Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 23-TT/LB

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 1959 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

SỬA ĐỔI 2 KHOẢN TIỀN ĂN VÀ QUÂN TRANG TRONG THÔNG TƯ SỐ 29-TT/LB NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 1957 VỀ VIỆC SẮP XẾP LƯƠNG CHO QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH.

Nghị định số 250-TTg ngày 12 tháng 6 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ quy định chính sách phục viên và liên Bộ Nội vụ - Lao động – Tài chính đã có Thông tư số 29-TT/LB ngày 03 tháng 10 năm 1957 quy định chế độ đối với quân nhân chuyển ngành.

Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, Liên Bộ quy định lại khoản “tiền ăn và tiền quân trang” trong Thông tư số 29-TT/LB đối với quân nhân hưởng chế độ cung cấp trong thời gian còn hưởng sinh hoạt chi phí của quân đội cho thích hợp và quy định việc tạm xếp lương cho quân nhân chuyển ngành đang trực tiếp làm công tác sản xuất ở các công trường như sau:

1. TIỀN ĂN

Thông tư số 29-TT/LB quy định: tiền ăn gồm có tiền gạo, thức ăn, củi, muối tính theo tháng cuối cùng khi dời đơn vị, không thay đổi trong thời gian sáu tháng, tối đa là 9 tháng và mỗi tháng tính 30 ngày tròn.

Nay sửa lại: “mức ăn không tính theo định lượng nơi đơn vị cũ đóng mà theo định lượng tính ở địa phương người quân nhân chuyển ngành đến công tác và mỗi tháng tính 30 ngày rưỡi”. Bộ Quốc phòng sẽ quy định mức ăn tính theo định lượng ở mỗi địa phương để phổ biến cho các cơ quan, đơn vị và thi hành kể từ ngày ban hành Thông tư này. (Bảng định tiền ăn kèm theo).

2. QUÂN TRANG

Thông tư số 29-TT/LB quy định: “Chỉ cấp phát thêm cho những tháng hết hạn sử dụng quân trang đã cấp phát; tiền sẽ quy định cho hợp với giá phải mua ở Mậu dịch và công may ở thị trường”.

Nay nhận thấy tình hình chuyển ngành gần đây có khác trước, đại đa số từ Thượng sĩ trở xuống chuyển sang làm công tác ở công trường, nên quần áo mau rách. Vì vậy cần quy định lại: “kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1959, tất cả quân nhân chuyển ngành ở các công, nông trường, xí nghiệp, cơ quan không trừ tiền quân trang chưa hết hạn sử dụng mà bắt đầu từ ngày chuyển ngành, anh em được cấp tiền quần áo mỗi tháng 6 đồng cho đến khi được sắp xếp lương mới”.

3. VIỆC SẮP XẾP LƯƠNG CHO QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH CHƯA HẾT HẠN 6 THÁNG.

Thông tư số 29-TT/LB có nói: “đối với những người chuyển ngành mà vẫn tiếp tục làm công tác chuyên môn như khi còn ở bộ đội, ví dụ: lái xe, y tá, vv… hoặc những người mà cơ quan sử dụng đã hiểu rõ khả năng thì không nhất thiết phải đợi hết 6 tháng mà có thể xếp lương sớm hơn”.

Liên bộ xin nhắc lại các ngành, các cấp, nếu nơi nào có trường hợp như trên cần tranh thủ sắp xếp lương cho anh em không phải đợi hết 6 tháng hoặc 9 tháng.

Riêng quân nhân chuyển ngành hiện đang làm công tác trực tiếp sản xuất ở các công trường, thì các ngành cần tranh thủ tạm xếp lương. Những quân nhân chuyển ngành chưa có nghề chuyên môn đang học nghề ở các công trường cũng tạm xếp vào thang lương công nhân không chuyên nghiệp như anh em đang công tác, sau khi học xong sẽ xếp vào thang lương thích hợp. Khi tạm xếp, nếu có người mức lương và phụ cấp khu vực (nếu có) thấp hơn sinh hoạt phí cũ thì được giữ nguyên sinh hoạt phí cũ cho đến 6 tháng hoặc 9 tháng kể từ ngày chuyển ngành.

Sau khi sắp xếp, anh em được hưởng các chế độ khác áp dụng đối với công nhân ở công trường như: thưởng tăng năng suất, làm thêm giờ, vv…

Ngoài ra, trong thời gian còn hưởng sinh hoạt phí của quân đội như khi đã sắp xếp lương mới, các quyền lợi khác, như: tập thể phí, học tập phí, giải trí phí, vv… đều thi hành thống nhất theo chế độ ở cơ quan, công trường, xí nghiệp, như đối với cán bộ, công nhân khác. Nhưng cơ quan, công trường, xí nghiệp cần cố gắng giải quyết trong phạm vi đã có chế độ để bảo đảm quyền lợi cho anh em.

Trên đây Liên bộ chỉ quy định những vấn đề thuộc về chế độ ở cơ quan, xí nghiệp, công trường áp dụng đối với những quân nhân đã chuyển ngành, còn những quyền lợi đối với quân nhân khi chưa chuyển ngành thì thuộc phạm vi các cơ quan có thẩm quyền của quân đội giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG

 
 


Tô Quang Đẩu

BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG

 


 
Nguyễn Văn Tạo

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH



 
 
Trịnh Văn Bính

 

 

 

BỘ QUỐC PHÒNG T.T.L.
TỔNG CỤC HẬU CẦN
Số: 774-ccl

 

 

BẢNG TIỀN ĂN

TÍNH THEO TỪNG ĐỊA PHƯƠNG CHO QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH (HẠ SĨ QUAN) NĂM 1959

 

ĐỊA PHƯƠNG

Tiền ăn 1 tháng

ĐỊA PHƯƠNG

Tiền ăn 1 tháng

Hà nội ……

23đ10

Xuân mai (Hà đông)…

22.50

Hải phòng…….

23.00

Thái nguyên……

22.00

Kiến an……

23.00

Bắc cạn……

22.50

Hải dương……

22.50

Lạng sơn……

22.70

Thái bình……

22.20

Cao bằng……

21.70

Hưng yên……

21.50

Hà giang…….

22.50

Hồng gai……

22.90

Tuyên quang……

22.10

Hải ninh……

21.50

Yên bái……

22.10

Quảng yên……

22.00

Lào cai……

23.50

Bắc giang……

22.20

Phú thọ……

22.10

Bắc ninh……

22.60

Vĩnh phúc……

22.40

Nam định phố……

22.30

Đa phúc (Vĩnh phúc)….

23.00

Nam định……

21.70

Vinh……

21.90

Thanh hóa 1……

22.60

Nghệ an…….

21.70

Thanh hóa 2……

23.20

Hà tĩnh…..

21.90

Thanh hóa 3……

23.40

Quảng bình…….

21.60

Ninh bình……

21.90

Vĩnh linh……

22.20

Hà nam……

22.20

Tây bắc……

23.90

Hòa bình……

22.80

 

 

Sơn tây…….

22.90

 

 

Hà đông……

22.30

 

 

Ghi chú:

1. Tiền ăn một tháng gồm có:

- Tiền gạo tính thống nhất mỗi ngày là 0kg800, giá 0đ40 một kg,

- Tiền thức ăn, củi (kg), muối (20g) theo giá địa phương của quý I-1959, làm mức cố định tính cho cả năm (so sánh giá quý I cao hơn các quý khác).

Tiền ăn thêm các ngày lễ trong 1 năm là 4đ20, chia bình quân mỗi tháng là 0đ35 đã cộng vào tiền ăn hàng tháng ghi trên.

2. Thanh hóa 1 - Gồm có: Thị xã và các huyện khác.

Thanh hóa 2 - Gồm có: Nga sơn, Hoằng hóa, Tĩnh gia, Sầm sơn.

3. Thanh hóa 3 - Gồm có: Quan hoa, Ba thước.

 

TỔNG CỤC HẬU CẦN
BỘ THAM MƯU

 


 
Nguyễn Ngọc Minh