BỘ TÀI CHÍNH-TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN | Hà Nội , ngày 08 tháng 12 năm 2004 |
Căn cứ Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Điều 4 Quyết định 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài;
Liên tịch Bộ Tài chính - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc trích, nộp kinh phí công đoàn như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, CĂN CỨ TRÍCH, MỨC TRÍCH NỘP KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN
1. Đối tượng trích nộp kinh phí công đoàn
- Cơ quan hành chính Nhà nước (bao gồm cả Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn); đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập; Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội, xã hội- nghề nghiệp; lực lượng vũ trang nơi có tổ chức công đoàn hoạt động theo Luật công đoàn và Điều lệ công đoàn Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan hành chính sự nghiệp).
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật) nơi có tổ chức công đoàn hoạt động theo Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng nộp kinh phí công đoàn theo quy định tại Thông tư này, nhưng thực hiện việc bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn hoạt động theo quy định tại Điều 154 và Điều 155 của Bộ luật Lao động. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự nguyện trích nộp kinh phí công đoàn thì thực hiện trích, nộp theo thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp và cơ quan công đoàn.
2. Mức và căn cứ để trích nộp kinh phí công đoàn
a/ Cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp lương (nếu có) nêu tại điểm c dưới đây.
b/ Các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương (nếu có) nêu tại điểm c dưới đây.
c/ Các khoản phụ cấp lương làm căn cứ để trích, nộp kinh phí công đoàn nêu tại khoản a và b nêu trên thống nhất với khoản phụ cấp làm căn cứ trích nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực (nếu có).
d/ Đối với cơ quan hành chính nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Quĩ lương làm căn cứ trích, nộp kinh phí công đoàn không bao gồm hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu; thực hiện theo quy định hiện hành đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp.
II. PHƯƠNG THỨC TRÍCH NỘP, HẠCH TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN
1. Phương thức trích, nộp kinh phí công đoàn:
a/ Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp:
- Hàng tháng, khi đơn vị rút kinh phí trả lương, đồng thời lập giấy rút kinh phí công đoàn nộp cho cơ quan Công đoàn qua Kho bạc Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu kinh phí công đoàn mở tại kho bạc Nhà nước.
- Cuối tháng, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện tất toán tài khoản, chuyển khoản thu kinh phí công đoàn vào tài khoản tiền gửi của cơ quan công đoàn như sau:
+ Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc ngân sách Trung ương, chuyển về tài khoản tiền gửi của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội.
+ Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc ngân sách địa phương, chuyển về tài khoản tiền gửi của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố.
- Kho bạc Nhà nước các cấp không giải quyết cho các đơn vị rút kinh phí công đoàn để sử dụng vào mục đích khác.
b/ Đối với các đơn vị, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp nơi có tổ chức công đoàn hoạt động: Thủ trưởng đơn vị, tổ chức; giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm trích, nộp đủ kinh phí công đoàn mỗi quý một lần vào tháng đầu quý cho cơ quan công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Hạch toán và quyết toán kinh phí công đoàn
- Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp: Khoản trích nộp kinh phí công đoàn được hạch toán và quyết toán vào tiểu mục 03, mục 106 nhóm mục chi cho con người theo chương, loại, khoản tương ứng.
- Đối với các doanh nghiệp: Khoản trích, nộp kinh phí công đoàn được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông và quyết toán theo quy định hiện hành.
1. Cơ quan công đoàn các cấp chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan thuế trên địa bàn kiểm tra việc trích nộp kinh phí công đoàn của các cơ quan, doanh nghiệp.
2. Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn của các cơ quan hành chính sự nghiệp. Trường hợp đơn vị không làm thủ tục nộp kinh phí công đoàn, Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm giữ dự toán của nhóm mục chi cho con người (tương ứng số kinh phí công đoàn phải nộp) và yêu cầu các đơn vị làm thủ tục nộp kinh phí công đoàn theo quy định. Cuối ngày 31/12, Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển số dư riêng kinh phí công đoàn trên tài khoản tiền gửi sang năm sau tiếp tục sử dụng.
3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm quy định, hướng dẫn việc quản lý, phân phối, sử dụng nguồn kinh phí công đoàn theo Điều lệ công đoàn Việt Nam.
4. Thủ trưởng các cơ quan hành chính sự nghiệp có trách nhiệm nộp kinh phí công đoàn đầy đủ, kịp thời vào tài khoản chuyên thu kinh phí công đoàn mở tại Kho bạc Nhà nước.
5. Giám đốc các doanh nghiệp, thủ trưởng các đơn vị, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước có trách nhiệm trích, nộp đầy đủ, kịp thời kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở, để công đoàn cơ sở quản lý, sử dụng và nộp công đoàn cấp trên theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
6. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế các Thông tư liên tịch số 76/1999/TTLT/BTC-TLĐ ngày 16/6/1999, số 74/2003/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 01/8/2003 và số 126/2003/TTLT/ BTC -TLĐ ngày 19/12/2003 của liên tịch Bộ Tài chính - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết.
Huỳnh Thị Nhân (Đã ký) | Đặng Ngọc Tùng (Đã ký) |
- 1 Quyết định 68/2005/QĐ-BTC công bố Danh mục Thông tư liên tịch ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2004 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 76/1999/TTLT-BTC-TLĐ hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn do Bộ tài chính- Tổng liên đoàn LĐVN ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 74/2003/TTLT-BTC-TLĐLĐVN hướng dẫn phương thức thu, nộp kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Bộ Tài chính và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 126/2003/TTLT/TC-TLĐ sửa đổi Thông tư liên tịch 76/1999/TTLT/BTC-TLĐ hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn do Bộ Tài chính - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 126/2003/TTLT-BTC-TLĐ sửa đổi Thông tư liên tịch 76/1999/TTLT-BTC-TLĐ hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn do Bộ Tài chính-Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn
- 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn
- 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2003
- 2 Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 3 Quy định 1314/2000/QĐ-TLĐ về thưởng, phạt thu - nộp kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 4 Quy định 699/2000/QĐ-TLĐ về thu và phân phối tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5 Quyết định 53/1999/QĐ-TTG về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư liên Bộ 103-LB/TT năm 1994 hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn do Bộ Tài chính-Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 7 Nghị định 133-HĐBT năm 1991 hướng dẫn Luật công đoàn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 8 Luật Công đoàn 1990
- 1 Quyết định 68/2005/QĐ-BTC công bố Danh mục Thông tư liên tịch ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2004 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quy định 699/2000/QĐ-TLĐ về thu và phân phối tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 3 Quy định 1314/2000/QĐ-TLĐ về thưởng, phạt thu - nộp kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 4 Thông tư liên Bộ 103-LB/TT năm 1994 hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn do Bộ Tài chính-Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 76/1999/TTLT-BTC-TLĐ hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn do Bộ tài chính- Tổng liên đoàn LĐVN ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 74/2003/TTLT-BTC-TLĐLĐVN hướng dẫn phương thức thu, nộp kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Bộ Tài chính và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 126/2003/TTLT/TC-TLĐ sửa đổi Thông tư liên tịch 76/1999/TTLT/BTC-TLĐ hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn do Bộ Tài chính - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 8 Thông tư liên tịch 126/2003/TTLT-BTC-TLĐ sửa đổi Thông tư liên tịch 76/1999/TTLT-BTC-TLĐ hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn do Bộ Tài chính-Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 9 Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn