BỘ CÔNG NGHIỆP-NGÂN HÀNG QUỐC GIA | VIỆT |
Số: 05-TT-LB | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 1956 |
VỀ THỂ LỆ QUẢN LÝ TIỀN MẶT CỦA CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH THUỘC BỘ CÔNG NGHIỆP
Để chấp hành nghị định số 169-TTg ngày
MỤC I: MỞ TÀI KHOẢN VÀ TẬP TRUNG TIỀN MẶT VÀO NGÂN HÀNG
Mỗi xí nghiệp, mỗi đơn vị có thể mở một hoặc nhiều tài khoản tuỳ theo tính chất hoạt động của mỗi đơn vị.
Đối với những xí nghiệp ở xa Ngân hàng ngoài 10 cây số, sẽ tuỳ theo xa gần và số tiền thu nhập hàng ngày mà Ngân hàng địa phương và xí nghiệp ấn định mức tiền và thời gian nộp.
Điều 3: Việc sắp xếp đóng gói bạc, dựa theo quy cách của Ngân hàng đã quy định.
Khi có những khoản chi tiêu bất thường chưa ghi vào kế hoạch thì đơn vị phải làm kế hoạch bổ sung gửi cho Ngân hàng.
MỤC II:THANH TOÁN BẰNG CHUYỂN KHOẢN VÀ CHUYỂN TIỀN
Để tiết giảm chi tiêu tiền mặt, tất cả các nguyên vật liệu, máy móc dụng cụ phải tranh thủ mua của Mậu dịch và xí nghiệp quốc doanh để thanh toán bằng chuyển khoản; trường hợp các xí nghiệp Nhà nước không có hàng mới mua ở ngoài.
Ở những tỉnh mà Ngân hàng không có kho phát hành, các xí nghiệp được chuyển vận tiền mặt đến nơi đó hoặc từ nơi đó đi. Đến nơi, xí nghiệp phải gửi ngay số tiền mặt đó vào Ngân hàng để rút ra chi tiêu theo kế hoạch, không được giữ tại xí nghiệp.
Khi nhận được giấy chuyển tiền đến cho các xí nghiệp, Ngân hàng phải ghi ngay vào tài khoản cho các xí nghiệp được hưởng và ngày hôm sau (trừ ngày nghỉ) phải gửi giấy "báo có" cho các xí nghiệp ấy.
MỤC III: RÚT TIỀN MẶT VÀ MỨC TIỀN GIỮ TẠI QUỸ
Các xí nghiệp dựa theo chế độ phát lương cho cán bộ, công nhân viên trong xí nghiệp mình và số người hiện diện mà rút tiền dần về dự chi, không rút quá mức. Số tiền lương của cán bộ công nhân viên đi công tác vắng lâu ngày thì chưa nên rút về đọng tại quỹ.
Các Cục thuộc Bộ Công nghiệp có trách nhiệm đôn đốc giúp đỡ các xí nghiệp thực hiện đúng đắn việc nộp tiền vào hoặc rút tiền ra, nhằm sử dụng và luân chuyển vốn Nhà nước một cách hợp lý và có lợi.
MỤC IV: THỜI HẠN LẬP VÀ GỬI KẾ HOẠCH
Điều 16: Thời hạn lập và gửi kế hoạch cho Ngân hàng quy định như sau:
1) Bộ Công nghiệp cung cấp cho Ngân hàng Trung ương những tài liệu và chi tiêu về sản xuất và tiêu thụ của các xí nghiệp thuộc Bộ (từng quý và năm). Các chi tiêu từng quý gửi vào tuần kỳ 3 của tháng cuối quý trước.
2) Các xí nghiệp phải gửi đến Ngân hàng địa phương nơi chịu sự quản lý:
- Kế hoạch thu chi tiền mặt hàng tháng chia ra tuần kỳ 10 ngày một.
- Kế hoạch sản xuất từng quý chia ra từng tháng.
- Kế hoạch thu chi tiền mặt hàng tháng gửi vào ngày 25 tháng trước.
- Kế hoạch sản xuất từng quý gửi vào tuần kỳ 3 của tháng cuối quý trước.
Điều 17: Ngân hàng phải đảm bảo giữ bí mật cho các kế hoạch của xí nghiệp.
Để cho việc thi hành thông tư này được thích hợp với tình hình nghiệp vụ, Bộ Công nghiệp và Ngân hàng Trung ương sẽ ra chỉ thị quy định những biện pháp cụ thể áp dụng những nguyên tắc đã nêu lên.
Các xí nghiệp, các chi nhánh Ngân hàng đặt kế hoạch cụ thể sát với hoàn cảnh từng nơi, từng xí nghiệp, đề ra nội quy công tác chi tiết được Ủy ban Hành chính địa phương thông qua để thi hành.
BỘ TRƯỞNG | TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG |
- 1 Thông tư 40-LB/VH/NH năm 1958 về thể lệ quản lý tiền mặt các cơ quan xí nghiệp trung ương và địa phương thuộc Bộ Văn hóa do Bộ Văn hóa và Ngân hàng Quốc gia ban hành
- 2 Thông tư 07-TT-LB năm 1956 thể lệ quản lý tiền mặt của các đơn vị thuộc Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc ban hành
- 3 Thông tư 04-TT-LB năm 1956 về thể lệ quản lý tiền mặt của các đơn vị giao thông vận tải Bưu điện do Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam - Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành ban hành
- 4 Thông tư 03-TT-LB năm 1956 về thể lệ quản lý tiền mặt của các Tổng công ty mậu dịch quốc doanh do Ngân hàng Quốc gia - Bộ Thương nghiệp ban hành
- 5 Thông tư 622-TTg năm 1955 về việc quản lý tiền mặt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Thông tư 40-LB/VH/NH năm 1958 về thể lệ quản lý tiền mặt các cơ quan xí nghiệp trung ương và địa phương thuộc Bộ Văn hóa do Bộ Văn hóa và Ngân hàng Quốc gia ban hành
- 2 Thông tư 07-TT-LB năm 1956 thể lệ quản lý tiền mặt của các đơn vị thuộc Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc ban hành
- 3 Thông tư 03-TT-LB năm 1956 về thể lệ quản lý tiền mặt của các Tổng công ty mậu dịch quốc doanh do Ngân hàng Quốc gia - Bộ Thương nghiệp ban hành
- 4 Thông tư 04-TT-LB năm 1956 về thể lệ quản lý tiền mặt của các đơn vị giao thông vận tải Bưu điện do Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam - Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành ban hành