Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 80-TT/LB

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1992

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 80 TT/LB NGÀY 15- 12 - 1992 HƯỚNG DẪN, BỔ SUNG, SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM VỀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THU PHÍ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SÔNG

Thi hành Quyết định số 211-HĐBT ngày 9-11-1987 của Hội đồng bộ trưởng về thu phí giao thông đường bộ, đường sông. Liên Bộ Tài chính, Giao thông vận tải đã có 1 số thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ thu phí giao thông. Việc thu phí giao thông bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, tăng thêm nguồn thu để chi cho công tác sửa chữa đường bộ, đường sông.

Để phù hợp với giá cả thị trường, tăng cường công tác quản lý, tăng thêm nguồn thu để đáp ứng yêu cầu về chi sửa chữa đường bộ, đường sông. Liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải hướng dẫn bổ sung sửa đổi một số điểm như sau:

1- Điều chỉnh mức thu phí giao thông đường bộ, đường sông cho các đối tượng thu theo biểu đính kèm.

2- Toàn bộ tiền thu phí giao thông đường bộ, đường sông thu được phải nộp hết vào ngân sách địa phương thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước, sau khi trừ chi phí tổ chức thu phí được để lại.

Chi phí để tổ chức thu phí giao thông bao gồm: tiền in ấn chỉ, mẫu biểu, biên lai, sổ sách, bộ máy tổ chức thu (kể cả tiền thưởng tối đa là 6 tháng lương cơ bản), tổ chức tuyên truyền, tổ chức kiểm tra... tỷ lệ được trích như sau:

- Đối với những địa phương có số thu hàng năm từ 2 tỷ đồng trở lên được trích 4% tổng số thu.

- Những địa phương có số thu hàng năm dưới 2 tỷ đồng được trích 5% tổng số thu.

Các Sở Giao thông vận tải hàng năm lập dự toán chi cụ thể trong tỷ lệ được để lại, báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính để theo dõi.

Mọi chi phí để chi cho công tác sửa chữa đường bộ, đường sông của đường địa phương sẽ được bố trí trong kế hoạch chi ngân sách hàng năm. Sở Tài chính cấp phát cho các đơn vị sửa chữa đường theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố duyệt.

3- Chủ phương tiện nào không chấp hành đúng chế độ nộp phí giao thông, vi phạm một trong những điều quy định dưới đây sẽ bị phạt:

- Không đăng ký nộp phí giao thông theo chế độ quy định

- Không kê khai đúng số lượng chủng loại phương tiện

- Không nộp đúng kỳ hạn, không nộp đủ phí giao thông.

Mức phạt: nếu vi phạm lần đầu sẽ bị phạt gấp 2 lần mức phí phải đóng, nếu tái phạm lần thứ hai sẽ bị phạt gấp 3 lần mức phí phải đóng, nếu vi phạm nhiều lần hoặc có những hành vi chống lại việc thu phí giao thông thì người phạm pháp có thể bị truy tố trước pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1-01-1993.Các quy định khác về thu phí giao thông đường bộ, đường sông không để cập trong thông tư này vẫn thực hiện theo các thông số 66 TT/LB ngày 4-2-1987, số 56 TT/LB ngày 26-12-1988, số 58 TT/LB ngày 14-12-1989 và số 52 TT/LB ngày 19-9-1991.

Liên Bộ Tài chính-Giao thông vận tải.

Lê Khả

(Đã ký)

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

BIỂU PHỤ LỤC

VỀ MỨC THU PHÍ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SÔNG
(Ban hành kèm theo thông tư số 80-TT/LB ngày 15-12-1992của Liên Bộ Tài chính -GTVT)

Loại phương tiện vận tải

Mức thu 1 tháng

A. Phương tiện vận tải đường bộ

 

1/ Xe ôtô vận tải hàng hoá, đặc chủng

 

a) Xe ôtô vận tải hàng hoá có tấn trọng tải và tự trọng dưới 13 tấn

15.000đ/tấn trọng tải

b) Xe ôtô vận tải hàng hoá có tấn trọng tải và tự trọng từ 13 tấn trở lên

18.000đ/tấn trọng tải

c) Rơ moóc kéo theo xe tải hoặc đầu kéo bánh lốp

9.000đ/tấn moóc

d) Xe đặc chủng (xe ủi, xúc, xe bánh xích...)

13.000đ/tấn tự trọng

2/ Xe ôtô chở khách

 

a) Các loại xe ôtô chở khách

2.500đ/ghế

b) Xe điện bánh lốp

40.000đ/xe

3/ Xe con, xe du lịch

25.000đ/xe

4/ Xe lam, xe máy kéo và các loại xe tương đương

15.000đ/xe

5/ Xe môtô 3 bánh, xích lô máy, xe máy lôi

10.000đ/xe

6/ Xe máy các loại

 

- Xe cỡ dưới 50cm3

2.000đ/xe

- Xe cỡ trên 50 cm3

2.500đ/xe