VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC | Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2012 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Luật tố tụng hành chính về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính, bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính (sau đây viết tắt là Luật TTHC) về thủ tục tiến hành một số nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính.
Điều 2. Chuyển hồ sơ vụ án hành chính
1. Tòa án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Luật TTHC, trừ trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Việc chuyển hồ sơ vụ án được thực hiện như sau:
a) Tòa án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ vụ án cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Tòa án theo quy định tại Điều 124 Luật TTHC để mở phiên tòa theo quy định tại khoản 3 Điều 117 Luật TTHC.
b) Tòa án cấp phúc thẩm gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Tòa án thụ lý vụ án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Tòa án theo quy định tại Điều 200 Luật TTHC để mở phiên tòa theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Luật TTHC.
c) Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm gửi hồ sơ vụ án cùng với quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Chánh án Tòa án ra quyết định kháng nghị. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 216 và Điều 238 Luật TTHC để mở phiên tòa theo quy định tại Điều 221 hoặc Điều 238 Luật TTHC.
d) Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn, xét kháng cáo, kháng nghị về phần án phí và phiên họp phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm gửi đơn kháng cáo quá hạn, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn (nếu có) hoặc hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp sau khi Tòa án nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu kèm theo hoặc sau khi Tòa án thụ lý để giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ, tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để mở phiên họp theo quy định tại Điều 178 hoặc Điều 207 Luật TTHC.
2. Việc chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để xem xét kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được thực hiện như sau:
Sau khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà Viện kiểm sát xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu.
Chậm nhất là ngay sau khi hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm quy định tại Điều 183 Luật TTHC, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm.
3. Khi Tòa án,Viện kiểm sát xét thấy cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì việc chuyển hồ sơ vụ án được thực hiện như sau:
a) Tòa án cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp tỉnh có văn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện đã ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chuyển hồ sơ vụ án đó cho Tòa án cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp tỉnh. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản yêu cầu Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án đó cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuyển hồ sơ, Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu.
b) Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị giám đốc thẩm hoặc kháng nghị tái thẩm thì Viện kiểm sát chuyển ngay hồ sơ vụ án cùng với quyết định kháng nghị cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 216 hoặc Điều 238 Luật TTHC để mở phiên tòa theo quy định tại Điều 221 hoặc Điều 238 Luật TTHC; đồng thời thông báo cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát biết.
4. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì việc chuyển hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cùng nhận được văn bản yêu cầu của Tòa án và Viện kiểm sát hoặc trường hợp đã nhận được văn bản yêu cầu của Viện kiểm sát trước nhưng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, hồ sơ chưa được chuyển cho Viện kiểm sát mà lại nhận được yêu cầu của Tòa án thì Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ cho Tòa án có yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát có yêu cầu biết.
b) Trường hợp Tòa án hoặc Viện kiểm sát là cơ quan nhận hồ sơ trước thì trong thời hạn 03 tháng (đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời hạn không quá 06 tháng) kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, nếu Tòa án, Viện kiểm sát không kháng nghị thì việc chuyển hồ sơ được thực hiện như sau:
b.1) Trường hợp Tòa án là cơ quan nhận hồ sơ trước nhưng trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Tòa án không kháng nghị, nếu Viện kiểm sát vẫn tiếp tục có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát đã có yêu cầu và thông báo ngay cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho mình biết; nếu Viện kiểm sát đã có yêu cầu không tiếp tục yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án trả lại hồ sơ cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.
Trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Viện kiểm sát có yêu cầu đã nhận được hồ sơ không kháng nghị thì Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.
b.2) Trường hợp Viện kiểm sát là cơ quan nhận hồ sơ trước nhưng trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Viện kiểm sát không kháng nghị, nếu Tòa án vẫn tiếp tục có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển hồ sơ cho Tòa án đã có yêu cầu và thông báo ngay cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho mình biết; nếu Tòa án đã có yêu cầu không tiếp tục yêu cầu chuyển hồ sơ thì Viện kiểm sát trả lại hồ sơ cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.
Trong thời hạn được hướng dẫn tại điểm b khoản này mà Tòa án có yêu cầu đã nhận được hồ sơ không kháng nghị thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án đã chuyển hồ sơ ban đầu.
c) Trường hợp thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn lại không quá 06 tháng hoặc trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đã ra quyết định hoãn thi hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc có yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành án đối với phần dân sự trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính hoặc trường hợp để phục vụ hoạt động giám sát của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thì Tòa án và Viện kiểm sát phối hợp trong việc chuyển hồ sơ vụ án để bảo đảm việc xem xét, giải quyết.
5. Trước khi mở phiên tòa, phiên họp nếu hồ sơ vụ án đã được chuyển cho Viện kiểm sát mà có chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập bổ sung thì Tòa án chuyển cho Viện kiểm sát bản sao chứng cứ đó.Việc chuyển bản sao chứng cứ cho Viện kiểm sát trong trường hợp này phải bảo đảm thời gian để Viện kiểm sát nghiên cứu, tham gia phiên tòa, phiên họp.
6. Việc chuyển hồ sơ vụ án có thể được thực hiện theo cách thức chuyển bằng đường bưu chính hoặc chuyển trực tiếp.
Tất cả tài liệu có trong hồ sơ vụ án (bao gồm tài liệu cũ và tài liệu mới bổ sung, nếu có) đều phải được đánh số thứ tự và có bản kê danh mục các tài liệu. Trước khi chuyển hồ sơ vụ án từ Tòa án sang Viện kiểm sát hoặc ngược lại, cơ quan chuyển hồ sơ phải kiểm tra đầy đủ tài liệu trong hồ sơ vụ án đó.
Trường hợp gửi hồ sơ theo đường bưu chính thì người trực tiếp nhận hồ sơ đầu tiên của Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải kiểm tra niêm phong; nếu niêm phong không còn nguyên vẹn thì phải lập biên bản ngay xác nhận tình trạng hồ sơ, có xác nhận của nhân viên bưu chính và báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan gửi hồ sơ để phối hợp giải quyết. Trường hợp niêm phong còn nguyên vẹn, nhưng qua kiểm tra phát hiện tài liệu có trong hồ sơ bị thiếu so với bản kê danh mục các tài liệu thì phải báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách để lập biên bản ngay và thông báo cho cơ quan chuyển hồ sơ biết để phối hợp giải quyết. Ngày nhận hồ sơ là ngày cơ quan nhận hồ sơ tiếp nhận hồ sơ tại trụ sở của mình.
Trường hợp hồ sơ vụ án được chuyển trực tiếp thì thủ tục giao nhận hồ sơ do Tòa án chuyển cho Viện kiểm sát được thực hiện tại trụ sở Viện kiểm sát; thủ tục giao nhận hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển trả cho Tòa án được thực hiện tại trụ sở Tòa án. Người nhận hồ sơ vụ án phải đối chiếu bản kê danh mục tài liệu với tài liệu đã được đánh số thứ tự trong hồ sơ. Việc giao nhận phải được lập biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm giao nhận hồ sơ, tình trạng hồ sơ, có chữ ký và họ tên của những người tiến hành giao nhận hồ sơ.
1. Việc thông báo Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
a)Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngàynhận được văn bản thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 114 Luật TTHC, Viện trưởng Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Trường hợp vụ án phức tạp, phiên tòa có thể phải kéo dài nhiều ngày và xét thấy cần thiết thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thể phân công Kiểm sát viên dự khuyết. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phân công Kiểm sát viên,Viện kiểm sát phải gửi cho Tòa án văn bản phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia phiên tòa. Văn bản phân công Kiểm sát viên phải nêu rõ họ tên của Kiểm sát viên và Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) được Viện trưởng phân công tham gia phiên tòa.
b) Sau khi Viện kiểm sát cùng cấp nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc đã chuyển hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm theo khoản 1 Điều 180 Luật TTHC, Viện kiểm sát phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp việc Tòa án đã chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Tòa án cấp phúc thẩm chuyển đến, Viện kiểm sát phải gửi cho Tòa án văn bản phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm. Văn bản phân công Kiểm sát viên phải nêu rõ họ tên của Kiểm sát viên và Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) được Viện trưởng phân công tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm.
2. Thông báo thay đổi việc phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
a) Sau khi thông báo cho Tòa án biết việc phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia phiên tòa, phiên họp, nếu thay đổi việc phân công Kiểm sát viên đó thì Viện kiểm sát gửi cho Tòa án văn bản thông báo về việc phân công Kiểm sát viên khác thay thế. Trong văn bản thông báo ghi đầy đủ họ tên của Kiểm sát viên thay thế.
b) Trước khi mở phiên tòa, phiên họp, nếu Tòa án nhận được đơn yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên thì Tòa án chuyển ngay đơn yêu cầu đó cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật TTHC. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên, Viện kiểm sát phải thông báo cho Tòa án biết việc thay đổi hay không thay đổi Kiểm sát viên. Trường hợp thay đổi Kiểm sát viên thì việc thông báo được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này. Trường hợp không thay đổi Kiểm sát viên thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không thay đổi.
Trường hợp Viện kiểm sát nhận được đơn yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa, phiên họp nhưng tính đến ngày mở phiên tòa, phiên họp theo ấn định của Tòa án, thời gian còn lại không quá 07 ngày làm việc mà Viện kiểm sát chưa phân công được Kiểm sát viên khác thay thế thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án. Việc thay đổi và thông báo về việc thay đổi Kiểm sát viên được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Nếu tại phiên tòa, phiên họp Hội đồng xét xử ra quyết định thay đổi Kiểm sát viên theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật TTHC thì Tòa án gửi ngay quyết định thay đổi Kiểm sát viên cùng với quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật TTHC.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp,Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định phân công Kiểm sát viên khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết. Việc thông báo được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 4. Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Viện kiểm sát xét thấy cần xác minh, thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án có căn cứ và đúng pháp luật thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật TTHC. Tòa án thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 78 Luật TTHC.
2. Trước khi mở phiên tòa, Viện kiểm sát gửi văn bản yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ đến Tòa án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Văn bản yêu cầu phải nêu rõ chứng cứ cần xác minh, thu thập, lý do cần xác minh, thu thập chứng cứ đó. Tòa án gửi cho Viện kiểm sát bản sao tài liệu, chứng cứ mà Tòa án thu thập được trước khi mở phiên tòa. Nếu tại phiên tòa, Tòa án mới nhận được tài liệu, chứng cứ đó thì Tòa án công bố tài liệu, chứng cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 153 Luật TTHC.
Trường hợp việc xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát là không thể thực hiện được hoặc Tòa án xét thấy không cần thiết thì chậm nhất là đến ngày hết thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm theo quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định tại khoản 3 Điều 117 Luật TTHC, hết thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm theo quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định tại khoản 3 Điều 191 Luật TTHC, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết. Văn bản thông báo nêu rõ lý do không thể thực hiện được việc xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc lý do Tòa án xét thấy không cần thiết.
3. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ phải nêu rõ chứng cứ cần xác minh, thu thập, lý do cần xác minh, thu thập chứng cứ đó. Nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa. Trường hợp Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ của Kiểm sát viên thì phải hoãn phiên tòa, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 4 Điều 78 Luật TTHC mà các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cung cấp được chứng cứ tại phiên tòa và việc xem xét, thẩm định tại chỗ có thể tiến hành được. Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của Kiểm sát viên tại phiên tòa và việc Hội đồng xét xử chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
4. Trường hợp đã hoãn phiên tòa, nhưng việc xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Kiểm sát viên là không thể thực hiện được hoặc Hội đồng xét xử xét thấy không cần thiết thì Hội đồng xét xử thông báo cho Kiểm sát viên bằng văn bản trước ngày Tòa án tiếp tục xét xử vụ án. Thông báo nêu rõ lý do không thể thực hiện được việc xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Kiểm sát viên hoặc lý do Hội đồng xét xử xét thấy không cần thiết.
Điều 5. Viện kiểm sát tiến hành thu thập chứng cứ
1. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật TTHC trong các trường hợp sau:
a) Viện kiểm sát thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;
b) Sau khi đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát có quyền thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Viện kiểm sát yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật TTHC. Yêu cầu phải bằng văn bản, nêu rõ hồ sơ, tài liệu, vật chứng cần cung cấp.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì phải gửi cho Viện kiểm sát văn bản nêu rõ lý do.
3. Chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Viện kiểm sát theo yêu cầu của Viện kiểm sát được chuyển cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án và được bảo quản tại Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật TTHC. Thủ tục giao nhận chứng cứ được thực hiện theo hướng dẫn tại
Điều 6. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản phiên tòa, phiên họp
Sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên có quyền kiểm tra biên bản phiên tòa, phiên họp. Nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản. Yêu cầu của Kiểm sát viên được thực hiện ngay và Kiểm sát viên ký xác nhận vào những nội dung sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 140 Luật TTHC.
THỦ TỤC GỬI VĂN BẢN TỐ TỤNG GIỮA TÒA ÁN VÀ VIỆN KIỂM SÁT
1. Việc gửi văn bản trả lại đơn khởi kiện cho Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật TTHC phải được thực hiện theo từng vụ án.
2. Trường hợp có khiếu nại của đương sự hoặc kiến nghị của Viện kiểm sát về việc trả lại đơn khởi kiện thì quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện quy định tại khoản 2 Điều 110 Luật TTHC được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp; Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quy định tại khoản 3 Điều 110 Luật TTHC được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị.
Điều 8. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc chuyển hồ sơ vụ án
Trường hợp có khiếu nại của đương sự hoặc kiến nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật TTHC thì quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Văn bản thông báo của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 67 và Điều 68 Luật TTHC được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Điều 10. Gửi văn bản thông báo về việc kháng cáo, thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo của đương sự
1. Tòa án cấp sơ thẩm gửi ngay văn bản thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc kháng cáo của đương sự theo quy định tại khoản 1 Điều 180 Luật TTHC. Việc gửi văn bản thông báo về việc kháng cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp phải được thực hiện theo từng vụ án. Trường hợp trong một vụ án có nhiều đương sự kháng cáo thì Tòa án có thể thông báo trong một văn bản về việc kháng cáo của các đương sự trong vụ án đó.
2. Trước khi mở phiên tòa mà đương sự thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm gửi ngay văn bản thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo của đương sự theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật TTHC. Trường hợp trong một vụ án có nhiều đương sự thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo thì Tòa án có thể thông báo trong một văn bản về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo của các đương sự trong vụ án đó.
Điều 11. Gửi văn bản thông báo, quyết định về việc xem xét kháng cáo quá hạn
1. Tòa án cấp phúc thẩm gửi văn bản thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian mở phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn quy định tại khoản 2 Điều 178 Luật TTHC. Trường hợp hoãn phiên họp thì thông báo thời gian mở lại phiên họp sau khi hoãn.
2. Viện kiểm sát gửi ngay cho Tòa án cấp phúc thẩm văn bản thông báo việc phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp, văn bản thông báo thay đổi việc phân côngKiểm sát viên (nếu có). Nội dung văn bản thông báo thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch này.
3. Tòa án cấp phúc thẩm gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn, quyết định không chấp nhận kháng cáo quá hạn quy định tại khoản 2 Điều 178 Luật TTHC trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Tòa án ra quyết định.
2. Tòa án cấp phúc thẩm gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát đã giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật TTHC trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
1. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp văn bản thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 217, Điều 238 Luật TTHC.
Văn bản thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 Điều 217, Điều 238 Luật TTHC được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm gửi văn bản thông báo cho Viện kiểm sát về thời gian mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm; trường hợp hoãn phiên tòa thì thông báo thời gian mở lại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm sau khi hoãn.
VIỆN KIỂM SÁT THAM GIA PHIÊN TÒA, PHIÊN HỌP
Điều 14. Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm
1. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về những vấn đề sau:
a) Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án;
b) Phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng hành chính, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án, không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án.
2.Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa để lưu vào hồ sơ vụ án.
Điều 15. Viện kiểm sát tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn
1. Kiểm sát viên được phân công có nhiệm vụ tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét kháng cáo quá hạn phải hoãn phiên họp.
2. Tại phiên họp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm kể từ khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn cho đến trước thời điểm Hội đồng xét kháng cáo quá hạn ra quyết định; phát biểu quan điểm về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn, phân tích làm rõ quan điểm của Viện kiểm sát.
Điều 16. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm
1. Trường hợp chỉ có kháng nghị củaViện kiểm sát thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; có quyền xuất trình bổ sung hồ sơ, tài liệu, vật chứng; phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm;
b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm;
c) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị.
2. Trường hợp chỉ có kháng cáo của đương sự thì việc phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng cáo;
b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về các nội dung hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
3. Trường hợp vừa có kháng cáo của đương sự, vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến theo trình tự sau:
a) Phát biểu về kháng cáo của đương sự theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Trình bày kháng nghị của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Phát biểu ý kiến về các nội dung hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
4.Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, phiên họp để lưu vào hồ sơ vụ án.
Điều 17. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; có quyền xuất trình bổ sung hồ sơ, tài liệu, vật chứng; phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
b) Phát biểu quan điểmcủa Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
2. Trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kháng nghị, nêu rõ lý do nhất trí hoặc không nhất trí với quan điểm kháng nghị của Chánh án Tòa án;
b) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và phải được gửi cho Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa để lưu vào hồ sơ vụ án.
KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 18. Quyền yêu cầu của Viện kiểm sát đối với Tòa án
1. Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án cùng cấp và Tòa án cấp dưới ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương XVII Luật TTHC khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Tòa án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn quy định;
b) Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc Tòa án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn quy định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, Tòa án được yêu cầu phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã yêu cầu biết. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian thì Tòa án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án cùng cấp kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án cấp mình và Tòa án cấp dưới khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Viện kiểm sát nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Tòa án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong khi giải quyết;
c) Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc Tòa án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khi giải quyết.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này, Tòa án được yêu cầu phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã yêu cầu biết. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian thì Tòa án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Điều 19. Quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án
1. Trường hợp có căn cứ xác định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án, người có thẩm quyền không đúng pháp luật thì Viện kiểm sát kiến nghị với Tòa án cùng cấp và Tòa án cấp dưới khắc phục vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu theo hướng dẫn tại
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tòa án phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã kiến nghị biết. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian thì Tòa án có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012.
Những hướng dẫn trước đây của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về những vấn đề được hướng dẫn trong Thông tư liên tịch này hết hiệu lực thi hành.
Điều 21. Về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần được giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có giải thích, hướng dẫn bổ sung kịp thời.
KT. VIỆN TRƯỞNG | KT. CHÁNH ÁN |
- 1 Công văn 7595/VPCP-V.I năm 2018 hoàn thiện báo cáo của Chính phủ về chấp hành pháp luật tố tụng hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 2901/QĐ-TCHQ năm 2014 về Bản hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn Nghị quyết 56/2010/QH12 về thi hành Luật tố tụng hành chính do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5 Luật tố tụng hành chính 2010
- 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2 Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn Nghị quyết 56/2010/QH12 về thi hành Luật tố tụng hành chính do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3 Quyết định 2901/QĐ-TCHQ năm 2014 về Bản hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 7595/VPCP-V.I năm 2018 hoàn thiện báo cáo của Chính phủ về chấp hành pháp luật tố tụng hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành