BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/LB-TT | Hà Nội , ngày 25 tháng 6 năm 1996 |
Thi hành Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp và Quyết định số 185/TTg ngày 28/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn xếp hạng đặc biệt đối với doanh nghiệp Nhà nước và xếp lương đối với viên chức quản lý doanh nghiệp được Nhà nước xếp hạng đặc biệt như sau:
I- XẾP HẠNG ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
1- Điều kiện:
Doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt là doanh nghiệp phải có một trong ba điều kiện sau đây:
a. Tổng công ty Nhà nước thành lập theo quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh;
b. Tổng công ty Nhà nước thành lập theo quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, có vốn pháp định từ 500 tỷ đồng Việt Nam trở lên;
c. Doanh nghiệp Nhà nước độc lập phải có đủ 3 điều kiện:
- Giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân;
- Có vốn pháp định 500 tỷ đồng Việt nam trở lên;
- Chức danh Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
2- Thể thức hồ sơ đề nghị xếp hạng đặc biệt:
Căn cứ vào các điều kiện nêu tại điểm 1, mục I, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành rà soát, lập hồ sơ gửi về Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính xem xét để Liên Bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thủ tục, hồ sơ quy định cụ thể như sau:
a. Đối với Tổng Công ty Nhà nước thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ: khi có Quyết định của Chính phủ thì không phải lập hồ sơ mà chỉ gửi Quyết định thành lập để Liên Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng đặc biệt.
b. Đối với Tổng Công ty Nhà nước thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước độc lập:
- Công văn đề nghị của Bộ, ngành hoặc của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Liên Bộ;
- Nghị định hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp, Nghị định hoặc Quyết định phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) đã được đánh giá lại theo Quyết định số 1104 TC/TCDN ngày 17/10/1995 của Bộ Tài chính về việc kiểm tra, xác định lại vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và đã được hệ thống Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, xác nhận bằng văn bản.
Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước độc lập, hồ sơ cần bổ sung thêm bản thuyết minh vai trò trọng yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện ở các mặt:
+ Vai trò của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ổn định đời sống xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng;
+ Phạm vi và qui mô hoạt dộng của doanh nghiệp (địa bàn hoạt động; phạm vi trong, ngoài nước);
+ Hiệu quả sản xuất - kinh doanh: doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách...;
+ Thu hút lao động, giải quyết việc làm và thu nhập của người lao động;
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Tổng giám đốc.
Các chỉ tiêu về tài chính nói trên được tính đến thời điểm lập hồ sơ đề nghị và phải có xác nhận của cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.
1- Nguyên tắc chung:
- Viên chức quản lý giữ chức vụ Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng được xếp lương chức vụ tương ứng với chức danh theo bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.
- Viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương được xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ theo bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp hạng đặc biệt quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.
- Khi thôi giữ chức vụ thì không hưởng lương hoặc phụ cấp chức vụ của doanh nghiệp hạng đặc biệt và làm công việc gì, chức vụ gì thì hưởng lương và phụ cấp chức vụ theo công việc đó, chức vụ đó; không bảo lưu mức lương hoặc phụ cấp chức vụ theo doanh nghiệp hạng đặc biệt để làm cơ sở chuyển xếp sang mức lương khác tương đương.
2- Chuyển xếp lương đối với Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng:
Khi doanh nghiệp có quyết định của Thủ tướng Chính phủ xếp hạng đặc biệt thì viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng được xếp lương tương ứng với chức danh bổ nhiệm của bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp theo quy định:
a. Nếu hệ số mức lương chức vụ hoặc hệ số mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) hiện hưởng thấp hơn hệ số mức lương bậc 1 thì chuyển xếp lương vào hệ số mức lương bậc 1 và thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ ngày có quyết định xếp lương theo doanh nghiệp hạng đặc biệt. Trường hợp tổng hệ số lương (gồm hệ số mức lương cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)) hiện hưởng thấp hơn hệ số mức lương bậc 1, nhưng khoảng thấp hơn đó không bằng 70% khoảng chênh lệch giữa hệ số lương bậc 1 và bậc 2 thì thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ khi xếp mức lương cũ.
Ví dụ 1: Đồng chí A được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc hiện xếp hệ số mức lương 5,15 (bậc 3/4 ngạch chuyên viên cao cấp trong doanh nghiệp) và có phụ cấp chức vụ là 0,5; tổng hệ số lương hiện hưởng là 5,65 (5,15 + 0,5) thì được chuyển xếp lương vào bậc 1 ứng với chức danh Phó Tổng giám đốc là 6,03. Thời gian để xét nâng bậc lương lần sau tính từ ngày có quyết định xếp lương bậc 1, hệ số mức lương 6,03.
Ví dụ 2: Đồng chí B, nguyên là Giám đốc doanh nghiệp hạng 1 xếp lương bậc 2/2, hệ số lương 6,03 và hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,46 từ tháng 6/1994. Khi được bổ nhiệm làm Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt thì được chuyển xếp lương vào bậc 1 quy định đối với chức danh Giám đốc, hệ số lương là 6,72. Thời gian để xét nâng bậc lương lần sau tính từ tháng 6/1994, vì [(6,72 - 6,49)/(7,06 -6,72)] x 100% = 68% < 70%
b. Nếu hệ số mức lương chức vụ hoặc hệ số mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) hiện hưởng bằng hệ số mức lương bậc 1 thì chuyển xếp lương vào bậc 1 và thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc lương cũ.
Ví dụ 3: Đồng chí C, nguyên là Giám đốc doanh nghiệp hạng I, xếp lương bậc 2/2, hệ số mức lương là 6,03 từ tháng 5/1995. Nay được bổ nhiệm giữ chức vụ phó Tổng giám đốc doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt thì xếp lương vào bậc 1 của doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hệ số mức lương là 6,03. Thời gian để xét nâng bậc lương lần sau tính từ tháng 5/1995.
c. Nếu hệ số mức lương chức vụ hoặc hệ số mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) hiện hưởng cao hơn hệ số mức lương bậc 1 nhưng thấp hơn hệ số mức lương bậc 2 thì xếp vào bậc 1 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc lương cũ. Khi được nâng lương lên bậc 2 thì thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu.
Ví dụ 4: Đồng chí H, là Phó giáo sư ở một trường Đại học, tháng 1/1994 xếp hệ số mức lương 5,6 (bậc 9,9 ngạch Phó giáo sư và giảng viên chính) và có phụ cấp chức vụ là 0,6; tổng hệ số lương hiện hưởng là 6,20 (5,6 + 0,6), được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc thì được chuyển xếp lương bậc 1, chức danh Phó Tổng giám đốc, hệ số mức lương là 6,03 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,17 (vì tổng hệ số lương hiện hưởng là 6,2 cao hơn bậc 1 Phó Tổng giám đốc 6,03, nhưng thấp hơn bậc 2: 6,34). Thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ tháng 1/1994.
d. Nếu hệ số mức lương chức vụ hoặc hệ số mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) hiện hưởng bằng hệ số mức lương bậc 2 thì chuyển xếp lương vào bậc 2. Trường hợp tổng hệ số lương hiện hưởng cao hơn hệ số mức lương bậc 2 thì vẫn xếp vào hệ số mức lương bậc 2 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu.
Ví dụ 5: Đồng chí D là Vụ trưởng hiện xếp hệ số mức lương 6,67 (bậc 6/7 ngạch chuyên viên cao cấp hành chính, sự nghiệp) và có phụ cấp chức vụ là 0,8; tổng hệ số lương hiện hưởng là 7,47 (6,67 + 0,8) được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc thì được chuyển xếp lương vào bậc 2 chức danh Tổng giám đốc, hệ số mức lương là 7,06 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,31 (7,47 - 7,06)
Ví dụ 6: Đồng chí K hiện xếp hệ số mức lương 5,85 (bậc 4/7 chuyên viên cao cấp hành chính sự nghiệp) có phụ cấp chức vụ là 0,7; tổng hệ số lương hiện hưởng là 6,55 (5,85 + 0,7) được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc thì được chuyển xếp lương bậc 2 chức danh Phó Tổng giám đốc, hệ số mức lương là 6,34 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,21 (6,55 - 6,34)
3- Đối với các chức danh trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương trong doanh nghiệp hạng đặc biệt thì xếp lương theo ngạch, bậc chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ "Quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp".
Mức phụ cấp chức vụ cụ thể như sau:
- Đối với Trưởng phòng và các chức vụ tương đương phụ cấp chức vụ là 0,6 tính trên mức lương tối thiểu;
- Đối với Phó Trưởng phòng và các chức vụ tương đương phụ cấp chức vụ là 0,5 tính trên lương tối thiểu;
4- Đối với các chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương của các doanh nghiệp thành viên thuộc doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt việc xếp hạng doanh nghiệp, xếp lương thực hiện quy định tại Thông tư Liên bộ số 21/LB-TT ngày 17/06/1993 của Liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.
1- Căn cứ vào quy định của Thông tư này, đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị xếp doanh nghiệp hạng đặc biệt đối với các Tổng công ty và các doanh nghiệp Nhà nước độc lập có đủ điều kiện theo quy định.
2- Sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp doanh nghiệp hạng đặc biệt, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến xếp lương đối với các chức danh lãnh đạo của doanh nghiệp hạng đặc biệt, lập danh sách theo mẫu quy định tại Thông tư này, có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, thoả thuận, sau đó Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định xếp lương theo phân cấp quản lý cán bộ hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 28/3/1996.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ảnh về Liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính xem xét, giải quyết.
Lê Duy Đồng (Đã ký) | Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
- 1 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 2 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1 Thông tư 09/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Quyết định 187/2002/QĐ-TTg về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức Ngân hàng chính sách xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Quyết định 185-TTg năm 1996 về doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 91-TTg năm 1994 về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Thông tư 09/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Quyết định 187/2002/QĐ-TTg về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức Ngân hàng chính sách xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015