BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/TTLT | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 1991 |
Ngày 07-1-1983 Liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 236-TT/LB "hướng dẫn quy định chế độ quản lý, cấp phát vốn quản lý và sửa chữa cầu đường bộ" áp dụng chung cho cả hai loại công tác sửa chữa lớn và quản lý sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ. Qua áp dụng vào thực tiễn quản lý đã góp phần tích cực cho các đơn vị quản lý, sửa chữa cầu đường bộ; xây dựng kế hoạch, tổ chức cấp phát và thanh toán thống nhất trong cả nước, tuy nhiên hai loại công tác sửa chữa lớn và quản lý, sửa chữa thường xuyên có đặc trưng kinh tế, kỹ thuật khác nhau lại áp dụng một cơ chế quản lý, cấp phát, nghiệm thu, thanh toán, nên việc quản lý nhiều lúc mang tính chất hình thức làm ảnh hưởng đến chất lượng đường sá và hiệu quả sử dụng vốn. Để khắc phục các tồn tại này, nay Liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải và Bưu điện quy định, hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát riêng cho công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ (SCTX) như sau:
1. Vốn sửa chữa cầu đường bộ được đầu tư bằng các nguồn:
a) Nguồn thu phí giao thông
b) Thu lệ phí qua cầu, qua phà, cầu phao
c) Ngân sách Nhà nước cấp phát.
Nguồn vốn sửa chữa đường trên đây được phân chia cho các nội dung sau:
- Chi sửa chữa lớn cầu đường bộ
- Chi quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ (SCTX)
- Chi đảm bảo giao thông (bằng 5% tổng mức vốn sửa chữa đường bộ).
Hàng năm, việc bố trí nguồn chi sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ sử dụng bằng nguồn thu lệ phí giao thông, phí qua cầu, qua phà hoặc vốn cấp phát trực tiếp từ ngân sách Nhà nước sẽ do cơ quan tài chính thoả thuận với cơ quan giao thông cùng cấp.
Phạm vi vốn SCTX bao gồm: Vốn đảm bảo cho khối lượng sửa chữa nhỏ và công tác quản lý cầu đường phải làm thường xuyên trong năm nhằm giữ ginf cầu đường êm thuận, kéo dài việc giữ loại, hạn chế những phát sinh hư hỏng nhỏ của cầu đường phục vụ giao thông thông suốt, an toàn trong mọi tình huống.
2. Những phân khu đường bộ (thuộc khu đường bộ quản lý đường trung ương) hoặc các đoạn đường bộ địa phương (quản lý đường địa phương thuộc các Sở Giao thông vận tải) gọi tắt: đơn vị làm công tác SCTX là những đơn vị sự nghiệp kinh tế tổ chức hạch toán tiết kiệm, có thưởng. Công tác sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ phải đóng các loại thuế doanh thu, lợi tức, thuế vốn. Hàng năm được ngân sách Nhà nước đầu tư để mua sắp trang thiết bị xây dựng nhà cửa.
3. Vốn sửa chữa cầu đường bộ hàng năm được sử dụng cho công tác sửa chữa cầu đường bộ phù hợp với sự phân loại đầu tư và phân cấp quản lý đường.
- Đối với hệ thống quốc lộ do ngân sách trung ương đài thọ.
- Đối với hệ thống cầu đường bộ thuộc các tỉnh, thành phố quản lý do ngân sách các địa phương đài thọ.
Vốn SCTX được cấp phát, tạm ứng, thanh toán thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
4. Sản phẩm của công tác SCTX được tổ chức thực hiện dưới hình thức khoán theo định mức chi phí tổng hợp cho từng km đường, m dài cầu, bến phà, cầu phao các loại cho các đơn vị làm công tác SXTX theo chu kỳ là 1 năm kế hoạch.
Các đơn vị làm công tác SCTX được ứng vốn hàng tháng để triển khai thực hiện nhiệm vụ SCTX và được nghiệm thu thanh toán vào cuối quý, năm. Căn cứ kết quả nghiệm thu, thanh toán hàng quý của các đơn vị và SCTX đơn vị giao khoán căn cứ vào chỉ tiêu vốn làm thủ tục tổng nghiệm thu cả năm và thanh quyết toán cho đơn vị làm công tác SCTX.
Bộ Giao thông vận tải - Bưu điện sau khi trao đổi với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Quy chế giao khoán nghiệm thu quý, năm cho công tác này.
II- LẬP VÀ GIAO KẾ HOẠCH VỐN QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN CẦU ĐƯỜNG BỘ
1. Lập kế hoạch chi sửa chữa thường xuyên.
Hàng năm các đơn vị quản lý đường bộ căn cứ tình trạng kỹ thuật, mức độ hư hỏng của cầu đường và các định mức kinh tế - kỹ thuật, hướng dẫn lập dự toán, giá cả... để lập đơn giá chi phí tổng hợp từng km đường, m dài cầu, chi phí vượt sông phải sửa chữa thường xuyên của đơn vị gửi về Bộ Giao thông vận tải - Bưu điẹn phần kế hoạch làm sửa chữa thường xuyên đường quốc lộ hoặc gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phần kế hoạch sửa chữa thường xuyên đường do địa phương quản lý để xem xét, cân đối tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Vốn sửa chữa thường xuyên của hệ thống đường trung ương quản lý, Bộ Giao thông vận tải - Bưu điện sau khi xem xét nhu cầu của các đơn vị cơ sở tổng hợp kế hoạch chi sửa chữa thường xuyên (cùng với kế hoạch sửa chữa lớn, dự phòng bảo đảm giao thông) gửi Bộ Tài chính tổng hợp trong kế hoạch thu, chi ngân sách trình Nhà nước duyệt. Cơ quan tài chính có trách nhiệm thông báo kế hoạch chi ngay cho cơ quan giao thông cung cấp sau khi kế hoạch chi được phê duyệt chính thức.
2. Giao kế hoạch chi sửa chữa thường xuyên.
Căn cứ vào kế hoạch chi sửa chữa thường xuyên được duyệt, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện (đối với đường quốc lộ), Sở Giao thông vận tải (đối với đường địa phương) triển khai giao kế hoạch chi sửa chữa thường xuyên cho đơn vị quản lý, sửa chữa thường xuyên.
Căn cứ vào các định mức chi phí tổng hợp của công tác sửa chữa thường xuyên đã được duyệt cho từng km đường (theo các loại đường), m cầu, bến phà . . . các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải tiến hành ký hợp đồng giao khoán các chỉ tiêu sửa chữa thường xuyên với các đơn vị làm công tác sửa chữa thường xuyên phù hợp với chỉ tiêu được giao. Trường hợp tổng mức vốn được giao sửa chữa thường xuyên không đủ theo đơn giá chi phí tổng hợp đã lập thì các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải xem xét điều chỉnh giảm một số hạng mục công việc chưa cần thiết và cấp bách để cho chỉ tiêu vốn được giao với số dự toán đơn giá chi phí tổng hợp của từng loại công việc sửa chữa thường xuyên làm mức giao khoán chính thức giữ loại và quản lý cầu đường với chu kỳ bẳng cả năm kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện nếu có biến động về chính sách tiền lương, giá vật tư. . . do Nhà nước quy định làm ảnh hưởng lớn đến định mức chi phí được duyệt, thì Bộ Giao thông vận tải - Bưu điện, Bộ Tài chính căn cứ quy định chung của Nhà nước để xử lý (đối với đường quốc lộ), Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính xử lý đối với đường địa phương.
Trường hợp do thiên tai bão lụt, địch hoạ xảy ra trên cầu đường thuộc đơn vị quản lý sửa chữa thường xuyên làm phát sinh hư hỏng các công trình giao thông gây ách tắc, mất an toàn giao thông thì các đơn vị quản lý, đơn vị làm công tác sửa chữa thường xuyên được sử dụng nguồn vốn đã cấp hoặc vay Ngân hàng chủ động có biện pháp nhanh chóng lập lại trật tự an toàn giao thông. Đồng thời lập đầy đủ hồ sơ thủ tục về mức độ thiệt hại báo cáo các cơ quan liên quan có thẩm quyền xác nhận khối lượng khắc phục hậu quả trình Bộ Giao thông vận tải - Bưu điện, Sở Giao thông vận tải và cơ quan tài chính đồng cấp xem xét giải quyết công tác đã khắc phục hậu quả để hoàn lại kinh phí đã chi cho đơn vị.
III- CẤP PHÁT VỐN QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN CẦU ĐƯỜNG BỘ
Đối với hệ thống cầu đường bộ do trung ương quản lý, Bộ Tài chính cấp phát cho Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện qua Cục Kho bạc Nhà nước.
Đối với hệ thống cầu đường bộ do địa phương quản lý do Sở Tài chính cấp phát cho Sở Giao thông vận tải qua Chi cục Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố.
1. Căn cứ để cơ quan tài chính cấp phát.
- Thông báo kế hoạch chi sửa chữa thường xuyên của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện (đường quốc lộ). Sở Giao thông vận tải (đường địa phương quản lý) phù hợp với số vốn của cơ quan tài chính thông báo.
- Tình hình thực hiện kế hoạch: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo quyết toán quý, năm.
2. Căn cứ để Cục Kho bạc Nhà nước (hoặc chi Cục Kho bạc Nhà nước) cấp vốn cho các đơn vị quản lý, sử dụng vốn sửa chữa thường xuyên.
- Kế hoạch vốn sửa chữa thường xuyên được duyệt cho đơn vị làm công tác sửa chữa thường xuyên.
- Báo cáo tình hình thực hiện vốn đã cấp.
3. Căn cứ để các Chi cục Kho bạc Nhà nước tạm ứng hoặc thanh toán vốn sửa chữa thường xuyên cho các đơn vị làm công tác sửa chữa thường xuyên.
- Chỉ tiêu kế hoạch vốn sửa chữa thường xuyên do Bộ, Sở Giao thông vận tải giao cho các đơn vị quản lý vốn sửa chữa thường xuyên.
- Hợp đồng giao nhận khoán giữa đơn vị quản lý với đơn vị làm công tác sửa chữa thường xuyên.
- Giấy đề nghị của cơ quan giao khoán xin ứng hoặc thanh toán vốn sửa chữa thường xuyên được cấp cho đơn vị nhận làm công tác sửa chữa thường xuyên. Cấp vốn tạm ứng lúc chuẩn bị làm sửa chữa thường xuyên, cấp thanh toán khi nghiệm thu kết thúc hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán vốn sửa chữa thường xuyên đơn vị giao phải tổ chức kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất nếu thấy cần thiết. Cứ mỗi quý sau khi kiểm tra cầu đường, bến phà, cầu phao xong, chủ đầu tư phải lập biên bản đánh giá kết quả giữ loại cầu đường, thông suốt của bến. Cuối năm kết thúc hợp đồng giao khoán cũng là kết thúc kế hoạch sửa chữa thường xuyên, chủ đầu tư phối hợp với đơn vị nhận khoán trong nghiệm thu, thanh toán dứt điểm cho từng tuyến đường lý trình theo mục tiêu kế hoạch và hợp đồng giao khoán đã ký kết.
Khi kểm tra định kỳ nếu đơn vị nhận khoán không đạt điểm giữ loại cầu đường, bến phà theo quy định giao khoán sẽ bị giảm trừ tiền hoặc phải làm bù. Nếu không làm bù sẽ chuyển số vốn không sử dụng hết cho tuyến đường hoặc đơn vị khác làm tố hơn, đồng thời phải chịu phạt về vi phạm hợp đồng.
Những công việc trên đây chủ đầu tư và đơn vị nhận khoán công tác x2 làm cơ sở cho bên giao lập và các chứng từ đề nghị kho bạc cấp ứng hoặc thanh toán vốn sửa chữa thường xuyên.
IV- BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN CẦU ĐƯỜNG BỘ
1. Trách nhiệm quyết toán và duyệt quyết toán.
Đơn vị nhận vốn sửa chữa thường xuyên có trách nhiệm quyết toán quý, năm cho đơn vị, cấp vốn theo nội dung và thời gian quy định. Đơn vị cấp vốn phải duyệt quyết toán cho đơn vị nhận vốn trực tiếp.
Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện khi nhận được quyết toán năm của các đơn vị quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải tiến hành xem xét, tổ chức duyệt quyết toán cho từng đơn vị (có sự tham gia của Bộ Tài chính). Đồng thời, tổng hợp quyết toán gửi Bộ Tài chính (Vụ GTBĐ) xét duyệt gửi Vụ quản lý ngân sách Nhà nước tổng hợp quyết toán thu chi ngân sách Nhà nước.
2. Nội dung quyết toán.
Nội dung quyết toán vốn sửa chữa thường xuyên áp dụng biểu mẫu quyết toán cua đơn vị sự nghiệp theo các quy định hiện hành. Ngoài ra, do tính chất đặc thù của công tác sửa chữa thường xuyên, nội dung quyết toán phải thể hiện các chỉ tiêu:
- Tổng số vốn được cấp, kể cả các nguồn vốn khác như: phí giao thông phí qua cầu, qua phà cầu phao...
- Vốn sửa chữa thường xuyên thực tế đã chi, phân tích nguyên nhân thừa, thiếu.
- Tổng hợp các loại công tác sửa chữa thường xuyên thể hiện theo chỉ tiêu kế hoạch, dự toán được duyệt, giá trị thực hiện, đã thanh toán.
3. Thời gian gửi báo cáo quyết toán
- Các đơn vị nhận vốn sửa chữa thường xuyên của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện gửi báo cáo quyết toán năm cho Bộ sau 45 ngày và quyết toán quý sau 30 ngày sau khi kết thúc năm, quý.
- Bộ Giao thông vận tải sau khi nhận và duyệt quyết toán của các đơn vị nhận vốn sửa chữa thường xuyên, tổng hợp gửi Bộ Tài chính quyết toán năm sau 60 ngày và quyết toán quý sau 45 ngày.
- Các Sở Giao thông vận tải gửi quyết toán cho Sở Tài chính vốn sửa chữa thường xuyên đường địa phương, báo cáo quyết toán năm sau 45 ngày và quyết toán quý sau 30 ngày.
Thông tư này áp dụng đối với công tác quản lý, sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ, có hiệu lực thi hành từ 1-1-1992. Đối với việc quản lý, cấp phát vốn sửa chữa lớn cầu đường vẫn thực hiện theo Thông tư số 236-TT/LB ngày 7-12-1983 của Liên Bộ. Trong quá trình thực hiện các cấp các ngành, các đơn vị quản lý cầu đường bộ có vướng mắc hoặc chưa rõ cần phản ánh kịp thời về 2 Bộ để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.
Lê Khả (Đã ký) | Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
- 1 Quyết định 100/2000/QĐ-BTC công bố Danh mục Thông tư liên tịch đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTC-BGTVT hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế sửa chữa đường bộ do Bộ tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTC-BGTVT hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế sửa chữa đường bộ do Bộ tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1 Thông tư liên tịch 25-TT/LB năm 1986 hướng dẫn quản lý, cấp phát vốn quản lý và sữa chữa đường thuỷ do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 236-TTLT năm 1983 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát vốn quản lý và sửa chữa cầu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải; Bộ Tài chính ban hành
- 1 Thông tư liên tịch 25-TT/LB năm 1986 hướng dẫn quản lý, cấp phát vốn quản lý và sữa chữa đường thuỷ do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 100/2000/QĐ-BTC công bố Danh mục Thông tư liên tịch đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTC-BGTVT hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế sửa chữa đường bộ do Bộ tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành