức theo thời gian quy định ở cột 4, và sau khi đã nghỉ xong nếu còn thì giờ có thể làm việc nhẹ.

Trường hợp lặn hai lần trong một ngày ở độ sâu từ trên 22m đến 35m, nếu thì giờ nghỉ lấy lại sức sau lần lặn thứ hai vượt quá giờ kết thúc 8 giờ làm việc trong ngày thì đơn vị vẫn phải bố trí cho thợ lặn nghỉ ngơi thực sự vào buổi chiều và tối hôm đó, không được để cho họ vận động, đi lại nhiều hoặc hội họp, học tập. Ngày hôm sau, tùy theo yêu cầu công việc lặn, đơn vị sẽ bố trí thời gian thích đáng, bảo đảm cho thợ lặn được nghỉ bù đủ số thời gian đã vượt hôm trước.

Ví dụ:

Phải lặn hai lần trong ngày ở độ sâu 30m.

Lần 1: Làm việc dưới nước

 

Lần 2: Làm việc dưới nước

 5’

 

5’

lên và xuống

Nghỉ lấy sức

lên và xuống

Nghỉ lấy sức

50’

6 giờ

50’

6 giờ

Cộng:

10’

 

100’12 giờ

Thì giờ làm việc dưới nước trong hai lần lặn nói trên đúng theo quy định ở cột 1 (100’ + 10’ = 1giờ 50’) và nghỉ lấy lại sức đúng theo quy định ở cột 4.

Trường hợp này, thì giờ làm việc thực tế kể cả nghỉ lấy lại sức là 10’ + 100’ + 12 giờ = 13 giờ 50’. Như vậy chiều tối hôm đó đơn vị phải bố trí cho thợ lặn nghỉ ngơi thực sự và tính 5 giờ 50’ (13 giờ 50’ – 8 giờ = 5 giờ 50’) coi như giờ làm thêm để bố trí cho nghỉ bù vào ngày hôm sau.

3. Chế độ tập lặn cho công nhân tập lặn áo cũng như trên, nhưng công nhân tập lặn không được lặn sâu quá 29,5m.

4. Trước khi lặn, tổ trưởng tổ công tác phải kiểm tra lại các dụng cụ dùng cho việc lặn (quần áo, mũ, giầy lặn, dây điện thoại, dây hơi, máy cung cấp không khí để thở…). Nếu thấy có hư hỏng hoặc thiếu một bộ phận dù nhỏ, tuyết đội không được sử dụng phương tiện ấy để lặn.

B) LẶN VO VÀ LẶN MẶT NẠ:

Trong trường hợp làm việc không sâu quá 12m, hoặc làm việc có những nơi chật chội không sử dụng áo lặn được, có thể dùng thợ lặn vo, lặn mặt nạ, nhưng phải triệt để theo đúng quy định sau đây:

a) Thở lặn vo và lặn mặt nạ không được lặn sâu quá 12m.

b) Không được sử dụng một thợ lặn vo hoặc lặn mặt nạ kéo dài quá ba tháng liền nếu lặn sâu quá 3m. Sau khi đã làm việc liên tục được ba tháng, thợ lặn vo và lặn mặt nạ được đơn vị tạm thời chuyển sang công tác khác (nhẹ hơn) để lấy lại sức khỏe và vẫn được hưởng nguyên lương nếu lương việc mới thấp hơn. Sau một tháng, thợ lặn vo và lặn mặt nạ có thể trở lại tiếp tục công việc lặn.

c) Thời gian lặn mỗi ngày sẽ tùy điều kiện sức khỏe của công nhân nhưng không được quá 4 giờ.

d) Sau mỗi lần lặn, được nghỉ để lấy lại sức trong một thời gian từ 10’ đến 1 giờ. Tuyệt đối không được sử dụng giờ nghỉ để làm bất cứ công việc gì khác.

đ) Thì giờ làm việc, kể cả số giờ lặn xuống và lên và giờ nghỉ lấy lại sức trên bờ, mỗi ngày không được quá 6 giờ.

II. CHẾ ĐỘ BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT

A) CẤP CỨU:

Trong thời gian lặn phải có cán bộ y tế có đủ thuốc và dụng cụ cấp cứu thường trực tại nơi làm việc để kịp thời chữa chạy khi xảy ra tai nạn. Nếu lặn sâu quá 12m bắt buộc phải chuẩn bị tại chỗ máy hô hấp nhân tạo. Trường hợp phải lặn sâu quá 39,5m phải có bác sĩ thường trực tại nơi làm việc.

Trên tầu, thuyền phải bố trí sẵn chỗ để cho thợ lặn nằm nghỉ khi cần.

B) KHÁM VÀ THEO DÕI SỨC KHỎE:

Các thợ lặn áo, lặn vo hay lặn mặt nạ đều phải được y sĩ hoặc bác sĩ của cơ sở hay của cơ quan y tế địa phưong (nếu cơ sở không có y sĩ, bác sĩ) khám sức khỏe khi tuyển. Tuyệt đối cấm tuyển người không đảm bảo đủ tiêu chuẩn sức khỏe để làm công việc lặn.

Thợ lặn mới tuyển phải được khám sức khỏe lại 15 ngày sau khi bắt đầu công việc lặn. Tất cả các thợ lặn phải được khám sức khỏe thường kỳ ba tháng một lần.

Thợ lặn đang công tác, nếu sau khi khám sức khỏe định kỳ như trên hoặc khám đột xuất, xét không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tiếp tục làm công việc lặn, phải ngừng ngay công việc lặn và được chuyển sang công tác khác.

Thợ lặn bị mệt mỏi hoặc ốm đau (bệnh cấp tính, bệnh về tai mũi, họng, vết thương lớn chưa lành còn có thể chảy máu khi thay đổi áp suất, v.v…) phải tuyệt đối tạm ngừng công việc lặn cho đến khi khỏi hẳn và đã phục hồi sức khỏe. Tình trạng ốm đau, mệt mỏi và tình trạng sức khỏe được phục hồi là do cán bộ y tế của đơn vị xác định hoặc do cán bộ y tế cấp trên xác định nếu trường hợp vượt khả năng chuyên môn của y tế đơn vị. Trường hợp lãnh đạo đơn vị không thống nhất ý kiến với cán bộ y tế đơn vị, phải lấy thêm ý kiến của tổ chức y tế cấp trên và tuyệt đối không được cho lặn nếu người thợ lặn được cán bộ y tế đơn vị xác định đang bị ốm đau, mệt mỏi.

Sau khi được y sĩ hoặc bác sĩ công nhận có đủ sức khỏe, tất cả thợ lặn (thợ cũ và thợ mới tuyển) bắt buộc phải được giáo dục, huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động khi làm việc.

Thủ tục và nguyên tắc huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động khi làm việc áp dụng theo chế độ hiện hành.

Thợ lặn chỉ được lặn khi đã được chứng nhận đủ sức khỏe và được cấp bằng chứng nhận đã am hiểu và thành thạo kỹ thuật an toàn lao động khi làm việc.

C) BỒI DƯỠNG SỨC KHỎE BẰNG HIỆN VẬT:

1. Thợ lặn được bồi dưỡng sức khỏe tính thành tiền như sau:

a) Thợ lặn áo và tập lặn áo:

Mỗi ngày lặn tùy theo ở độ sâu, thợ lặn được bồi dưỡng bằng hiện vật tính thành tiền như sau:

Từ 3m trở lại : 0đ45

Từ trên 3m đến 12m : 1,20

Từ trên 12m – 22m : 1,60

Từ trên 22m – 29,5m : 2,00

Từ trên 29,5m – 35m : 2,50

Từ trên 35m – 39,5m : 3,00

Trên 39,5m : 3,50

Nếu lặn ở nhiều độ sâu khác nhau trong một ngày thì được bồi dưỡng theo mức đã lặn ở độ sâu nhất.

Trường hợp không làm việc cả ngày thì tính bồi dưỡng như sau:

- Nếu làm việc nửa số giờ trở lại trong ngày thì được bồi dưỡng nửa định suất.

- Nếu làm việc trên nửa số giờ trong ngày thì bồi dưỡng cả định suất.

Thời gian để tính bồi dưỡng là thời gian thực tế đã làm việc dưới nước trong ngày kể cả lên và xuống so với thời gian ghi ở cột 1 (điểm A, mục về chế độ làm việc).

Ví dụ:

a) Trong một ngày, thợ lặn phải lặn hai lần ở độ sâu 10m.

Lần thứ nhất làm việc dưới nước 1 giờ, lên và xuống 15’

Lần thứ hai làm việc dưới nước 30’ lên và xuống 15’

Thời gian tính bồi dưỡng như sau:

1 giờ + 15’ + 30’ + 15’ = 2 giờ.

Theo quy định thời gian tối đa làm việc dưới nước trong một ngày kể cả lên và xuống ở độ sâu 10m là 4 giờ. Trường hợp này mới làm việc dưới nước được 2 giờ bằng nửa số giờ quy định. Như vậy được bồi dưỡng nửa định suất.

b) Trong một ngày thợ lặn phải lặn một lần ở độ sâu 30m.

- Thời gian làm việc ở dưới 10’, lên và xuống 50’:

- Thời gian tính bồi dưỡng như sau: 10’ + 50’ = 60’.

Theo quy định thời gian tối đa làm việc dưới nước trong một ngày kể cả lên và xuống ở độ sâu 30m là: 1 giờ 50’. Trường hợp này làm việc được 60’ bằng trên nửa số giờ quy định. Như vậy được bồi dưỡng cả định suất.

b) Thợ lặn vo và lặn mặt nạ:

Mỗi giờ làm việc, tùy theo lặn ở độ sâu, thợ lặn được bồi dưỡng bằng hiện vật tính thành tiền như sau:

Từ 3m trở lại 0đ15

Từ trên 3m đến 12m 0,20

Nếu trong một ngày phải lặn cả hai độ sâu nói trên thì được bồi dưỡng theo mức cao nhất.

Trường hợp làm việc không đủ giờ thì dưới 30phút được tính là nửa giờ, trên 30 phút được tính là 1 giờ.

c) Thợ lặn được bồi dưỡng bằng các loại thực phẩm sau đây:

a) Sữa đặc (kể cả sữa nội đóng hộp): 6 hộp rưỡi một tháng bình quân cho một người.

b) Đường kính: 750 gam một tháng bình quân cho một người.

c) Lương thực tính thành gạo: 1 ki-lô một tháng bình quân cho một người.

d) Thịt lợn nạc: 300 gam một tháng bình quân cho một người.

đ) Thợ lặn ở độ sâu trên 3m được bồi dưỡng thêm bằng thịt: gà, vịt, ngan ngỗng, cá với số lượng tương đương bằng ½ số tiền bồi dưỡng.

e) Ngoài năm loại thức ăn, bắt buộc phải cung cấp trên đây nếu chưa hết tiêu chuẩn bồi dưỡng, thợ lặn được cung cấp thêm các loại thực phẩm khác như: hoa quả, nước ngọt, kẹo, bánh, cà-phê… để sử dụng hết số tiền bồi dưỡng.

Thực phẩm và lương thực nói ở các điểm a, b, c và d được tính theo giá cung cấp.

Đường và thịt được cung cấp theo chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trên đây là ngoài số thịt và đường mà thợ lặn được mua hàng tháng theo phiếu loại đặc biệt để sử dụng vào hai bữa ăn chính.

d) Việc cung cấp các loại thực phẩm và lương thực trên do cơ quan lương thực và thương nghiệp địa phương đảm bảo.

Cơ quan sử dụng thợ lặn có trách nhiệm lập dự trù yêu cầu thực phẩm và lương thực bồi dưỡng và gửi trước hàng quý (chia từng tháng) cho cơ quan lương thực và thương nghiệp địa phương.

Cơ quan sử dụng thợ lặn phải tổ chức tốt việc ăn uống bồi dưỡng hàng ngày để thợ lặn sử dụng được hết tiêu chuẩn bồi dưỡng; tuyệt đối không được phát tiền hoặc phiếu mua thực phẩm cho công nhân thay thế chế đội bồi dưỡng bằng hiện vật.

Công nhân không được mang tiêu chuẩn bồi dưỡng của mình sử dụng vào các việc khác.

Tiêu chuẩn bồi dưỡng bằng hiện vật trên đây thay thế các tiêu chuẩn bồi dưỡng bằng hiện vật trước đây đã quy định tam thời cho thợ lặn.

2. Thuốc bổ: Thợ lặn và thợ tập lặn làm công việc lặn từ 10 ngày trở lên trong một tháng được hưởng thêm tiêu chuẩn thuốc bổ như sinh tố B, C, AD (dầu cá), thuốc bổ máu trị giá 2đ cho mỗi người trong một tháng. Cơ quan sử dụng thợ lặn lập dự trù hàng năm gửi cho quốc doanh dược phẩm địa phương để cơ quan này cung cấp hàng tháng.

Thông tư này áp dụng cho tất cả những người làm công việc lặn không phân biệt trong hay ngoài biên chế.

Các ông thủ trưởng đơn vị có sử dụng thợ lặn chịu trách nhiệm về việc thi hành chế độ này.

Những người làm nghề lặn tự do, làm việc theo tổ chức gia công, đặt hàng, không thuộc đối tượng áp dụng thông tư  này.

Riêng đối với công nhân đánh cá biển thuộc ngành thủy sản khi lặn ở ngoài biển thì vẫn áp dụng theo Thông tư số 11-TS-TT ngày 11-01-1961 của Tổng cục Thủy Sản.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế nghị định số 674-NĐ-LB ngày 24-09-1957 và thông tư số 34-TT-LB ngày 25-09-1957 của liên Bộ Thủy lợi và Kiến trúc - Giao thông và Bưu điện – Lao động – Tài chính về chế độ làm việc và phụ cấp bồi dưỡng sức khỏe cho thợ lặn.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
 
 


Phạm Ngọc Thạch

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG


 
 
Nguyễn Văn Tạo