BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63-TT/LB | Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 1991 |
Thi hành Quyết định số 13-CT ngày 11-1-1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về thu phí qua cầu đường bộ: cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Bến phí qua cầu đường bộ như sau:Thuỷ và các cầu lớn khác mới xây dựng và xây dựng sau này. Liên Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện - Tài chính quy định mức thu, hướng dẫn việc thực hiện thu và sử dụng
I. ĐỐI TƯỢNG THU, MIỄN PHÍ QUA CẦU:
1- Đối tượng thu phí qua cầu: Tất cả các loại xe máy cơ giới, thô sơ qua cầu kể cả của các lực lượng vũ trang (quân đội, công an) làm kinh tế. Trừ một số xe được miễn thu phí qua cầu quy định ở điểm 2 dưới đây.
2- Đối tượng được miễn thu phí qua cầu:
- Xe chở bệnh nhân đi cấp cứu (đưa, đón bệnh nhân đi và về).
- Xe đưa đám tang (bao gồm xe chở quan tài, xe chở thân nhân gia đình, bạn bè, cơ quan đi theo).
- Xe cứu hoả đi làm nhiệm vụ chữa cháy (đi và về).
- Xe chở khách nước ngoài có xe công an đi hộ tống dẹp đường (đối với xe chở khách nước ngoài không có xe công an đi hộ tống dẹp đường thì vẫn thuộc đối tượng thu).
- Xe chuyên dùng cho thương binh, người tàn tật.
- Các loại xe, máy được Nhà nước huy động làm công tác đột xuất như: hệ đê, chống bão, lụt, chống dịch.
- Xe đang đuổi bắt kẻ gian.
- Xe của lực lượng vũ trang không làm kinh tế thường xuyên.
- Xe máy của học sinh, sinh viên.
3- Đối tượng được giảm thu phí qua cầu:
- Xe máy của cán bộ công nhân viên đi làm việc hàng ngày.
- Xe cơ giới, xe thô sơ thường xuyên qua cầu.
II. MỨC THU, HÌNH THỨC THU VÀ TỔ CHỨC THU PHÍ QUA CẦU
1- Mức thu phí qua cầu:
- Riêng đối tượng được giảm phí qua cầu nói ở điểm 3, mục I trên được tính và quy định mức thu như sau:
+ Đối với xe cơ giới, xe thô sơ thường xuyên qua cầu được tính thu bằng 70% biểu giá quy định.
+ Đối với xe ôtô buýt, xe lam thường xuyên qua cầu đuợc tính thu bằng 50% biểu giá quy định.
+ Đối với xe máy của CBCNV đi làm hàng ngày thu 3.000đ xe/tháng.
2- Hình thức thu phí qua cầu:
Phí qua cầu thu dưới hình thức bán vé, vé có 2 loại: vé thông thường và vé tháng. Các loại vé này do cơ quan Tài chính (Tổng cục thuế) ấn hành giao cho các xí nghiệp quản lý cầu bán.
a. Vé thông thường dùng cho một lượt xe qua cầu có thể bán trước hoặc bán đi ngay.
- Vé bán trước: các đơn vị có xe, nhất là các xí nghiệp vận tải có nhiều xe qua cầu cử người đến Xí nghiệp quản lý cầu để mua vé trước về phát cho lái xe. Đây là hình thức bán vé chủ yếu và khuyến khích. Mua vé trước, mỗi lần qua với số lượng lớn được giảm, cứ 100 vé được giảm 1% giá trị vé bán.
- Vé đi ngay được bán ở hai đầu cầu và các đường đi vào cầu, chủ yếu áp dụng cho xe ít qua cầu và xe ở các tỉnh xa.
b. Vé tháng: Vé mua cho tháng nào chỉ sử dụng cho tháng đó. Chủ yếu là xe máy của cán bộ công nhân viên đi làm việc hàng ngày và xe thường xuyên qua cầu.
Đối với các trường hợp vé bán có giảm giá nói ở điểm 1 và mục II trên phải theo đúng quy định sau đây:
- Vé thông thường bán với số lượng lớn có giảm giá, người bán vé phải lập tờ kê ghi rõ họ tên người mua và đơn vị mua, số lượng vé bán, giá tiền 1 vé, tổng số tiền, số tiền được giảm, số tiền thực thu để tiện cho việc quyết toán và kiểm tra.
- Đối với xe được miễn thu phí qua cầu, khi qua cầu phải xuất trình giấy tờ cần thiết, như: xe máy của học sinh, sinh viên đi học phải có thẻ học sinh có ghi rõ số biển xe; xe được Nhà nước huy động đột xuất làm nhiệm vụ hộ đê, chống bão,lụt, chống dịch phải có lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền huy động v.v....
3. Tổ chức thu phí qua cầu:
Các xí nghiệp quản lý cầu thuộc Liên hiệp đường sắt, Liên hiệp quản lý đường bộ 2, Liên hiệp quản lý đường bộ 4 trực tiếp tổ chức thu phí qua cầu. Các Liên hiệp đường sắt, đường bộ 2, 4 có trách nhiệm chỉ đạo chặt chẽ, có phương án và biện pháp cụ thể giúp xí nghiệp tổ chức thu phải đảm bảo thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, không được để ùn tắc giao thông và không để thất thu.
III. QUẢN LÝ, HẠCH TOÁN VÀ BÁO CÁO PHÍ QUA CẦU:
1) Phí qua cầu là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước. Số tiền thu được là khoản kinh phí của ngân sách Nhà nước ứng trước cho các chủ đầu tư là các Liên hiệp nói trên nên các chủ đầu tư phải quản lý chặt chẽ để chi tiêu theo dự toán chi phí hàng năm được Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện duyệt.
2) Các xí nghiệp quản lý cầu phải mở tài khoản riêng "Phí qua cầu" tại Ngân hàng. Số tiền bán vé, hàng ngày xí nghiệp phải gửi hết vào tài khoản đó.
3) Hàng năm, các xí nghiệp quản lý cầu phải lập dự toán thu, chi về khoản kinh phí này gửi cho chủ đầu tư xem xét trình Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện duyệt làm cơ sở rút tiền chi tiêu.
Dự toán thu, chi dựa vào các cơ sở và nội dung sau đây:
-Về thu: Dựa vào lưa lượng xe qua cầu, đơn giá từng loại vé bán ra trong năm
- Về chi: Căn cứ vào các nội dung sau:
+ Chi cho việc bảo vệ, vệ sinh, sửa chũa nhỏ, sửa chữa lớn cầu đường bộ.
+ Chi cho công tác thu bao gồm: bộ máy thu, các cơ sở và điều kiện thu như: xây dựng các kiốt bán vé và kiểm soát vé, vé bán, văn phòng phẩm...
+ Chi bồi dưỡng cho lực lượng ngoài xí nghiệp tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự đảm bảo cho việc thu, cũng như xe qua cầu an toàn, nhanh chóng.
Số tiền còn lại các chủ đầu tư được sử dụng chi vào việc sửa chữa thường xuyên, trung đại tu các cầu đường bộ khác theo kế hoạch, dự toán được Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện duyệt. Ngoài ra, số còn lại dùng để góp thêm vốn đầu tư xây dựng mới các cầu đường bộ lớn khác hiện phải đi bằng phà.
Số tiền thu phí qua cầu để chi cho các nội dung theo kế hoạch, dự toán nói trên được coi là khoản kinh phí ngân sách cấp bổ sung thêm ngoài vốn quản lý và sửa chữa cầu đường bộ đã được Nhà nước duyệt thông báo, hàng năm cho Bộ GTVT và Bưu điện và Bộ đã duyệt phân khai thông báo cho các đơn vị.
4- Hạch toán và báo cáo quyết toán:
a- Về công tác hạch toán:
a1. Đối với các xí nghiệp quản lý cầu và các Ban quản lý công trình thay mặt chủ đầu tư phải hạch toán thu, chi theo đúng những nội dung quy định trên mở sổ sách kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ, đúng chế độ kế toán hiện hành.
a2. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, khi xuất tiền mua vé qua cầu được hạch toán vào giá thành hoặc phí giao thông, ghi số:
Nợ TK: 30, 33, 34
Có TK: 50, 51
a3. Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, khi xuất tiền mua vé qua cầu được hạch toán vào khoản chi ngân sách, ghi sổ.
Nợ TK: 38, 30 (nếu có tổ chức sản xuất - kinh doanh)
Có TK: 50, 51
b- Báo cáo kế toán:
- Hàng tháng các xí nghiệp quản lý cầu phải báo cáo tìh hình thu, chi về khoản tiền bán vé qua càu cho các chủ đầu tư qua Ban quản lý công trình đồng gửi cơ quan Tài chính và Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện.
- Hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, năm các xí nghiệp quản lý cầu, Ban quản lý công trình phải gửi báo cáo quyết toán theo đúng chế độ kế toán Nhà nước quy định, trong đó cần tách thành một mục riêng để làm rõ tài khoản thu, chi phí qua cầu. Nơi gửi như báo cáo tháng.
1- Các trường hợp vi phạm việc thu phí qua cầu như: sử dụng vé không đúng biểu giá quy định, qua cầu không có vé... Ngoài việc phải mua theo giá gốc theo biểu giá quy định, chủ phương tiện còn phải trả tiền phạt gấp 4 lần giá vé quy định. Nếu cố tình gây khó khăn không chịu nộp phạt thì xí nghiệp được quyền giữ lại xe, báo cáo về Liên hiệp để xử lý mức độ cao hơn.
2- Đối với những người có công phát hiện chủ phương tiện vi phạm việc thu phí qua cầu được thưởng 10% số tiền nộp phạt.
Các Liên hiệp đường sắt, quản lý đường bộ 2, 4 và các xí nghiệp quản lý cầu có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, Quân đội để tổ chức tốt việc thu phí qua cầu.
Trong quá trình thực hiện nếu thấy có gì vướng mắc, cần bổ sung sửa đổi thì báo cáo ngay về 2 Bộ giải quyết.
Lê Khả (Đã ký) | Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
- 1 Thông tư 81/TTLB năm 1992 bổ sung công tác quản lý thu phí qua cầu do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 100/2000/QĐ-BTC công bố Danh mục Thông tư liên tịch đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 100/2000/QĐ-BTC công bố Danh mục Thông tư liên tịch đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành