HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM-UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/1999/TTLT/BVCSTE-HLHPN | Hà Nội , ngày 02 tháng 7 năm 1999 |
Công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong những năm qua được Hội liên hiệp Phụ nữ phối hợp với Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp: Truyền thông giáo dục về Công ước Quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phụ nữ và trẻ em; truyền thông cuốn sách "Những đều cần cho sự sống". Thực hiện các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em đã thu được những kết quả đáng kể. Hội phụ nữ đã phát động hai cuộc vận động "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình"; "Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em bỏ học" với các phong trào: "Li sữa, quả trứng dành cho trẻ em"; phòng chống suy dinh dưỡng; xây dựng hệ sinh thái VAC, tạo bữa ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng. Tổ chức các hội thi: "Kiến thức mẹ, sức khoẻ con"; "tuyên truyền viên giỏi về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em"... Xây dựng quỹ "Vì trẻ thơ"; quỹ "Học bổng Nguyễn Thị Định"; quỹ "Học bổng Nguyễn Thị Minh Khai" để giúp đỡ và đỡ đầu trẻ em nghèo hiếu học.
Hoạt động của các cấp hội phụ nữ có tác dụng trực tiếp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người mẹ, của gia đình, cộng đồng góp phần thiết thực cải thiện đời sống trẻ em.
Tuy nhiên việc thực hiện các quan điểm của Đảng về "Dành ưu tiên cho trẻ em", "Toàn xã hội chăm lo công tác trẻ em", việc thực hiện các mục tiêu chương trình vì trẻ em 1991-2000 còn nhiều bức xúc đòi hỏi còn có sự phối hợp và tập trung giải quyết theo tinh thần Thông tri 04/TT-BTC, ngày 30 tháng 7 năm 1998 của thường trực Bộ Chính trị về "Tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em".
Với ý nghĩa đó, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thống nhất hành động về việc tăng cường phối hợp hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con tốt, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.
1. Nâng cao kiến thức, trách nhiệm, kỹ năng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, nếp sống văn hoá lành mạnh; tổ chức giáo dục, học tập cho bà mẹ, trẻ em; chăm sóc sức khoẻ dinh dưỡng phụ nữ và trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
2. Đẩy mạnh lồng ghép phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em, kết hợp với việc thực hiện phong trào: "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc" của Hội liên hiệp Phụ nữ, tập trung vào một số hoạt động chăm lo phát triển toàn diện cho con em, chú ý công tác bảo vệ, phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái phục hồi tái hoà nhập trẻ em bị xâm hại. Phát động phong trào với nội dung thiết thực từng thời kỳ nhằm động viên tất cả hội viên, từng gia đình, toàn xã hội tham gia xây dựng thế hệ mầm non, giải quyết những vấn đề bức xúc của trẻ em ngay tại địa phương.
3. Phối hợp tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách, luật pháp và tham gia xây dựng các chính sách có liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp phối hợp tạo điều kiện giúp đỡ nhau thực hiện các nội dung cơ bản sau:
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, kết hợp với việc tuyên truyền Công ước Ce daw, thông qua các hình thức "Câu lạc bộ giáo dục gia đình", "Lớp học làm mẹ" phổ biến kiến thức khoa học về xây dựng gia đình, nuôi dậy và bảo vệ con; truyền thông cuốn sách gia đình với trẻ em.
2. Xây dựng và phát triển phong trào "Gia đình nuôi dạy con tốt", chăm lo cho sự phát triển toàn diện của con em, ngăn ngừa tệ nạn xã hội đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái. Phối hợp với các ngành ký kết và lồng ghép triển khai các chương trình: chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; tiêm chủng mở rộng; phòng chống suy dinh dưỡng; phổ cập giáo dục tiểu học; xoá mù và thất học cho trẻ em; phòng chống tội phạm; phòng chống trẻ em bị xâm hại tình dục, buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới; phòng chống ma tuý...
3. Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ các cấp cùng phát động phong trào mỗi đơn vị có công trình giúp đỡ trẻ em các địa phương khó khăn về nhà trẻ, mẫu giáo, khoa nhi đặc biệt là trong diện các xã nghèo, ưu tiên cho chương trình giúp đỡ trẻ em gái bị thiệt thòi.
4. Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng với Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ cho sinh hoạt "câu lạc bộ giáo dục gia đình", "Lớp học làm mẹ", lồng ghép các nội dung hoạt động của Hội Phụ nữ các cấp với việc hướng dẫn bồi dưỡng nâng cao năng lực về giới; kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; năng lực công tác xã hội; năng lực kiểm tra, giám sát thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trẻ em.
5. Phối hợp tổ chức nghiên cứu một số vấn đề về gia đình và trẻ em; nghiên cứu, kiến nghị với Nhà nước bổ sung, sửa đổi các chính sách, pháp luật có liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
1. Căn cứ Thông tư này Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có kế hoạch chi tiết cho phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương mình để thực hiện có hiệu quả các nội dung nêu trên. Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ban Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam hàng năm có hội nghị kiểm điểm đánh giá việc thực hiện Thông tư này và thông báo tới các địa phương.
2. Ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt các hoạt động nêu trong Thông tư liên tịch này, tổ chức hội nghị kiểm điểm theo định kỳ hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện thông tư theo 6 tháng, 1 năm về Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề chưa phù hợp, đề nghị phản ánh về Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Trung ương Hội liệp phụ nữ Việt Nam để nghiên cứu bổ sung kịp thời.
Hà Thị Khiết (Đã ký) | Trần Thị Thanh Thanh (Đã ký) |
- 1 Công văn 2294/VPCP-NC năm 2017 về vụ xâm hại trẻ em ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 12/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cộng đồng do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3 Chương trình 4646/CTPH-BVHTTDL-HLHPNVN phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đẩy mạnh công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững giai đoạn 2012-2015
- 1 Chương trình 4646/CTPH-BVHTTDL-HLHPNVN phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đẩy mạnh công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững giai đoạn 2012-2015
- 2 Thông tư 12/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cộng đồng do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3 Công văn 2294/VPCP-NC năm 2017 về vụ xâm hại trẻ em ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Thông tư 22/2020/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành