Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 04/2007/TTLT/BTNMT-BTC

Hà Nội , ngày 27 tháng 02 năm 2007

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về việc thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm công ích;
Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập dự toán kinh phí đo đạc và bản đồ và quản lý đất đai như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán kinh phí công tác đo đạc bản đồ quản lý đất đai (dưới đây gọi chung là dự án, nhiệm vụ) do ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp nhiệm vụ chi tại Thông tư liên tịch số 83/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 27 tháng 08 năm 2003 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường; làm căn cứ xác định giá giao kế hoạch hoặc đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công ích cho các đơn vị thực hiện.

2. Dự toán kinh phí công tác đo đạc bản đồ và quản lý đất đai được lập gồm đầy đủ các khoản mục chi phí để hoàn thành các công việc theo quy trình, quy phạm và các quy định kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với dự án, nhiệm vụ có định mức kinh tế kỹ thuật thì dự toán kinh phí được xây dựng trên cơ sở khối lượng công việc nhân (x) đơn giá sản phẩm và các chi phí khác (nếu có). Đối với dự án, nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật thì dự toán kinh phí được xây dựng trên cơ sở nội dung công việc, khối lượng cần thực hiện, mức chi quy định tại Thông tư này và các chế độ tài chính theo quy định hiện hành.

3. Việc thanh quyết toán các dự án, nhiệm vụ đo đạc bản đồ và quản lý đất đai thực hiện theo quy định hiện hành.

II. ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM

A. PHÂN LOẠI CÔNG VIỆC:

- Nhóm I: Gồm đo đạc thiên văn, trọng lực, tọa độ, độ cao các cấp hạng, đo lưới địa chính cơ sở, thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính cơ sở, các loại bản đồ chuyên đề;

- Nhóm II: Gồm đo đạc bản đồ địa chính, đo vẽ bản đồ địa chính từ bản đồ địa chính cơ sở, đo chỉnh lý biến động;

- Nhóm III: Gồm các công việc về quản lý đất đai.

- Ngoại nghiệp: Gồm toàn bộ các công việc đo đạc bản đồ; quản lý đất đai thực hiện ở ngoài trời;

- Nội nghiệp: Gồm toàn bộ các công việc đo đạc bản đồ, quản lý đất đai thực hiện trong nhà.

B. ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM BAO GỒM CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRỰC TIẾP VÀ KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHUNG:

Đơn giá sản phẩm = Chi phí trực tiếp (1) + Chi phí chung (2)

1. Chi phí trực tiếp bao gồm các khoản mục cấu thành nên giá trị sản phẩm (chi phí vật liệu, chi phí công cụ - dụng cụ, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc - thiết bị và chi phí năng lượng), cách tính như sau:

Chi phí trực tiếp


=

Chi phí vật liệu (a)


+

CP công cụ, dụng cụ (b)


+

Chi phí nhân công (c)


+

Chi phí khấu hao (d)


+

Chi phí năng lượng (e)

a) Chi phí vật liệu: Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm; cách tính cụ thể như sau:

Chi phí vật

=

∑ (Số lượng từng loại vật liệu theo định mức

x

Đơn giá từng liệu loại vật liệu)

- Số lượng vật liệu được xác định trên cơ sở định mức sử dụng vật liệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Đơn giá vật liệu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với công trình thuộc nhóm I, lấy theo giá bình quân các khu vực thi công trong năm và được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định; đối với công trình thuộc nhóm II, III lấy theo giá địa phương có xác nhận của Sở Tài chính.

b) Chi phí công cụ, dụng cụ: Là giá trị công cụ, dụng cụ được phân bổ trong quá trình sản xuất sản phẩm; cách tính cụ thể như sau:

Chi phí công cụ, dụng cụ

=

Số ca sử dụng công cụ dụng cụ theo định mức

x

Đơn giá sử dụng công cụ dụng cụ phân bổ cho 1 ca

Trong đó:

Đơn giá sử dụng công cụ, dụng cụ phân bổ 1 ca

=

Đơn giá công cụ dụng cụ

Niên hạn sử dụng công cụ, dụng cụ x 26 ca định mức (tháng)

- Đơn giá công cụ, dụng cụ như cách tính xác định giá vật liệu.

- Số ca sử dụng và niên hạn sử dụng công cụ, dụng cụ theo định mức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Chi phí nhân công: Gồm chi phí lao động kỹ thuật và chi phí lao động phổ thông (nếu có) tham gia trong quá trình sản xuất sản phẩm.

c.1) Chi phí lao động kỹ thuật được tính theo công thức:

Chi phí lao động kỹ thuật

=

Số công lao động kỹ thuật theo định mức

x

Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật

- Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật gồm tiền lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp lương, các khoản đóng góp và các chế độ khác cho người lao động theo quy định hiện hành.

- Nội dung và phương pháp xác định đơn giá công lao động kỹ thuật theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

c.2) Chi phí lao động phổ thông được tính theo công thức:

Chi phí lao động phổ thông

=

Số công lao động phổ thông theo định mức

x

Đơn giá ngày công lao động phổ thông

- Đơn giá công lao động phổ thông đối với công trình nhóm I, lấy theo giá bình quân chung các khu vực thi công trong năm do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định;

- Đơn giá công lao động phổ thông đối với nhóm II, III do Sở Lao động - Thương binh Xã hội và Sở Tài chính của địa phương nơi thi công quy định.

d) Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Là hao phí về máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình thực hiện công tác đo đạc bản đồ và quản lý đất đai; được xác định trên cơ sở danh mục máy, số ca sử dụng máy theo định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và mức khấu hao một ca máy; cách tính cụ thể như sau:

Chi phí khấu hao

=

Số ca máy theo định mức

x

Mức khấu hao một ca máy

Trong đó:

Mức khấu hao một ca máy

=

Nguyên giá

Số ca máy sử dụng một năm x Số năm sử dụng

- Số ca máy sử dụng một năm: Máy ngoại nghiệp là 250 ca (riêng thiết bị đo biển là 200 ca); máy nội nghiệp là 500 ca;

- Số năm sử dụng cho từng nhóm thiết bị quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.

e) Chi phí năng lượng: Là chi phí sử dụng năng lượng dùng cho máy móc thiết bị vận hành trong thời gian tham gia sản xuất sản phẩm, được tính theo công thức:

Chi phí năng lượng

=

Năng lượng tiêu hao theo định mức

x

Đơn giá
do Nhà nước quy định

2. Chi phí chung

Là chi phí có tính chất chung của đơn vị trực tiếp thực hiện như: chi phí tiền lương và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) cho bộ máy quản lý; chi phí điện, nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ cho bộ máy quản lý; chi phí sửa chữa thiết bị, công cụ, dụng cụ đối với đơn vị sự nghiệp (hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý đối với doanh nghiệp); chi hội nghị triển khai, tổng kết công tác, chi phí chuyển quân, chi phí làm nhà tạm (hoặc thuê nhà trọ) cho lực lượng thi công, chi phí nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của đơn vị sản xuất và các chi phí khác mang tính chất quản lý có liên quan đến việc thực hiện sản phẩm. Chi phí này được xác định theo lỷ lệ % tính trên chi phí trực tiếp, quy định cho từng nhóm công việc cụ thể như sau:

 

Ngoại nghiệp

Nội nghiệp

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

28%

25%

20%

22%

20%

15%

III. CHI PHÍ KHÁC

1. Chi phí khảo sát, thiết kế lập dự toán: Gồm các chi phí khảo sát, thu thập, phân tích tư liệu, lựa chọn giải pháp kỹ thuật, thiết kế công trình, chi phí xây dựng và thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán. Chi phí này được tính theo tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp; mức cụ thể như sau:

Loại công việc

Chi phí trực tiếp (Tỷ đồng)

1

2

3

4

5

10

15

20

30

40

50

Ngoại nghiệp

Tỷ lệ % tính trên chi phí trực tiếp

Nhóm I

5,00

4,38

4,17

4,06

4,00

2,75

2,08

1,75

1,42

1,16

1,00

Nhóm II

4,00

3,50

3,33

3,25

3,20

2,20

1,67

1,40

1,13

0,93

0,80

Nhóm III

3,00

2,63

2,50

2,44

2,40

1,65

1,25

1,05

0,85

0,69

0,60

Nội nghiệp

Tỷ lệ % tính trên chi phí trực tiếp

Nhóm I, II, III

2,00

1,75

1,67

1,63

1,60

1,10

0,83

0,70

0,57

0,46

0,40

Đối với những công trình có tổng chi phí trực tiếp lớn hơn 50 tỷ đồng, thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được bổ xung 0,003 của phần tăng thêm.

Đối với những công trình có tổng chi phí trực tiếp nằm trong các khoảng trên thì được tính theo phương pháp nội suy.

Ví dụ: Công trình thuộc nhóm I, có tổng chi phí trực tiếp là 8 tỷ đồng (trong đó ngoại nghiệp 5,5 tỷ đồng; Nội nghiệp 2,5 tỷ đồng) thì hệ số chi phí khảo sát thiết kế, lập dự toán được xác định như sau:

Ngoại nghiệp

= 4% -

4% - 2,75%

10 tỷ đồng - 5 tỷ đồng

x (5,5 tỷ đồng - 5 tỷ đồng) = 3,87%

Nội nghiệp

= 1,75% -

1,75% - 1,67%

3 tỷ đồng - 2 tỷ đồng

x (2,5 tỷ đồng - 2 tỷ đồng) = 1,71%

Ngoại nghiệp:   5,5 tỷ đồng x 3,87% = 212,85 triệu đồng.

Nội nghiệp:       2,5 tỷ đồng x 1,71% = 42,75 triệu đồng.

Tổng cộng:                                     = 255,60 triệu đồng.

2. Chi phí kiểm tra, nghiệm thu: Gồm toàn bộ chi phí để quản lý, giám sát quá trình thi công công trình, chi phí tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành theo quy chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chi phí thẩm định khối lượng, chất lượng, giá trị công trình. Chi phí kiểm tra nghiệm thu được tính trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo tỷ lệ sau:

 

Ngoại nghiệp

Nội nghiệp

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

3%

4%

5%

2%

3%

4%

3. Chi phí bồi thường thiệt hại (nếu có): Là chi phí đền bù cây cối thông hướng khi đo hoặc trưng dụng đất khi xây dựng mốc và tường vây. Chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng cây cối, diện tích đất và đơn giá đền bù hiện hành của địa phương.

4. Chi phí thuê tàu, thuyền: Các công trình đo đạc trên biển, đảo được tính chi phí thuê tàu, thuyền. Thời gian thuê tàu, thuyền căn cứ vào thời gian thi công ngoài đảo, biển. Đơn giá thuê tàu, thuyền theo giá địa phương có xác nhận của cơ quan tài chính hoặc của chính quyền sở tại. Căn cứ vào báo cáo khảo sát khi lập thiết kế kỹ thuật, đơn vị tính dự toán phần chi phí này cùng với việc lập thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình.

5. Chi phí ăn định lượng: Đối với các dự án thi công ngoài biển, đảo được dự toán phần chi phí ăn định lượng theo chế độ hiện hành.

6. Chi phí mua nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho công nhân trực tiếp sản xuất thi công trong khu vực thiếu nước ngọt (đã trừ chi phí nước ngọt sinh hoạt tính trong lương) và mua nước ngọt vệ sinh tàu đo đạc biển. Chi phí này được tính như sau:

Chi phí mua =

Khối lượng nước ngọt sinh nước ngọt hoạt theo định mức (m3)

x

Đơn giá mua nước ngọt tại địa phương

7. Thu nhập chịu thuế tính trước: Dự toán công trình đo đạc bản đồ và quản lý đất đai, ngoài các khoản mục chi phí nêu trên còn được tính thu nhập chịu thuế tính trước bằng 5,5% trên dự toán chi phí trong đơn giá để các đơn vị thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo chế độ hiện hành.

IV. LẬP DỰ TOÁN

1. Đối với dự án, nhiệm vụ có định mức kinh tế kỹ thuật: Căn cứ vào khối lượng công việc, điều kiện thi công của từng khu vực và đơn giá sản phẩm được ban hành, các khoản chi phí khác (nếu có), để lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, nhiệm vụ theo kết cấu chi phí quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán kinh phí chung cho cả doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp thực hiện. Khi xác định dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ do đơn vị sự nghiệp thực hiện không bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra, đối với đơn vị sự nghiiệp được giao biên chế, được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên còn phải trừ toàn bộ kinh phí đã bố trí cho số biên chế của đơn vị trong thời gian thực hiện dự án, nhiệm vụ.

2. Đối với dự án, nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật (bao gồm nhiệm vụ khảo sát, thiết kế lập dự toán; kiểm tra, nghiệm thu): Căn cứ vào nội dung công việc, khối lượng cần thực hiện, chế độ tài chính hiện hành và mức quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này, để lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, nhiệm vụ theo kết cấu chi phí quy định tại Phụ lục số 05, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị lập phương án giá sản phẩm đo đạc bản đồ và quản lý đất đai đối với các nhiệm vụ chi thuộc ngân sách trung ương thực hiện theo phương thức nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch; thẩm định và có ý kiến bằng văn bản đề nghị Bộ Tài chính ban hành.

Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị lập phương án sản phẩm đo đạc bản đồ và quản lý đất đai đối với các nhiệm vụ chi thuộc ngân sách địa phương thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng giao kế hoạch; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương ban hành sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt các dự án, nhiệm vụ đo đạc bản đồ và quản lý đất đai do ngân sách trung ương đảm bảo; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt các dự án, nhiệm vụ đo đạc bản đồ và quản lý đất đai được phân cấp cho địa phương thực hiện.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có thay đổi về chính sách chế độ, đơn giá sản phẩm, khối lượng công việc dẫn đến thay đổi dự toán kinh phí thì phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh lại dự toán dự án, nhiệm vụ.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư liên tịch số 715/2000/TTLT-TCĐC-BTC ngày 10 tháng 05 năm 2000 của Tổng cục Địa chính, Bộ Tài chính về hướng dẫn lập dự toán công tác đo đạc, lập bản đồ.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THỨ TRƯỞNG




Đặng Hùng Võ


PHỤ LỤC SỐ 01

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ CÔNG LAO ĐỘNG KỸ THUẬT
(kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính)

Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật



=

Tiền lương 1 tháng theo cấp bậc kỹ thuật quy định trong định mức

+

Các khoản phụ cấp 1 tháng theo chế độ

26 ngày

Trong đó:

- Tiền lương 1 tháng theo cấp bậc kỹ thuật quy định trong định mức thực hiện theo hệ số lương ban hành tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành.

- Các khoản phụ cấp đối với người làm công tác đo đạc lập bản đồ và quản lý đất đai gồm:

Loại phụ cấp

Văn bản quy định

Mức

A. NGOẠI NGHIỆP

 

1. Phụ cấp lao động

Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hoặc Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ LĐTBXH

- Nhóm I: mức 0,6 lương tối thiểu

- Nhóm II, III: mức 0,4 lương tối thiểu

2. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hoặc Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ LĐTBXH

Mức 0,3 áp dụng cho điều kiện lao động loại V theo danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

3. Phụ cấp trách nhiệm

Thông tư số 05/2005/TT – BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hoặc Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ LĐTBXH

Mức 0,2 lương tối thiểu cho tổ trưởng tổ bình quân 5 người

4. Phụ cấp khu vực

Thông tư liên tịch số 11/2005/TT-BNV- BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính - Ủy ban dân tộc

- Nhóm I, II: Tính bình quân trong địa bàn thi công

- Nhóm III: Áp dụng theo địa bàn thi công cụ thể

5. Phụ cấp đặc biệt

Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ

- Nhóm I, II: Tính bình quân trong địa bàn thi công.

- Nhóm III: Áp dụng theo địa bàn thi công cụ thể

6. Lương phụ

Tiền lương chi trả cho các ngày lễ tết, hội họp, học tập (34 ngày/313 ngày)

Mức 11% lương cấp bậc kỹ thuật

7. Các khoản đóng góp

Theo quy định trích BHXH, BHYT, KPCĐ

Mức 19% lương cấp bậc kỹ thuật

B. NỘI NGHIỆP

 

1. Lương phụ

Tiền lương chi trả cho các ngày lễ tết, hội họp, học tập (34 ngày/313ngày)

Mức 11% lương cấp bậc kỹ thuật

2. Các khoản đóng góp

Theo quy định trích BHXH, BHYT, KPCĐ

Mức 19% lương cấp bậc kỹ thuật

3. Phụ cấp khu vực

Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ LĐTBXH, BTC - Uỷ ban DT

- Nhóm I, II: Tính bình quân trong địa bàn thi công

- Nhóm III: Áp dụng theo địa bàn thi công cụ thể

4. Phụ cấp trách nhiệm

Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hoặc Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ LĐTBXH

Mức 0,2 lương tối thiểu cho tổ trưởng tổ bình quân 5 người

 


PHỤ LỤC SỐ 02

THỜI GIAN SỬ DỤNG THIẾT BỊ
(kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính)

I. Thiết bị có thời gian sử dụng 5 năm – 500 ca/năm;

1. Máy vi tính để bàn

2. Máy vi tính xách tay

3. Máy bộ đàm

4. Thiết bị nối mạng

II. Thiết bị có thời gian sử dụng 10 năm – 500 ca/năm

1. Trạm Spacmap

2. Trạm SIG

3. Trạm SUN

4. Trạm Scandige

5. Trạm OCAPI

6. Máy Decitometer

7. Máy quét phim

8. Máy quét bản đồ

9. Trạm tăng dày ảnh số

10. Trạm đo vẽ ảnh số

11. Phầm mềm đo vẽ, phần mềm số hoá

12. Máy vẽ Ploter (máy in phun) Ao

13. Máy xử lý phim

14. Máy đo kiểm tra phim

15. Máy tráng phim

16. Điều hoà nhiệt độ

17. Máy đo toạ độ tăng dày

18. Máy trích điểm

19. Bàn triển điểm

20. Máy triển toạ độ

21. Máy đo vẽ toàn năng

22. Máy đo vẽ ADAM

23. Máy chụp ảnh

24. Máy phiên

25. Máy phơi lam

26. May Kontac phim

27. Thiết bị điện kẽm

28. Máy in thử

29. Máy in thật

30. Máy nâng giấy

31. Máy xén giấy

32. Máy nắn Retimat - C

33. Máy sấy phim

III. Thiết bị có thời gian sử dụng 10 năm - 250 ca/năm:

1. Ôtô các loại

2. Máy đo thiên văn

3. Máy kinh vĩ quang học, kinh vĩ điện tử

4. Máy thủy chuẩn quang cơ, máy thủy chuẩn điện tử

5. Máy đo GPS

IV. Thiết bị có thời gian sử dụng 10 năm - 200 ca/năm:

1. Máy đo sâu hồi âm

2. Phần mềm đo sâu

3. Omni star; Seastar


PHỤ LỤC SỐ 03

MỘT SỐ MỨC CHI NHIỆM VỤ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
(Nhiệm vụ chưa có định mức, đơn giá)
(kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính)

STT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi (1.000đ)

Ghi chú

I

Xây dựng và xét duyệt dự án, nhiệm vụ

Tuỳ theo quy mô, tính chất và nhiệm vụ của từng đề án, dự án

1

Xây dựng đề cương

 

 

a

Xây dựng đề cương chi tiết

Đề cương

500 - 1000

b

Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát:

 - Các Dự án ≤ 1 tỷ đồng

 - Các Dự án > 1 tỷ đồng

 

 

Đề án, dự án

Đề án, dự án

 

 

500 - 1000

2000 - 4000

2

Xét duyệt đề cương

 

 

 

a

Chủ tịch hội đồng

Người/buổi

200

 

b

Thành viên hội đồng, thư ký

Người/buổi

150

 

c

Đại biểu được mời tham dự

Người/buổi

50

 

d

Nhận xét của phản biện Hội đồng xét duyệt đề cương

Bài viết

100

 

e

Bài nhận xét của uỷ viên Hội đồng

Bài viết

50

 

3

Lấy ý kiến thẩm định (bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý)

Bài viết

100 - 200

Trường hợp không thành lập Hội đồng

II

Chi thực hiện dự án, nhiệm vụ

1

Điều tra, khảo sát

 

 

 

a

Lập mẫu phiếu điều tra (khoảng 30 chỉ tiêu)

Phiếu mẫu được duyệt

200

 

b

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin

 

 

 

 

- Cá nhân

Phiếu

20

 

 

- Tổ chức

Phiếu

50

 

c

Chi cho điều tra viên (thuê ngoài)

Phiếu

30

 

d

Công khảo sát, lấy mẫu (thuê ngoài)

Công

30

Thời gian 01 công là 8h giờ

e

Chi cho người phiên dịch tiếng dân tộc

Người/ngày

40

Chỉ áp dụng cho điều tra thuộc các vùng núi cao, vùng sâu cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho điều tra viên

g

Chi cho người dẫn đường

Người/ngày

25

h

Chi cho công tác phí cho cán bộ đi điều tra, khảo sát

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ công tác phí

i

Phân tích mẫu

Thực hiện theo quy định hiện hành tại Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

2

Tổng hợp, phân tích báo cáo kết quả thực hiện dự án, nhiệm vụ

 

a

Báo cáo phân tích, đánh giá theo chuyên đề

Báo cáo

3.000 - 5.000

Tuỳ theo tính chất quy mô của từng dự án, nhiệm vụ

b

Báo cáo tổng kết dự án, nhiệm vụ

Báo cáo

5.000 - 12.000

III

Hội nghị, hội thảo 

1

Hội nghị

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ Hội nghị

2

Hội thảo

 

a

Chủ trì

Người/buổi

150

 

b

Thành viên tham dự

Người/buổi

70

 

c

Báo cáo tham luận

Bài

200

 

3

Chuyên gia phân tích, đánh giá chuyên đề

Bài viết

100 - 200

Tối đa 02 chuyên gia/chuyên đề

IV

Chi tiếp khách nước ngoài, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế

Thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ tiêu tiếp khách nước ngoài và chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam

V

Chi tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức Nhà nước

VI

Chi xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin

Thực hiện theo quy định của Nhà nước về chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin

VII

Chi xây dựng chương trình, giáo trình

Thực hiện theo quy định của nhà nước về chi biên soạn chương trình khung, giáo trình môn học

VIII

Chi dịch thuật

Thực hiện theo Quyết định số 61/2005/QĐ-BTC ngày 29/11/2006 của Bộ Tài chính ban hành một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vay nợ

IX

Chi tổ chức các cuộc thi

Thực hiện theo Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 5/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

X

Chi khấu hao máy móc thiết bị (đối với doanh nghiệp)

Thực hiện theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định

XI

Tổng kết nghiệm thu

 

 

 

1

Chủ tịch hội đồng

Người/buổi

200

 

2

Thành viên hội đồng, thư ký

Người/buổi

120

 

3

Đại biểu được mời tham dự

Người/buổi

70

 

4

Bài nhận xét của phản biện

Bài viết

200

 

5

Bài nhận xét của ủy viên

Bài viết

100

 

XII

Mức cho công tác quản lý chung

%

20

 

 


PHỤ LỤC SỐ 04

PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN NHIỆM VỤ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
(Đối với dự án, nhiệm vụ có định mức kinh tế kỹ thuật)
(kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính)

 

Nội dung cách tính

Kết quả

A

Đơn giá sản phẩm

A = A1 + A2

1

Chi phí trực tiếp

A1 = a+b+c+d+e

a

Chi phí vật liệu:

Đơn giá vật liệu x Định mức vật liệu


a

b

Chi phí công cụ, dụng cụ:

 Đơn giá công cụ, dụng cụ x số ca sử dụng theo định mức

 Niên hạn sử dụng theo định mức (tháng) x 26 ngày

 

b

c

Chi phí nhân công

c = c1 + c2

*

Chi phí lao động kỹ thuật:

Đơn giá công LĐKT x Số công theo định mức

 

c1

*

Chi phí lao động phổ thông:

Đơn giá công LĐPT x Số công theo định mức

 

c2

d

Chi phí khấu hao thiết bị:

Cách tính theo hướng dẫn tại tiết d điểm 1 mục B

phần II


d

e

Chi phí năng lượng vận hành thiết bị

Đơn giá Nhà nước quy định x Định mức tiêu hao

 

e

2

Chi phí chung:

Cách tính theo hướng dẫn tại điểm 2 mục B phần I.

 

A2 = % x A.1

B

Chi phí trong đơn giá:

Khối lượng công việc x Đơn giá sản phẩm

 

B = KL x A

C

Chi phí khác

C=g+h+i+k+l+m+n

1

Chi phí khảo sát, thiết kế, lập dự toán

Cách tính theo hướng dẫn tại mục 1 phần III

 

g

2

Chi phí kiểm tra, nghiệm thu:

Cách tính theo hướng dẫn tại mục 2 phần III

 

h

3

Chi phí bồi thường thiệt hại

Khối lượng cần bồi thường x Đơn giá

 

i

4

Chi phí thuê tàu thuyền

Số ca cần thuê tàu, thuyền x đơn giá

 

k

5

Chi phí ăn định lượng

70% mức ăn định lượng theo quy định x số ngày công thực tế

 

l

6

Chi phí mua nước ngọt

Khối lượng nước ngọt theo định mức x đơn giá

 

m

7

Thu nhập chịu thuế tính trước

Tỷ lệ % x B

 

n

D

Tổng dự toán

D = B+C

 


PHỤ LỤC SỐ 05

PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN NHIỆM VỤ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
(Đối với dự án, nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật)
(kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính)

 

Nội dung, cách tính

Kết quả

I

Chi phí trực tiếp

A

a

Chi phí vật liệu:

Đơn giá vật liệu x Khối lượng vật liệu cần sử dụng

 

a

b

Chi phí công cụ, dụng cụ:

Đơn giá công cụ, dụng cụ x số ca cần sử dụng

Niên hạn sử dụng (tháng) x 26 ngày

 

b

c

Chi phí nhân công

c

*

Chi phí lao động kỹ thuật:

Đơn giá công LĐKT theo cấp bậc kỹ thuật phù hợp x

Số công LĐKT cần thiết

 

c1

*

Chi phí lao động phổ thông:

Đơn giá công LĐPT x Số công LĐ cần thuê ngoài

 

c2

d

Chi phí khấu hao thiết bị:

Mức khấu hao ca máy x Số ca máy cần sử dụng

 

d

e

Chi phí năng lượng vận hành thiết bị

Đơn giá Nhà nước quy định x Khối lượng cần sử dụng

 

e

II

Chi phí quản lý chung: (20% x A)

B

III

Chi phí khác (Cách tính như quy định tại Phụ lục số 04)

C

1

Chi phí khảo sát, thiết kế, lập dự toán

g

2

Chi phí kiểm tra, nghiệm thu:

h

3

Chi phí bồi thường thiệt hại

i

4

Chi phí thuê tàu thuyền

k

5

Chi phí ăn định lượng

l

6

Chi phí mua nước ngọt

m

7

Thu nhập chịu thuế tính trước

Tỷ lệ % x B

n

 

Tổng dự toán

D = A+B+C

Chú ý:

- Khi lập dự toán chỉ tính các nội dung chi cần thiết có liên quan đến công việc phải thực hiện, không tính Toàn bộ các khoản mục chi phí nêu trên.

- Đơn giá vật liệu theo quy định tại tiết a điểm 1 mục B Phần II.

- Đơn giá công cụ, dụng cụ theo quy định tại tiết b điểm 1 mục B phần II.

- Mức khấu hao ca máy theo quy định tại tiết d điểm 1 mục B phần II.

- Niên hạn sử dụng công cụ dụng cụ:

+ Đối với công cụ, dụng cụ đã quy định theo định mức kinh tế kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì áp dụng theo niên hạn định mức quy định;

+ Đối với các công cụ, dụng cụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, niên hạn sử dụng phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định (đối với nhiệm vụ chi từ nguồn ngân sách Trung ương), Sở Tài chính (đối với nhiệm vụ chi từ nguồn ngân sách địa phương).

 

(Công báo số 264+265 ngày 10/4/2007)