- 1 Bộ Luật Hình sự 1999
- 2 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 3 Thông tư liên tịch 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4 Thông tư 194/2012/TT-BTC hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ CÔNG AN - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2013/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC | Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2013 |
Để phục vụ công tác phòng ngừa, xử lý, giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
1. Thông tư này hướng dẫn việc thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu thống kê về người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; bị xử lý hình sự; tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng (gọi chung là số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật).
2. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục Hệ thống chỉ tiêu thống kê số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án, Lao động - Thương binh và Xã hội và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
1. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật phục vụ công tác nghiên cứu, tham mưu, hoạch định chính sách, nhằm hạn chế tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm và trở thành công dân có ích cho xã hội.
2. Thu thập đầy đủ, kịp thời và chính xác số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; bị xử lý hình sự; tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
1. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời.
2. Bảo đảm tính thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị tính, thời hạn và kỳ hạn thống kê.
3. Không trùng lặp, chồng chéo các số liệu, báo cáo thống kê số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm bí mật nhà nước.
1. Kinh phí thực hiện việc thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các bộ, ngành theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH & ĐT-BTTTT ngày 15/02/2012 của liên Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
THU THẬP, QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG SỐ LIỆU VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào Phụ lục Hệ thống chỉ tiêu thống kê số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật ban hành kèm theo Thông tư này tổ chức thực hiện việc thu thập số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật và cung cấp số liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu chung do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quản lý.
Điều 7. Chế độ thu thập, cung cấp và quản lý số liệu người chưa thành niên vi phạm pháp luật
1. Việc thu thập số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật được thực hiện theo hai kỳ thống kê như sau:
a) Kỳ sáu tháng (từ 01 tháng 01 đến hết 30 tháng 6);
b) Kỳ một năm (từ 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12).
2. Chậm nhất là sau 30 ngày khi kết thúc kỳ thống kê, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm cung cấp số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
3. Số liệu người chưa thành niên vi phạm pháp luật do ngành nào thu thập, thì ngành đó có trách nhiệm quản lý. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý số liệu chung của hệ thống và là cơ quan đầu mối cung cấp số liệu của hệ thống cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 03 năm 2013. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này./.
KT. VIỆN TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. CHÁNH ÁN | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 02/2013/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 04 tháng 02 năm 2013)
STT | CHỈ TIÊU THỐNG KÊ | ĐƠN VỊ | KHÁI NIỆM/ĐỊNH NGHĨA | PHÂN TỔ/NHÓM | CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH | GHI CHÚ |
Thống kê chung về người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật | ||||||
1. | NCTN bị khởi tố hình sự | Người | Số NCTN phạm tội đã bị khởi tố bị can và quyết định khởi tố đã được Viện kiểm sát phê chuẩn | Giới tính, nhóm tuổi[1], nhóm dân tộc[2], tỉnh/thành phố, tội danh theo Chương của Bộ luật Hình sự, trình độ văn hóa[3] | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
|
2. | NCTN bị truy tố | Người | Số NCTN phạm tội đã bị Viện Kiểm sát ra quyết định truy tố | Giới tính, nhóm tuổi, nhóm dân tộc, tỉnh/thành phố, tội danh theo Chương của Bộ luật Hình sự, trình độ văn hóa | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
|
3. | NCTN bị xét xử sơ thẩm | Người | Số NCTN phạm tội đã bị xét xử sơ thẩm | Giới tính, nhóm tuổi, nhóm dân tộc, tội danh theo Chương của Bộ luật Hình sự, tỉnh/thành phố | Tòa án nhân dân tối cao |
|
Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với NCTN vi phạm pháp luật để giao cho gia đình, tổ chức giám sát giáo dục | ||||||
4. | Bị can là NCTN được cơ quan điều tra ra quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự | Người | Số bị can là NCTN được cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra và miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS và Điều 164 BLTTHS để giao cho gia đình, tổ chức giám sát, giáo dục | Tỉnh/thành phố | Viện Kiểm sát nhân dân tối cao |
|
5. | Bị can là NCTN được Viện Kiểm sát miễn truy cứu trách nhiệm hình sự | Người | Số bị can chưa thành niên được Viện Kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS và Điều 169 BLTTHS để giao cho gia đình, tổ chức giám sát, giáo dục | Tỉnh/thành phố | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
|
6. | NCTN được Tòa án miễn trách nhiệm hình sự | Người | Số bị cáo là NCTN được Tòa án tuyên miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS | Tỉnh/thành phố | Tòa án nhân dân tối cao |
|
7. | NCTN được Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án do Viện Kiểm sát rút quyết định truy tố vì có căn cứ được miễn trách nhiệm hình sự | Người | Số bị cáo là NCTN đuợc Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án do Viện Kiểm sát rút quyết định truy tố trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS | Tỉnh/thành phố | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
|
Tạm giữ, Tạm giam | ||||||
8. | NCTN bị tạm giam trong giai đoạn điều tra | Người | Số NCTN vi phạm pháp luật bị cơ quan điều tra tạm giam trong giai đoạn điều tra | Tỉnh/thành phố | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
|
9. | NCTN bị tạm giam trong giai đoạn truy tố | Người | Số NCTN vi phạm pháp luật bị Viện kiểm sát tạm giam trong giai đoạn truy tố | Tỉnh/thành phố | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
|
10. | NCTN bị tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm | Người | Số NCTN vi phạm pháp luật bị Tòa án tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm | Tỉnh/thành phố | Tòa án nhân dân tối cao |
|
Nhân thân của người chưa thành niên phạm tội | ||||||
11. | NCTN tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm | Người | Số bị cáo là NCTN bị Tòa án cấp sơ thẩm xác định thuộc trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm | Giới tính, tỉnh/thành phố | Tòa án nhân dân tối cao |
|
12. | NCTN phạm tội cùng đồng phạm là người đã thành niên | Người | Những NCTN cùng thực hiện tội phạm với người đã thành niên | Tỉnh/thành phố | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
|
Áp dụng chế tài | ||||||
13. | NCTN bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng | Người | Tổng số NCTN vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. | Giới tính, nhóm dân tộc, tỉnh/thành phố, hành vi vi phạm, trình độ văn hóa, thời hạn áp dụng. | Tòa án nhân dân tối cao |
|
14. | NCTN bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn | Người | Số NCTN bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn | Giới tính, nhóm dân tộc, tỉnh/thành phố, hành vi vi phạm, trình độ văn hóa | Bộ Công an |
|
15. | Bị cáo là NCTN bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc một trong các hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ | Người | Số bị cáo là NCTN bị Tòa án sơ thẩm quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc một trong các hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ | Tỉnh/thành phố | Tòa án nhân dân tối cao |
|
16. | Bị cáo là NCTN bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng | Người | Số bị cáo là NCTN bị Tòa án sơ thẩm quyết định áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng | Tỉnh/thành phố | Tòa án nhân dân tối cao |
|
17. | Bị cáo là NCTN bị kết án tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo | Người | Số bị cáo là NCTN bị kết án tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo | Tỉnh/thành phố | Tòa án nhân dân tối cao |
|
18. | Bị cáo là NCTN bị kết án tù có thời hạn | Người | Số bị cáo là NCTN bị kết án tù có thời hạn, không kể những người đuợc hưởng án treo | Tỉnh/thành phố | Tòa án nhân dân tối cao |
|
19. | Bị cáo là NCTN được tuyên là không có tội | Người | Số bị cáo là NCTN được tuyên là không có tội | Tỉnh/thành phố | Tòa án nhân dân tối cao |
|
Tái hòa nhập cộng đồng | ||||||
20. | NCTN vi phạm pháp luật trở về cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng | Nguời | Tổng số NCTN vi phạm pháp luật trở về địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng | Giới tính, nhóm tuổi, nhóm dân tộc, tỉnh/thành phố, trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình | Bộ Công an |
|
21. | NCTN vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng | Người | Tổng số NCTN vi phạm pháp luật sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng trở về địa phương được tiếp tục (hoặc không tiếp tục) học văn hóa hoặc học nghề, tạo việc làm nhằm phòng ngừa tái vi phạm pháp luật | Giới tính, nhóm tuổi, nhóm dân tộc, tỉnh/thành phố, trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
|
[1] Người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính: NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
Người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự: NCTN bị khởi tố hình sự
[2] Nhóm dân tộc gồm: dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số
[3] Trình độ văn hóa gồm: Mù chữ; Tiểu học; Trung học cơ sở; Trung học phổ thông
- 1 Thông tư 194/2012/TT-BTC hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
- 3 Thông tư liên tịch 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH hướng dẫn quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 6 Bộ Luật Hình sự 1999
- 1 Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH hướng dẫn quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội