Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THƯƠNG MẠI
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ CÔNG NGHIỆP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2003/TTLT/BTM-KHĐT-CN

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2003 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VIỆC GIAO VÀ THỰC HIỆN HẠN NGẠCHHÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2003

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 669/CP-KTTH ngày 21/5/2003 của Chính phủ về triển khai Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ;
Căn cứ Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ và việc thực hiện xuất khẩu trong năm 2002, 3 tháng đầu năm 2003 của các thương nhân;
Căn cứ năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may vào Thị trường Hoa Kỳ của thương nhân;
Liên Bộ Thương mại - Kế hoạch và Đầu tư - Công nghiệp hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2003 như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi áp dụng hạn ngạch

Hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ có 38 chủng loại mặt hàng (gồm 13 Cat. đôi và 12 Cat. đơn ) được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

2. Đối tượng thực hiện

Thương nhân sản xuất hàng dệt may thuộc mọi thành phần kinh tế có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc có Giấy phép đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm 2002, 3 tháng đầu năm 2003 và hoặc có năng lực sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

II. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HẠN NGẠCH

1. Phân giao hạn ngạch

1.1. Căn cứ để phân giao hạn ngạch

- Kết quả xuất khẩu năm 2002, 3 tháng đầu năm 2003 và năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu (số lượng công nhân, thiết bị, hợp đồng ...) trên cơ sở báo cáo của thương nhân. Trường hợp xét thấy Báo cáo không chính xác, Tổ giám sát liên ngành sẽ thực hiện hậu kiểm.

- Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm may mặc sử dụng vải sản xuất trong nước.

- Thương nhân thuộc vùng kinh tế khó khăn có hợp đồng sản xuất, gia công hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

1.2. Việc phân giao hạn ngạch

Việc phân giao hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ được tiến hành công khai, minh bạch, hợp lý và đúng đối tượng, cụ thể như sau:

a) Dành từ 65-70% hạn ngạch 2003 để phân giao cho các thương nhân trên cơ sở kết quả xuất khẩu của thương nhân trong năm 2002, 3 tháng đầu năm 2003;

b) Dành từ 23-28% hạn ngạch để phân giao cho:

- Thương nhân có năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu lớn nhưng mới tham gia xuất khẩu cuối năm 2002 hoặc đầu năm 2003;

- Thương nhân chưa xuất khẩu trong năm 2002, 3 tháng đầu năm 2003 nhưng có hợp đồng xuất khẩu trong năm 2003 trên cơ sở năng lực sản xuất của thương nhân, ưu tiên thương nhân đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại sản xuất hàng dệt may xuất khẩu có giá trị cao.

Tỷ lệ chính xác ghi tại mục a và b sẽ xác định sau khi có kết quả kiểm tra của Tổ giám sát liên ngành.

- Dành 3% phân giao cho thương nhân ký hợp đồng sản xuất và xuất khẩu trực tiếp với các tập đoàn nhập khẩu, phân phối lớn của Hoa Kỳ.

c) Dành 7% hạn ngạch hỗ trợ cho các thương nhân sử dụng nguyên liệu vải sản xuất trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu và hỗ trợ cho các thương nhân thuộc các vùng kinh tế khó khăn có năng lực sản xuất và có hợp đồng xuất khẩu.

1.3. Thời hạn phân giao hạn ngạch

Đợt I tạm giao 80% hạn ngạch:

a) Vào cuối tháng 5/2003 cho thương nhân đã và đang xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo các văn bản số 0677TM/XNK ngày 18/3/2003; văn bản số 0962TM/XNK ngày 28/4/2003 và văn bản số 1024TM/XNK ngày 7/5/2003 của Bộ Thương mại.

b) Vào cuối tháng 6/2003 cho thương nhân đã và đang xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ nhưng chưa có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đợt I theo các văn bản số 0677TM/XNK, số 0962TM/XNK của Bộ Thương mại và cho thương nhân chưa xuất khẩu trong năm 2002, 3 tháng đầu năm 2003 nhưng có năng lực sản xuất, có hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2003, có báo cáo theo quy định của Bộ Thương mại.

Đợt II: 20% hạn ngạch còn lại sẽ giao tiếp cho 2 loại đối tượng trên sau khi có kết quả kiểm tra.

2. Cấp Visa

Kể từ 01/7/2003 tất cả 38 chủng loại mặt hàng (Cat.) được quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải có Visa do các Phòng XNK thuộc Bộ Thương mại tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Đồng Nai cấp.

Việc cấp Visa Bộ Thương mại sẽ có quy định tại văn bản riêng.

III. NHỮNG QUY ĐỊNH THỰC HIỆN

1. Hiệu lực thực hiện

Việc xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ được thực hiện trên cơ sở Thông báo giao hạn ngạch của Bộ Thương mại có hiệu lực từ 01/5/2003 đến 31/12/2003. Thông báo này được công bố trên các Báo Thương mại, Công nghiệp và Đầu tư và tại các Phòng Quản lý XNK khu vực của Bộ Thương mại. Thương nhân có bản Thông báo giao hạn ngạch liên hệ trực tiếp với các Phòng Quản lý XNK khu vực để làm thủ tục xuất khẩu (xin giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc VISA). Các Phòng Quản lý XNK khu vực thuộc Bộ Thương mại kiểm tra số lượng hạn ngạch đã cấp Giấy phép xuất khẩu (E/C) cho thương nhân từ 01/5/2003 và tính trừ lùi vào số lượng hạn ngạch tại Thông báo giao hạn ngạch của Bộ Thương mại theo quy định tại công văn số 1024TM/XNK ngày 07/5/2003 về hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Bộ Thương mại.

2. Hoàn trả

Thương nhân không có khả năng thực hiện hạn ngạch được giao, phải có văn bản hoàn trả lại Bộ Thương mại để giao cho các doanh nghiệp khác. Nếu doanh nghiệp hoàn trả trước 01/10/2003 sẽ được tính vào phần hạn ngạch năm sau; Nếu không thực hiện phần hạn ngạch được giao và cũng không trả lại thì năm tiếp theo sẽ không được phân bổ hạn ngạch tương ứng. Hạn ngạch không được mua bán, chuyển nhượng.

3. Chuyển đổi hạn ngạch

Trong quá trình giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu, nếu có nhu cầu chuyển đổi hạn ngạch giữa các chủng loại (Cat.) thương nhân có văn bản gửi về Bộ Thương mại để được xem xét giải quyết phù hợp với quy định của Hiệp định.

4. Uỷ thác và nhận uỷ thác

Việc uỷ thác và nhận uỷ thác được thực hiện theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 và Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ.

Hạn ngạch chỉ phân giao cho thương nhân sản xuất, không phân cho thương nhân nhận uỷ thác.

5. Phí hạn ngạch

Thương nhân được giao hạn ngạch hàng may mặc xuất khẩu sang Hoa Kỳ có nghĩa vụ nộp phí. Mức phí cụ thể căn cứ theo Quyết định của Bộ Tài chính.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam thực hiện việc phân giao hạn ngạch. Kết quả phân giao và tình hình thực hiện hạn ngạch được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và website: www.mot.gov.vn của Bộ Thương mại .

2. Các Thương nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Thông tư này và các quy định của Hiệp định Dệt may ký với Hoa Kỳ. Nếu thương nhân vi phạm các quy định của Thông tư này, của Hiệp định dệt may với Hoa Kỳ, báo cáo không trung thực hoặc có gian lận thương mại (thực hiện chuyển tải bất hợp pháp, lợi dụng VISA, C/O của Việt Nam để xuất khẩu hàng sản xuất ở nước khác ...) tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị trừ hạn ngạch (nếu có) gấp 3 lần mức vi phạm; bị thu hồi hạn ngạch, đình chỉ giao hạn ngạch hoặc truy tố theo quy định của pháp luật.

3. Liên bộ Thương mại, Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư thành lập Tổ kiểm tra Liên ngành gồm các đại diện của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, Hải quan, Sở Thương mại và Hiệp hội Dệt may Việt Nam để giám sát việc thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ và kiểm tra chống gian lận thương mại của thương nhân.

Thông tư này có hiệu lực đến ngày 31/12/2003.

 

BỘ CÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG
 



Bùi Xuân Khu

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
THỨ TRƯỞNG

 


Trương Văn Đoan

BỘ THƯƠNGMẠI
THỨ TRƯỞNG  




Mai Văn Dâu

 

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG HOA KỲ BẰNG HẠN NGẠCH

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2003/TTLT/BTM-KHĐT-CN ngày 27/5/2003)

 

Stt

Mặt hàng

Chủng loại (Cat.)

Đơn vị

 

 

 

 

1

Chỉ may, sợi để bán lẻ

200

kg

2

Sợi bông đã chải

301

kg

3

Tất chất liệu bông

332

tá đôi

4

Áo khoác nam dạng áo complê

333

tá

5

Áo khoác nam, nữ chất liệu bông

334/335

tá

6

Áo sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu bông

338/339

tá

7

Áo sơ mi nam dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo

340/640

tá

8

Áo sơ mi nữ dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo

341/641

tá

9

Váy ngắn chất liệu bông và sợi nhân tạo

342/642

tá

10

Áo sweater chất liệu bông

345

tá

11

Quần nam nữ chất liệu bông

347/348

tá

12

Quần áo ngủ chất liệu bông và sợi nhân tạo

351/651

tá

13

Đồ lót chất liệu bông và sợi nhân tạo

352/652

tá

14

Quần yếm,...

359/659-C

kg

15

Quần áo bơi

359/659-S

kg

16

Áo khoác nam chất liệu len

434

tá

17

Áo khoác nữ chất liệu len

435

tá

18

Sơ mi nam nữ chất liệu len

440

tá

19

Quần nam chất liệu len

447

tá

20

Quần nữ chất liệu len

448

tá

21

Vải bằng sợi fi-la-măng tổng hợp khác

620

m2

22

Tất chất liệu sợi nhân tạo

632

tá đôi

23

Áo sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu sợi nhân tạo

638/639

tá

24

Áo sweater chất liệu sợi nhân tạo

645/646

tá

25

Quần nam nữ chất liệu sợi nhân tạo

647/648

tá

 

Nguồn: Văn phòng Bộ

Bùi Xuân Khu

(Đã ký)

Mai Văn Dâu

(Đã ký)

Trương Văn Đoan

(Đã ký)