BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/1998/TTLT-TCCP-TC-TP | Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 1998 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Thi hành Quyết định số 57/1998/QĐ-TTg ngày 5/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung Quyết định số 160/TTg ngày 15/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với giám định viên tư pháp, Liên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài Chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC BỒI DƯỠNG:
1. Những người trực tiếp giúp việc giám định viên tư pháp là kỹ thuật viên giải phẫu tử thi, xét nghiệm viên, người được giám định viên yêu cầu trong thời gian thực hiện giám định tư pháp đối với các trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 70% mức bồi dưỡng của giám định viên.
Mức bồi dưỡng được hưởng cụ thể như sau:
a. Giám định không mổ tử thi:
- Mức 21.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết trong vòng 48 giờ.
- Mức 28.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc trong 48 giờ mà phải khai quật.
- Mức 35.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày mà phải khai quật.
- Mức 42.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.
b. Giám định có mổ tử thi:
- Mức 56.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết trong vòng 48 giờ.
- Mức 70.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc trong vòng 48 giờ mà phải khai quật.
- Mức 84.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày mà phải khai quật.
- Mức 105.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.
2. Những người được cơ quan tiến hành tố tụng giao trách nhiệm có mặt trong thời gian thực hiện giám định khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, đại diện cơ quan tư pháp và đại diện cơ quan nhà nước có liên quan được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 50% mức bồi dưỡng của giám định viên.
Mức bồi dưỡng được hưởng cụ thể như sau:
a. Giám định không mổ tử thi:
- Mức 15.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết trong vòng 48 giờ.
- Mức 20.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc trong 48 giờ mà phải khai quật.
- Mức 25.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày mà phải khai quật.
- Mức 30.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.
b. Giám định có mổ tử thi:
- Mức 40.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết trong vòng 48 giờ.
- Mức 50.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc còn trong 48 giờ mà phải khai quật.
- Mức 60.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày mà phải khai quật.
- Mức 75.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.
1. Nguồn kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng do ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch mà cơ quan tiến hành tố tụng lập dự toán hàng năm.
Riêng năm 1998 kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng này cân đối trong dự toán ngân sách năm 1998 đã được Chính phủ duyệt và thông báo cho đơn vị.
2. Việc chi trả chế độ bồi dưỡng cho các đối tượng nêu ở phần I của Thông tư này do cơ quan trưng cầu giám định tư pháp thanh toán sau khi công việc giám định hoàn thành và quyết toán theo chế độ hiện hành.
3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/3/1998. Những quy định về chế độ bồi dưỡng đối với những người trực tiếp giúp giám định viên tư pháp và những người được cơ quan tố tụng giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định tư pháp trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị báo cáo về liên Bộ để nghiên cứu, giải quyết.
Nguyễn Ngọc Hiến (Đã ký) | Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) | Tô Tử Hạ (Đã ký) |
- 1 Thông tư 09/2010/TTLT-BTP-BTC-BNV hướng dẫn Quyết định 74/2009/QĐ-TTg quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp do Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Quyết định 41/QĐ-BTP năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 4 Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 1 Thông tư 09/2010/TTLT-BTP-BTC-BNV hướng dẫn Quyết định 74/2009/QĐ-TTg quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp do Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Quyết định 41/QĐ-BTP năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013