BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../TTLT-BLĐTBXH-BQP | Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP NGÀY 22/10/2013 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, BỘ QUỐC PHÒNG HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN LIỆT SĨ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG CÒN GIẤY TỜ
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ
1. Sửa đổi Điều 1 như sau:
“Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người hy sinh, bị thương từ ngày 31/12/1991 trở về trước trong các trường hợp sau:
a) Chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu;
b) Bị địch bắt tù, đày;
c) Trường hợp hy sinh, bị thương đã lập hồ sơ theo Kế hoạch số 611/KH-LĐTBXH ngày 03/3/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng chưa được xác nhận;”.
2. Sửa đổi Khoản 1 Điều 3, bổ sung Khoản 3 vào Điều 3 như sau:
“Điều 3. Căn cứ xác nhận liệt sĩ
1. Danh sách liệt sĩ lập từ ngày 31/12/1994 lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.
2. Người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước.
3. Trường hợp không có một trong các căn cứ nêu trên thì phải có xác nhận viết tay của 2 người cùng cơ quan, đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở xuống hoặc tương đương của người hy sinh, biết rõ trường hợp hy sinh; kèm theo căn cứ thể hiện thời gian hoạt động, công tác của người làm chứng gồm một trong các hồ sơ, tài liệu sau: lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, hồ sơ khen thưởng huân, huy chương (đã được khen thưởng), hồ sơ người có công với cách mạng (đã được xác nhận); sơ yếu lí lịch khai từ ngày 31/12/1994 trở về trước đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác lập từ 31/12/1994 trở về trước có thể hiện thời gian hoạt động, công tác của người làm chứng”.
3. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 như sau:
“Điều 4. Thủ tục xác nhận đối với người hy sinh thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS) kèm theo giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 3 của Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an.
Trường hợp người tham gia quân đội, công an từ các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nông trường, lâm trường thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị trước khi tham gia quân đội, công an để Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh làm cơ sở lập hồ sơ.
Trường hợp hy sinh quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì phải kèm theo giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương quản lý nghĩa trang liệt sĩ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
b) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu BB-LS) đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ, biên bản niêm yết công khai kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc quân đội) hoặc Công an cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc công an).
4. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 như sau:
“Điều 5. Thủ tục xác nhận đối với người hy sinh không thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS) kèm giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 3 của Thông tư này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia cách mạng;
Trường hợp hy sinh quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì phải kèm theo giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương quản lý nghĩa trang liệt sĩ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
b) Gửi hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội”.
5. Sửa đổi Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều 6 như sau:
“Điều 6. Căn cứ cấp Giấy chứng nhận bị thương
c) Người bị thương thuộc lực lượng quân đội, công an có vết thương thực thể nhưng không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân khi bị thương đã giải thể hoặc không lưu giữ được.
Trường hợp không có vết thương thực thể nhưng còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể; Nếu đã phẫu thuật lấy mảnh kim khí phải có phiếu phẫu thuật của cơ sở y tế.
d) Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và các chiến trường B, C, K và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện còn vết thương thực thể.
Trường hợp còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể; Nếu đã phẫu thuật lấy mảnh kim khí phải có phiếu phẫu thuật của cơ sở y tế.
đ) Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc và trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc có căn cứ chứng minh thương tích thực thể dẫn đến phải phẫu thuật hoặc có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể. Nếu đã phẫu thuật lấy mảnh kim khí thì phải có phiếu phẫu thuật của cơ sở y tế.
6. Sửa đổi Khoản 2 Điều 7 như sau:
“Điều 7. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người bị thương trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
b) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công để xét duyệt, lập biên bản đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo”.
7. Sửa đổi Khoản 2 Điều 9 như sau:
“Điều 9. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người bị thương trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
b) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
c) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh, biên bản niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Công an cấp huyện.
8. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4 Điều 11 và bổ sung Khoản 5 vào Điều 11 như sau:
“Điều 11. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương không thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi tham gia cách mạng và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an.
Nếu đã phẫu thuật lấy mảnh kim khí thì kèm theo phiếu phẫu thuật của cơ sở y tế.
c) Trường hợp có thương tích thực thể dẫn đến phải phẫu thuật quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này thì phải có một trong các căn cứ: phiếu phẫu thuật, tóm tắt bệnh án, giấy ra viện hoặc giấy tờ khác của cơ sở y tế chứng minh việc phẫu thuật vết thương.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị thương trước khi tham gia cách mạng; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
c) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh, biên bản niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, có văn bản gửi Cục Người có công kèm theo danh sách và hồ sơ từng trường hợp để thẩm định.
Trên cơ sở kết quả thẩm định của Cục Người có công, giới thiệu những trường hợp đủ điều kiện đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật”.
9. Bổ sung Điều 11a như sau:
“Điều 11a. Thủ tục xác nhận đối với các trường hợp đã hoàn thiện hồ sơ theo Kế hoạch số 611/KH-LĐTBXH
Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát lại từng trường hợp, lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) để thẩm định trước khi giới thiệu giám định thương tật (đối với người bị thương) hoặc trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng Tổ quốc ghi công (đối với người hy sinh)”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …. tháng …. năm 2016.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng để nghiên cứu giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../TTLT-BLĐTBXH-BQP | Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP NGÀY 22/10/2013 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, BỘ QUỐC PHÒNG HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN LIỆT SĨ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG CÒN GIẤY TỜ
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ
1. Sửa đổi Điều 1 như sau:
“Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người hy sinh, bị thương từ ngày 31/12/1991 trở về trước trong các trường hợp sau:
a) Chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu;
b) Bị địch bắt tù, đày;
c) Trường hợp hy sinh, bị thương đã lập hồ sơ theo Kế hoạch số 611/KH-LĐTBXH ngày 03/3/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng chưa được xác nhận;”.
2. Sửa đổi Khoản 1 Điều 3, bổ sung Khoản 3 vào Điều 3 như sau:
“Điều 3. Căn cứ xác nhận liệt sĩ
1. Danh sách liệt sĩ lập từ ngày 31/12/1994 lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.
2. Người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước.
3. Trường hợp không có một trong các căn cứ nêu trên thì phải có xác nhận viết tay của 2 người cùng cơ quan, đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở xuống hoặc tương đương của người hy sinh, biết rõ trường hợp hy sinh; kèm theo căn cứ thể hiện thời gian hoạt động, công tác của người làm chứng gồm một trong các hồ sơ, tài liệu sau: lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, hồ sơ khen thưởng huân, huy chương (đã được khen thưởng), hồ sơ người có công với cách mạng (đã được xác nhận); sơ yếu lí lịch khai từ ngày 31/12/1994 trở về trước đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác lập từ 31/12/1994 trở về trước có thể hiện thời gian hoạt động, công tác của người làm chứng”.
3. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 như sau:
“Điều 4. Thủ tục xác nhận đối với người hy sinh thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS) kèm theo giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 3 của Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an.
Trường hợp người tham gia quân đội, công an từ các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nông trường, lâm trường thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị trước khi tham gia quân đội, công an để Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh làm cơ sở lập hồ sơ.
Trường hợp hy sinh quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì phải kèm theo giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương quản lý nghĩa trang liệt sĩ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
b) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu BB-LS) đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ, biên bản niêm yết công khai kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc quân đội) hoặc Công an cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc công an).
4. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 như sau:
“Điều 5. Thủ tục xác nhận đối với người hy sinh không thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS) kèm giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 3 của Thông tư này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia cách mạng;
Trường hợp hy sinh quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì phải kèm theo giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương quản lý nghĩa trang liệt sĩ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
b) Gửi hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội”.
5. Sửa đổi Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều 6 như sau:
“Điều 6. Căn cứ cấp Giấy chứng nhận bị thương
c) Người bị thương thuộc lực lượng quân đội, công an có vết thương thực thể nhưng không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân khi bị thương đã giải thể hoặc không lưu giữ được.
Trường hợp không có vết thương thực thể nhưng còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể; Nếu đã phẫu thuật lấy mảnh kim khí phải có phiếu phẫu thuật của cơ sở y tế.
d) Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và các chiến trường B, C, K và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện còn vết thương thực thể.
Trường hợp còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể; Nếu đã phẫu thuật lấy mảnh kim khí phải có phiếu phẫu thuật của cơ sở y tế.
đ) Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc và trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc có căn cứ chứng minh thương tích thực thể dẫn đến phải phẫu thuật hoặc có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể. Nếu đã phẫu thuật lấy mảnh kim khí thì phải có phiếu phẫu thuật của cơ sở y tế.
6. Sửa đổi Khoản 2 Điều 7 như sau:
“Điều 7. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người bị thương trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
b) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công để xét duyệt, lập biên bản đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo”.
7. Sửa đổi Khoản 2 Điều 9 như sau:
“Điều 9. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người bị thương trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
b) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
c) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh, biên bản niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Công an cấp huyện.
8. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4 Điều 11 và bổ sung Khoản 5 vào Điều 11 như sau:
“Điều 11. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương không thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi tham gia cách mạng và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an.
Nếu đã phẫu thuật lấy mảnh kim khí thì kèm theo phiếu phẫu thuật của cơ sở y tế.
c) Trường hợp có thương tích thực thể dẫn đến phải phẫu thuật quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này thì phải có một trong các căn cứ: phiếu phẫu thuật, tóm tắt bệnh án, giấy ra viện hoặc giấy tờ khác của cơ sở y tế chứng minh việc phẫu thuật vết thương.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị thương trước khi tham gia cách mạng; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
c) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh, biên bản niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, có văn bản gửi Cục Người có công kèm theo danh sách và hồ sơ từng trường hợp để thẩm định.
Trên cơ sở kết quả thẩm định của Cục Người có công, giới thiệu những trường hợp đủ điều kiện đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật”.
9. Bổ sung Điều 11a như sau:
“Điều 11a. Thủ tục xác nhận đối với các trường hợp đã hoàn thiện hồ sơ theo Kế hoạch số 611/KH-LĐTBXH
Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát lại từng trường hợp, lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) để thẩm định trước khi giới thiệu giám định thương tật (đối với người bị thương) hoặc trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng Tổ quốc ghi công (đối với người hy sinh)”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …. tháng …. năm 2016.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng để nghiên cứu giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
- 1 Công văn 2928/LĐTBXH-NCC năm 2015 về đề nghị xác nhận người được hưởng chính sách như thương binh do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Công văn 2839/LĐTBXH-NCC năm 2015 xác nhận thương binh do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 4 Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 5 Kế hoạch số 611/KH-LĐTBXH về việc giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 2 Công văn 2839/LĐTBXH-NCC năm 2015 xác nhận thương binh do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Công văn 2928/LĐTBXH-NCC năm 2015 về đề nghị xác nhận người được hưởng chính sách như thương binh do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành