- 1 Quyết định 24/QĐ-BTP năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2019
- 2 Quyết định 9033/QĐ-BCA năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an (Thời điểm hết hiệu lực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019)
BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TƯ PHÁP - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC | Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003;
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự năm 2010;
Căn cứ Luật Đặc xá năm 2007;
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009);
Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự.
Chương 1.
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây viết tắt là Luật TNBTCNN) về xác định trách nhiệm bồi thường, thiệt hại được bồi thường, thủ tục giải quyết bồi thường và quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại trong thi hành án hình sự; người thi hành công vụ thi hành án hình sự gây ra thiệt hại phải bồi thường; cá nhân, tổ chức liên quan đến giải quyết bồi thường thiệt hại trong thi hành án hình sự.
Chương 2.
XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
Điều 3. Phạm vi trách nhiệm bồi thường
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động thi hành án hình sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Ra quyết định thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đã được Chủ tịch nước quyết định ân giảm hình phạt tử hình, người chưa thành niên.
2. Giam người bị kết án phạt tù quá thời hạn phải thi hành án theo bản án, quyết định của Toà án.
3. Không thực hiện quyết định hoãn thi hành án của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù.
4. Không thực hiện quyết định tạm đình chỉ thi hành án của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù.
5. Không thực hiện quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù.
6. Không thực hiện quyết định đặc xá của Chủ tịch nước đối với người bị kết án phạt tù được đặc xá.
7. Không thực hiện quyết định đại xá của Quốc hội đối với người bị kết án được đại xá.
Điều 4. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường
1. Trách nhiệm bồi thường đối với các trường hợp hướng dẫn tại
a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;
b) Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường hướng dẫn tại
c) Có thiệt hại thực tế xảy ra;
d) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
2. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. Trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ.
1. Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
2. Kết luận nội dung tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 6. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường
1. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật TNBTCNN được xác định như sau:
a) Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án ra quyết định thi hành án tử hình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp hướng dẫn tại
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp hướng dẫn tại
c) Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp hướng dẫn tại các khoản 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư liên tịch này;
d) Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Quân khu và tương đương có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp hướng dẫn tại
đ) Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp hướng dẫn tại
2. Trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này đã chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể; tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu bồi thường người thi hành công vụ gây ra thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan quản lý người đó; có sự ủy quyền, ủy thác thực hiện công vụ; có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây ra thiệt hại hoặc trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc cơ quan Trung ương và cơ quan địa phương cùng gây ra thiệt hại thì việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật TNBTCNN.
1. Thiệt hại thực tế được bồi thường là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
2. Thiệt hại vật chất thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy định tại Điều 45 Luật TNBTCNN; thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút theo quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN; thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết theo quy định tại Điều 48 Luật TNBTCNN; thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe theo quy định tại Điều 49 Luật TNBTCNN; chi phí thực tế người bị thiệt hại đã bỏ ra trong quá trình thi hành án hình sự như chi phí tàu xe, đi lại.
3. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự bao gồm: thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian chấp hành hình phạt tù quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật TNBTCNN; thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật TNBTCNN; thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật TNBTCNN; thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp thi hành án cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo quy định tại khoản 5 Điều 47 Luật TNBTCNN.
XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
Điều 8. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
1. Khi áp dụng Điều 45 Luật TNBTCNN để xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cần lưu ý một số điểm sau đây:
a) Giá thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật TNBTCNN là giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường và tại địa phương nơi xảy ra thiệt hại;
b) Trường hợp thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản cho thuê mà trước khi bị kê biên đã có hợp đồng thuê tài sản đó, thì thu nhập thực tế bị mất được tính vào thiệt hại được bồi thường được xác định như sau:
- Đối với hợp đồng cho thuê tài sản là hợp đồng cho thuê hoạt động thì thu nhập thực tế bị mất được xác định theo mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường;
- Đối với hợp đồng cho thuê tài sản là hợp đồng cho thuê tài chính thì thu nhập thực tế bị mất là giá trị còn lại của hợp đồng.
c) Trường hợp tài sản bị xâm phạm là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất thì thiệt hại được bồi thường được xác định theo Điều 45 Luật TNBTCNN và các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng và nhà ở.
2. Thời gian tính lãi đối với các khoản tiền quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật TNBTCNN được tính từ ngày người bị thiệt hại nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bị tịch thu, thi hành án, đặt tiền để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền đến ngày ban hành quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc ngày bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.
Điều 9. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
1. Thu nhập thực tế của cá nhân quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN được xác định như sau:
Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề của người đó trước khi xảy ra thiệt hại để xác định khoản thu nhập thực tế.
Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có việc làm và hàng tháng có thu nhập nhưng không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác có thu nhập nhưng theo mùa vụ hoặc không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương; nếu không xác định được thu nhập trung bình thì lấy mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng cho công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
2. Người bị thiệt hại (gồm cả trường hợp đã chết) được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút trong thời gian họ phải chấp hành án phạt tù quá hạn, trong thời gian không được hoãn, không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, trong thời gian quá hạn thi hành quyết định đặc xá, đại xá và trong thời gian điều trị do sức khỏe bị xâm phạm. Trong thời gian này, người bị thiệt hại được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động đầy đủ theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không được nhận khoản tiền bồi thường tương ứng; nếu người bị thiệt hại được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động một phần thì phần còn lại được xác định là thu nhập thực tế bị giảm sút và họ được bồi thường khoản thu nhập bị giảm sút đó.
Điều 10. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian chấp hành án phạt tù quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật TNBTCNN được xác định như sau:
a) Một ngày lương tối thiểu được xác định bằng việc lấy mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng cho công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường chia cho 22 là số ngày làm việc bình quân của mỗi tháng.
Ví dụ: Tại thời điểm ban hành Thông tư liên tịch này thì mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định là 1.150.000 đồng, do đó một ngày lương tối thiểu sẽ là: 1.150.000 đồng : 22 = 52.272 đồng.
b) Số ngày phải chấp hành án phạt tù là số ngày thực tế mà người được bồi thường phải chấp hành án phạt tù quá hạn.
2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật TNBTCNN được xác định như sau:
a) Nếu người bị thiệt hại chết trong thời gian phải chấp hành án phạt tù mà không phải do lỗi của chính họ, sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết hoặc người bị thiệt hại thuộc trường hợp quy định tại
b) Nếu người chấp hành án phạt tù chết trong thời gian chấp hành án phạt tù mà do lỗi của chính họ hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết thì thân nhân của họ không được bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật TNBTCNN;
c) Khoản tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là khoản tiền bồi thường chung cho thân nhân của người bị thiệt hại (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại). Những người được bồi thường trong trường hợp này phải còn sống tại thời điểm người bị thiệt hại chết.
Điều 11. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật TNBTCNN là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi, bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế; chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác trước khi người bị thiệt hại chết (nếu có).
2. Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật TNBTCNN được xác định theo mức chi phí mai táng, trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
3. Những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật TNBTCNN và thời gian được hưởng tiền cấp dưỡng của mỗi người được thực hiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Điều 12. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật TNBTCNN bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại
Nếu cơ quan nhà nước đã thanh toán toàn bộ các chi phí này thì người bị thiệt hại không được bồi thường; trường hợp cơ quan nhà nước đã thanh toán một phần các chi phí này thì người bị thiệt hại được bồi thường phần chi phí còn lại.
2. Bồi thường chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật TNBTCNN.
a) Người bị thiệt hại chỉ được bồi thường chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại nếu việc chăm sóc đó là cần thiết hoặc do cơ sở y tế yêu cầu.
b) Các chi phí hợp lý của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có).
c) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN và theo hướng dẫn tại
3. Người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc là người không còn khả năng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại mất khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật TNBTCNN được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật ở địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
Chương 4.
Điều 13. Hồ sơ và gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường
1. Hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm: Đơn yêu cầu bồi thường; bản chính hoặc bản sao văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ; tài liệu, chứng cứ khác có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
2. Đơn yêu cầu bồi thường phải có các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật TNBTCNN và các nội dung khác theo Mẫu đơn số 1a, 1b kèm theo Thông tư liên tịch này.
3. Hồ sơ yêu cầu bồi thường được gửi đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường hướng dẫn tại
4. Hồ sơ yêu cầu bồi thường có thể gửi trực tiếp tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc qua bưu điện. Trường hợp hồ sơ yêu cầu bồi thường gửi qua bưu điện thì ngày đóng dấu bưu điện nơi gửi trên bao bì được xác định là ngày gửi hồ sơ.
Điều 14. Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường
Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan nhận được hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường, nếu hồ sơ yêu cầu bồi thường hợp lệ và thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người yêu cầu bồi thường; trường hợp hồ sơ yêu cầu bồi thường không hợp lệ hoặc vụ việc không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình hoặc không thuộc trường hợp được bồi thường, hết thời hạn giải quyết bồi thường thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ kèm theo văn bản giải thích rõ lý do cho người yêu cầu bồi thường biết.
Điều 15. Tổ chức việc giải quyết bồi thường
Ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức việc giải quyết bồi thường, cử người đại diện giải quyết bồi thường (sau đây gọi là người đại diện) theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật TNBTCNN (sau đây viết tắt là Nghị định số 16).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, người đại diện phải tổ chức việc xác minh thiệt hại. Việc xác minh thiệt hại được thực hiện trên cơ sở tài liệu, chứng cứ do người yêu cầu bồi thường cung cấp. Trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Luật TNBTCNN, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản, giám định thiệt hại về sức khỏe hoặc lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về việc giải quyết bồi thường.
Thời hạn xác minh thiệt hại thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật TNBTCNN.
Điều 17. Thương lượng việc bồi thường
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người đại diện phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại.
2. Thời hạn, thành phần, địa điểm thương lượng, nội dung biên bản thương lượng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 19 Luật TNBTCNN và theo Mẫu 2a hoặc 2b kèm theo Thông tư liên tịch này.
3. Cuộc họp thương lượng bồi thường thiệt hại được thực hiện theo trình tự:
a) Người đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường chủ trì cuộc họp nêu thành phần, lý do, mục đích cuộc họp; phổ biến các văn bản, quyết định làm phát sinh căn cứ giải quyết bồi thường; cơ sở xác định loại thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại, mức bồi thường, cách thức chi trả bồi thường và các vấn đề khác có liên quan đến giải quyết bồi thường;
b) Người bị thiệt hại, thân nhân người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại trình bày ý kiến về yêu cầu việc bồi thường;
c) Người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến, quan điểm của mình về việc giải quyết bồi thường;
d) Các bên thảo luận, thương lượng về việc giải quyết bồi thường;
đ) Người đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường chủ trì cuộc họp tổng hợp kết quả thương lượng và kết thúc cuộc họp;
e) Biên bản cuộc họp được lập thành 02 bản, có đủ chữ ký của các thành phần tham gia, 01 bản giao cho bên yêu cầu bồi thường, 01 bản lưu tại cơ quan giải quyết bồi thường.
Điều 18. Quyết định giải quyết bồi thường
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể gửi dự thảo quyết định giải quyết bồi thường để lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, căn cứ vào kết quả xác minh thiệt hại, kết quả thương lượng với người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định giải quyết bồi thường.
Quyết định giải quyết bồi thường phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật TNBTCNN và theo Mẫu số 3a hoặc 3b ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Quyết định giải quyết bồi thường được gửi ngay cho người bị thiệt hại, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người thi hành công vụ thi hành án hình sự gây ra thiệt hại.
3. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Tòa án.
Điều 19. Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người được bồi thường
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường tổ chức việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường theo thủ tục quy định tại Điều 10 Nghị định số 16.
Điều 20. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường
Người bị thiệt hại, thân nhân người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Người bị thiệt hại, thân nhân người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật TNBTCNN.
2. Hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường mà cơ quan giải quyết bồi thường không ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật TNBTCNN.
Ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 22 Luật TNBTCNN được xác định là ngày thứ 11, kể từ ngày người đại diện cơ quan giải quyết bồi thường và người bị thiệt hại ký biên bản thương lượng.
3. Việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường và thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật TNBTCNN.
Điều 21. Chi trả tiền bồi thường
Căn cứ vào quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Luật TNBTCNN và Điều 7 Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09 tháng 5 năm 2012 Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG
Điều 22. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường
1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự trong phạm vi do mình quản lý; trong trường hợp cần thiết thì phối hợp với nhau và phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo các nội dung quy định tại Điều 21 Nghị định số 16.
2. Trường hợp có vướng mắc trong công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự thì Bộ, ngành phối hợp với Bộ Tư pháp để thống nhất giải quyết.
Điều 23. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường
1. Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 16.
2. Trong trường hợp có sự không thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì thực hiện như sau:
a) Nếu không có sự thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền trong nội bộ ngành, thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của các cơ quan đó xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của người bị thiệt hại, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp phải xem xét, ban hành quyết định xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
b) Nếu không có sự thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền thuộc các ngành thì thủ trưởng của các ngành liên quan phối hợp với nhau xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày các cơ quan thống nhất việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường, cơ quan chủ trì có trách nhiệm ban hành văn bản xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường và thông báo cho các cơ quan phối hợp biết.
Điều 24. Thống kê, tổng hợp, đánh giá về công tác bồi thường
1. Định kỳ 06 tháng và hàng năm, các Bộ, ngành thực hiện thống kê, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự thuộc phạm vi Bộ, ngành mình quản lý gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, cụ thể:
a) Thời hạn chốt số liệu thống kê, tổng hợp đối với báo cáo 6 tháng là từ ngày 01/10 của năm trước đến ngày 31/3 của năm báo cáo; thời hạn chốt số liệu thống kê, tổng hợp đối với báo cáo hàng năm là từ ngày 01/10 của năm trước đến ngày 30/9 của năm báo cáo;
b) Thời hạn gửi kết quả thống kê, tổng hợp, đánh giá đối với báo cáo 6 tháng là trước ngày 15/4 của năm báo cáo và trước ngày 15 tháng 10 của năm báo cáo đối với báo cáo hàng năm.
2. Trường hợp theo yêu cầu của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội thì Bộ, ngành thực hiện thống kê, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự thuộc phạm vi do mình quản lý, gửi Bộ Tư pháp theo yêu cầu.
Chương 6.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 12 năm 2013.
Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch này, nếu có vướng mắc cần giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung, đề nghị báo cáo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có giải thích, hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG
| |
KT. VIỆN TRƯỞNG | KT. CHÁNH ÁN | ||
Nơi nhận: |
| ||
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI1
(Đối với cá nhân bị thiệt hại)
Kính gửi: ........................................................................................................................... 2
Tên tôi là: …………………………………………….. Nam (nữ)................................................
Số chứng minh thư nhân dân ……………………… do Công an……………. cấp ngày.............
Chỗ ở hiện nay:..................................................................................................................
Theo Quyết định, Kết luận, Bản án ngày ... tháng ... năm... của.............................................
..........................................................................................................................................
Về......................................................................................................................................
Tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:
I. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần:
1. Trường hợp phải chấp hành hình phạt tù quá thời hạn, không được hoãn thi hành án phạt tù theo quyết định của Tòa án, không được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù theo quyết định của Tòa án, không được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quyết định của Tòa án, không được đặc xá theo quyết định của Chủ tịch nước, không được đại xá theo quyết của Quốc hội đối với người phải chấp hành án phạt tù:
- Số ngày chấp hành hình phạt tù (từ ngày…… tháng…… năm…… đến ngày…… tháng…… năm…… ): …….. ngày.
- Số tiền yêu cầu bồi thường: 3 x lương tối thiểu x ... ngày = ……………………đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
2. Trường hợp không được đại xá theo quyết của Quốc hội đối với người bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, bị áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo, bị áp dụng phạt tù nhưng chưa thi hành án:
- Số ngày không được đại xá (từ ngày…… tháng…… năm…… đến ngày…… tháng…… năm…… ): …….. ngày.
- Số tiền yêu cầu bồi thường: 1 x lương tối thiểu x ... ngày = ……………………đ.
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
3. Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm:
- Mức độ sức khỏe bị tổn hại: ……
- Số tiền yêu cầu bồi thường: ……………….đ, (bằng chữ:..................................................... ....
................................................................................................................................ đồng).
II. Thiệt hại do tổn hại về sức khỏe:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, bao gồm:
- Tiền thuốc: .................................. đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
- Tiền viện phí: ............................. đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
- Tiền chi phí khác: ........................ đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
- Cộng: .......................................... đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
(Kèm theo hồ sơ bệnh án, hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên).
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)
3. Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)
4. Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động:
- Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại:...................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
- Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
+ Tiền cấp dưỡng cho ông (bà), cha (mẹ):............................... đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
+ Tiền cấp dưỡng cho con đẻ, con nuôi:................................. đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
+ Tiền cấp dưỡng cho anh, chị, em:........................................ đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
+ Cộng: ………………………đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)
III. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)
IV. Thiệt hại do tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu:
1. Về tài sản:
- Tên tài sản:...................................................................................................................... ....
- Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản).......................................................................................................................................... ....
- Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng):.............................................................
- Giá trị tài sản khi mua:.......................................................................................................
- Giá trị tài sản khi bị xâm phạm:..........................................................................................
- Cơ quan ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản:.........................................
- Mức yêu cầu bồi thường: ……………………………………………………………………(Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên).
2. Về thiệt hại do không sử dụng khai thác tài sản:
- Thiệt hại thực tế: …………………đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
(Kèm theo tài liệu chứng minh thiệt hại do không sử dụng, khai thác tài sản).
3. Chi phí bảo quản tài sản, ngăn chặn thiệt hại tài sản:
- Chi phí thực tế: ……………….....đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
(Kèm theo chứng từ, hóa đơn, tài liệu chứng minh chi phí bảo quản, ngăn chặn thiệt hại tài sản).
V. Thiệt hại khác:
- Khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đặt cọc: ……………….....đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
- Khoản lãi tiền vay: ……………….....đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
(Kèm theo hóa đơn chứng từ, biên nhận chứng minh các khoản chi phí trên).
VI. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường: ……………….......................đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
Kính mong Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật.
| ………, ngày……… tháng……… năm…….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI1
(Đối với trường hợp người bị thiệt hại chết)
Kính gửi: ........................................................................................................................... 2
Tên tôi là: ……………………………………………………….…… Nam (nữ)..............................
Số chứng minh thư nhân dân…………………………, do Công an .........................................
cấp ngày ... tháng ... năm ...
Chỗ ở hiện nay:..................................................................................................................
Quan hệ với người bị thiệt hại (là vợ, chồng; cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; người trực tiếp nuôi dưỡng):..........................................................................................................................................
Kèm theo đơn này là giấy ủy quyền (có chữ ký) đứng đơn yêu cầu bồi thường của:
- Vợ người bị thiệt hại, họ tên là:..........................................................................................
- Chồng người bị thiệt hại, họ tên là:.....................................................................................
- Cha đẻ người bị thiệt hại, họ tên là:....................................................................................
- Mẹ đẻ người bị thiệt hại, họ tên là:.....................................................................................
- Cha nuôi người bị thiệt hại, họ tên là:.................................................................................
- Mẹ nuôi người bị thiệt hại, họ tên là:...................................................................................
- Con đẻ người bị thiệt hại, gồm những người họ tên là:...........................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Con nuôi người bị thiệt hại, gồm những người họ tên là:........................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại, họ tên là:.........................................................
Theo Quyết định (Kết luận, Bản án) số………….….. ngày … tháng … năm…….. của Cơ quan ………………………. về..........................................................................................................................................
Tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:
I. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần:
- Số tiền bồi thường chung cho nhân thân người bị thiệt hại (Khoản 3 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước):
360 x ……………….đ (mức lương tối thiểu/01 tháng) = ………………………..đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
II. Thiệt hại vật chất:
1. Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, bao gồm:
- Tiền thuốc: .................................. đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
- Tiền viện phí: ............................. đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
- Tiền chi phí khác: ........................ đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
- Cộng: .......................................... đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
(Kèm theo hồ sơ bệnh án, hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên).
2. Chi phí mai táng:
- Tiền thuê xe: ......................... đ, (bằng chữ:............................................................ đồng).
- Tiền quan tài:......................... đ, (bằng chữ:............................................................ đồng).
- Tiền hương nến: .................... đ, (bằng chữ:............................................................ đồng).
- Tiền vải liệm: ......................... đ, (bằng chữ:............................................................ đồng).
- Chi phí khác: ......................... đ, (bằng chữ:............................................................ đồng).
(Kèm theo hóa đơn, chứng từ, giấy biên nhận chứng minh chi phí mai táng)
3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
- Tiền cấp dưỡng cho ông (bà), cha (mẹ): ........................................................ đ, (bằng chữ:
................................................................................................................................ đồng).
- Tiền cấp dưỡng cho con đẻ, con nuôi: ........................................................... đ, (bằng chữ:
................................................................................................................................ đồng).
- Tiền cấp dưỡng cho anh, chị, em: ................................................................. đ, (bằng chữ:
................................................................................................................................ đồng).
- Cộng: .................................... đ, (bằng chữ:............................................................ đồng).
(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền cấp dưỡng trên).
4. Thu nhập thực tế bị mất: .................................................... đ, (bằng chữ:…………………..
................................................................................................................................. đồng).
(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất)
5. Thiệt hại do tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu:
5.1. Về tài sản:
- Tên tài sản:......................................................................................................................
- Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản)..........................................................................................................................................
- Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng):.............................................................
- Giá trị tài sản khi mua:.......................................................................................................
- Giá trị tài sản khi bị xâm phạm:..........................................................................................
- Cơ quan ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản:.........................................
- Mức yêu cầu bồi thường:..................................................................................................
(Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên).
5.2. Về thiệt hại do không sử dụng khai thác tài sản:
- Thiệt hại thực tế: ................... đ, (bằng chữ:............................................................ đồng).
(Kèm theo tài liệu chứng minh thiệt hại do không sử dụng, khai thác tài sản).
5.3. Chi phí bảo quản tài sản, ngăn chặn thiệt hại tài sản:
- Chi phí thực tế: ...................... đ, (bằng chữ:............................................................ đồng).
(Kèm theo chứng từ, hóa đơn, tài liệu chứng minh chi phí bảo quản, ngăn chặn thiệt hại tài sản).
6. Thiệt hại khác:
- Khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đặt cọc: ……………….....đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
- Khoản lãi tiền vay: ................. đ, (bằng chữ:............................................................ đồng).
(Kèm theo hóa đơn chứng từ, biên nhận ……… chứng minh các khoản chi phí trên).
III. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường: ……………….......................đ,
(bằng chữ:................................................................................................................ đồng).
Kính mong Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật.
Xác nhận của UBND xã, | ………, ngày…… tháng…… năm……. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN THƯƠNG LƯỢNG1 VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Hôm nay, ngày.......... tháng.......... năm.........., tại trụ sở Cơ quan:...................................................................... Chúng tôi gồm có:
I/ Cơ quan có trách nhiệm bồi thường:
- Ông (Bà)………………………………… Chức vụ:……………………….. làm đại diện
- Ông (Bà)………………………………… Chức vụ:………………………..
II/ Người yêu cầu bồi thường:
Ông (Bà):……………………………………………….
Số chứng minh thư nhân dân:……………………………., do Công an……………………. cấp ngày.......... tháng.......... năm..........
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Số điện thoại:.....................................................................................................................
Là đại diện của ông (bà): …………………………………………. (trong trường hợp người bị thiệt hại có người đại diện thực hiện quyền yêu cầu bồi thường).
Có sự tham gia của ông (bà)…………………………………………. là người thi hành án hình sự gây ra thiệt hại (nếu có).
Đã cùng nhau tiến hành thương lượng bồi thường thiệt hại trên cơ sở Quyết định (Kết luận, Bản án) số……… ngày…… tháng……… năm….. của Cơ quan……………………………………………………………xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường, Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của Ông (Bà)……………………………………. kèm theo hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản thiệt hại đề nghị bồi thường và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Nội dung thương lượng cụ thể như sau:
NỘI DUNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ BỒI THƯỜNG | NỘI DUNG THƯƠNG LƯỢNG BỒI THƯỜNG | CÁC KHOẢN THƯƠNG LƯỢNG THÀNH | GHI CHÚ | ||||
STT | Các khoản chi phí đề nghị bồi thường thiệt hại | Số tiền | Những khoản chi phí có hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh | Những khoản chi phí không có hóa đơn chứng từ, tài liệu chứng minh | |||
Căn cứ quy định, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước | Căn cứ khác | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
I | Thiệt hại do tổn thất về tinh thần |
|
|
|
|
|
|
1 | Số ngày chấp hành án phạt tù (từ ngày……. đến ngày…….): …….……. ngày Số tiền bồi thường: 3 x (lương tối thiểu) x ….. (ngày) | .............(đồng) |
|
|
|
|
|
2 | Số ngày bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, bị áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo, bị áp dụng phạt tù nhưng chưa thi hành án: (từ ngày……. đến ngày…….): ……….ngày Số tiền bồi thường: 1 x (lương tối thiểu) x ….. (ngày) |
.............(đồng) |
|
|
|
|
|
3 | Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm Mức độ sức khỏe bị tổn hại:………………. Số tiền bồi thường: |
|
|
|
|
|
|
II | Thiệt hại do tổn hại về sức khỏe |
|
|
|
|
|
|
1 | Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, bao gồm: - Tiền thuốc: - Tiền viện phí: - Tiền chi phí khác: - Cộng |
.............(đồng) .............(đồng) .............(đồng) .............(đồng) |
|
|
|
|
|
2 | Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút |
|
|
|
|
|
|
3 | Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị |
.............(đồng) |
|
|
|
|
|
4 | Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động - Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại: - Tiền cấp dưỡng: + Tiền cấp dưỡng cho ông, bà, cha, mẹ: + Tiền cấp dưỡng cho con đẻ, con nuôi: + Tiền cấp dưỡng cho anh, chị, em: + Cộng: |
.............(đồng) |
|
|
|
|
|
III | Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút |
|
|
|
|
|
|
IV | Thiệt hại do tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu: |
|
|
|
|
|
|
1 | Về tài sản: - Tên tài sản:……………. - Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản):………… - Tình trạng tài sản:……… - Giá trị tài sản khi mua: - Giá trị tài sản khi bị xâm phạm: - Cơ quan ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản:…………... - Mức yêu cầu bồi thường: |
.............(đồng)
.............(đồng) |
|
|
|
|
|
2 | Về thiệt hại do không sử dụng khai thác tài sản: Thiệt hại thực tế: |
|
|
|
|
|
|
3 | Chi phí bảo quản tài sản, ngăn chặn thiệt hại tài sản: Chi phí thực tế:…………… |
|
|
|
|
|
|
V | Thiệt hại khác: - Khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đặt cọc: - Khoản lãi tiền vay: |
.............(đồng) |
|
|
|
|
|
VI | Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường: |
|
|
|
|
|
|
* Nơi nhận tiền bồi thường (Kho bạc hoặc Cơ quan giải quyết bồi thường).
* Hình thức nhận tiền bồi thường (tiền mặt hoặc chuyển khoản):
1. Ý kiến của người yêu cầu bồi thường: ................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
2. Ý kiến của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại: ................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
3. Ý kiến của cơ quan có trách nhiệm bồi thường: ................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
Biên bản đã được đọc cho mọi người tham gia thương lượng cùng nghe. Chúng tôi thống nhất nội dung thương lượng thành ghi trong biên bản thương lượng này và cùng ký tên dưới đây:
Người yêu cầu bồi thường | ………………., ngày…… tháng…… năm…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIỂN BẢN THƯƠNG LƯỢNG1 VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Hôm nay, ngày………tháng……...năm…….., tại trụ sở Cơ quan:................................................................................................................................................................................
Chúng tôi gồm có:
I/ Cơ quan có trách nhiệm bồi thường:
- Ông (Bà):…………………………………………………………. Chức vụ: .................................................. làm đại diện.
- Ông (Bà):…………………………………………………………. Chức vụ: ......................................................................
II/ Người yêu cầu bồi thường:
Ông (Bà):................................................................................................................................................................................
Số chứng minh thư nhân dân:……………………….…………. do Công an…………………………. cấp ngày…….…. tháng…….. năm................................................................................................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................................................................
Số điện thoại:................................................................................................................................................................................
Quan hệ với người bị thiệt hại:................................................................................................................................................................................
Có sự tham gia của ông (bà)....................................................... là người thi hành án hình sự gây ra thiệt hại (nếu có).
Đã cùng nhau tiến hành thương lượng bồi thường thiệt hại trên cơ sở Quyết định (Kết luận, Bản án) số........... ngày........ tháng........ năm........ của Cơ quan ……………………………………………………………………. xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường, Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của Ông (Bà) ………………………………………….. kèm theo hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản thiệt hại đề nghị bồi thường và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Nội dung thương lượng cụ thể như sau:
NỘI DUNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ BỒI THƯỜNG | NỘI DUNG THƯƠNG LƯỢNG BỒI THƯỜNG | CÁC KHOẢN THƯƠNG LƯỢNG THÀNH | GHI CHÚ | ||||
STT | Các khoản chi phí đề nghị bồi thường thiệt hại | Số tiền | Những khoản chi phí có hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh | Những khoản chi phí không có hóa đơn chứng từ, tài liệu chứng minh | |||
Căn cứ quy định, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước | Căn cứ khác | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
I | Thiệt hại do tổn thất về tinh thần: Số tiền bồi thường chung cho thân nhân người bị thiệt hại (Khoản 2 Điều 47 Luật TNBTCNN): |
|
|
|
|
|
|
II | Thiệt hại vật chất: |
|
|
|
|
|
|
1 | Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, bao gồm: - Tiền thuốc: - Tiền viện phí: - Tiền chi phí khác: - Cộng: |
………..(đồng) ………..(đồng) ………..(đồng) ………..(đồng) |
|
|
|
|
|
2 | Chi phí mai táng: - Tiền thuê xe: - Tiền quan tài: - Tiền hương nến: - Tiền vải liệm: - Chi phí khác: |
………..(đồng) ………..(đồng) ………..(đồng) ………..(đồng) ………..(đồng) |
|
|
|
|
|
3 | Tiền cấp dưỡng: - Tiền cấp dưỡng cho ông, bà, cha, mẹ: - Tiền cấp dưỡng cho con đẻ, con nuôi: - Tiền cấp dưỡng cho anh, chị, em: - Cộng: |
………..(đồng) |
|
|
|
|
|
4 | Thu nhập thực tế bị mất: | ………..(đồng) |
|
|
|
|
|
5 5.1 | Thiệt hại do tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu: Về tài sản: - Tên tài sản:…………...... - Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản………….. - Tình trạng tài sản:……… - Giá trị tài sản khi mua: - Giá trị tài sản khi bị xâm phạm - Cơ quan ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản:………….. - Mức yêu cầu bồi thường: |
………..(đồng)
………..(đồng) |
|
|
|
|
|
5.2
5.3 | Về thiệt hại do không sử dụng, khai thác tài sản: Thiệt hại thực tế: Chi phí bảo quản tài sản, ngăn chặn thiệt hại tài sản: Chi phí thực tế: |
|
|
|
|
|
|
6 | Thiệt hại khác: - Khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đặt cọc: - Khoản lãi tiền vay: |
………..(đồng) |
|
|
|
|
|
III | Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường: |
|
|
|
|
|
|
* Nơi nhận tiền bồi thường (Kho bạc hoặc Cơ quan giải quyết bồi thường).
* Hình thức nhận tiền bồi thường (tiền mặt hoặc chuyển khoản):
1. Ý kiến của người yêu cầu bồi thường:................................................................................................................................................................................
……………………………………………………
2. Ý kiến của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại:................................................................................................................................................................................
……………………………………………………
3. Ý kiến của cơ quan có trách nhiệm bồi thường: ................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
……………………………
Biên bản đã được đọc cho mọi người tham gia thương lượng cùng nghe. Chúng tôi thống nhất nội dung thương lượng thành ghi trong biên bản thương lượng này và cùng ký tên dưới đây:
Người yêu cầu bồi thường | ………………., ngày…… tháng…… năm……. |
CƠ QUAN BỒI THƯỜNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../QĐ-…. | ………, ngày… tháng… năm… |
(V/v giải quyết bồi thường đối với...)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự;
Căn cứ Quyết định/ Kết luận/ Bản án số……….. ngày... tháng... năm…... của……………….
.............................................................................................................................................
Căn cứ Biên bản thương lượng ngày ... tháng ... năm …… giữa cơ quan...................................
với Ông (Bà)..........................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bồi thường thiệt hại cho Ông (Bà)...............................................................................
Số chứng minh nhân dân…………………………………. do Công an...........................................
cấp ngày ... tháng ... năm ...
Địa chỉ...................................................................................................................................
Số tiền là:……………………….. đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
Trong đó bao gồm:
- Bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần...................................................... đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
- Bồi thường thiệt hại do bị tổn hại về sức khỏe:................................................. đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng)..
- Bồi thường thu nhập thực tế bị mất (hoặc bị giảm sút):...................................... đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
- Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:.................................................... đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
- Bồi thường thiệt hại khác:................................................................................ đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
Điều 2. Quyết định trả lại tài sản là:………………………………………….. đã bị tịch thu theo Quyết định số..........ngày...... tháng....... năm........ của Cơ quan………………………………… cho Ông (Bà).
(Trường hợp tài sản chưa bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng).
Điều 3. Ông (Bà)……………………………………………………… nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 1 bằng tiền mặt (hoặc chuyển khoản) tại Cơ quan……………………… (hoặc Kho bạc Nhà nước……………………………..).
Điều 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.
Điều 6. Ông (Bà)………………………….. và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | Thủ trưởng Cơ quan |
CƠ QUAN BỒI THƯỜNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../QĐ-….. | ………, ngày… tháng… năm… |
(V/v giải quyết bồi thường đối với...)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự;
Căn cứ Quyết định/ Kết luận/ Bản án số………….. ngày... tháng... năm……... của……………….
.............................................................................................................................................
Căn cứ Biên bản thương lượng ngày ... tháng ... năm …… giữa cơ quan...................................
với Ông (Bà)..........................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bồi thường thiệt hại cho Ông (Bà)...............................................................................
Số chứng minh nhân dân…………………………………., do Công an...........................................
cấp ngày ... tháng ... năm ...
Địa chỉ...................................................................................................................................
Số tiền là:……………………….. đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
Trong đó bao gồm:
- Bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần chung cho thân nhân người bị thiệt hại theo Khoản 3 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: ...................................................................... đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
- Bồi thường chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại chết:.......................... đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
- Bồi thường chi phí mai táng:............................................................................ đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
- Bồi thường chi phí cấp dưỡng:........................................................................ đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
- Bồi thường thu nhập thực tế bị mất:................................................................. đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
- Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:.................................................... đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
- Bồi thường thiệt hại khác:................................................................................ đ,
(bằng chữ:................................................................................................................... đồng).
Điều 2. Quyết định trả lại tài sản là:…………… đã bị tịch thu theo Quyết định số............ngày...... tháng....... năm........ của Cơ quan…………………………… cho Ông (Bà).................................................................
(Trường hợp tài sản chưa bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng).
Điều 3. Ông (Bà)……………………………………… nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 1 bằng tiền mặt (hoặc chuyển khoản) tại Cơ quan……………………… (hoặc Kho bạc Nhà nước……………………………..).
Điều 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.
Điều 6. Ông (Bà)………………………….. và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | Thủ trưởng Cơ quan |
1 Mẫu đơn số 1a - Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự.
2 Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường
1 Mẫu đơn số 1b - Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự.
2 Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường
1 Mẫu đơn số 2a - Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự.
1 Mẫu đơn số 2b - Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự (áp dụng cho trường hợp người bị thiệt hại chết).
1 Mẫu đơn số 3a - Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự.
1 Mẫu đơn số 3b - Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự. (áp dụng cho trường hợp người bị thiệt hại chết).
- 1 Quyết định 24/QĐ-BTP năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2019
- 2 Quyết định 24/QĐ-BTP năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2019
- 1 Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2017 về tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc theo dõi, quản lý, giải quyết vụ án hình sự tạm đình chỉ
- 2 Quyết định 1681/QĐ-TTg năm 2016 về Chương trình thực hiện Nghị quyết 96/2015/QH13 về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP sửa đổi Thông tư liên tịch 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 71/2012/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Luật thi hành án hình sự 2010
- 9 Nghị định 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- 10 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009
- 11 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 12 Luật Đặc xá 2007
- 13 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 14 Bộ Luật Hình sự 1999
- 1 Thông tư liên tịch 71/2012/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP sửa đổi Thông tư liên tịch 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành
- 6 Quyết định 1681/QĐ-TTg năm 2016 về Chương trình thực hiện Nghị quyết 96/2015/QH13 về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2017 về tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc theo dõi, quản lý, giải quyết vụ án hình sự tạm đình chỉ
- 8 Quyết định 24/QĐ-BTP năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2019
- 9 Quyết định 9033/QĐ-BCA năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an (Thời điểm hết hiệu lực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019)