Thủ tục bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13
Câu hỏi:
Thưa Luật sư, cháu xin hỏi: cháu có đặt một cơ sở làm bóng (loại bóng đá tiêu chuẩn cỡ số 4) nhưng hoa văn ở ngoài quả bóng là do cháu thiết kế cơ sở đó làm bóng do cháu đặt, cháu đã trả tiền và mang bóng về. Cháu muốn xin tư vấn làm thủ tục gì để bảo hộ về phần họa tiết phối hợp màu trên bề mặt quả bóng đó là do cháu đặt họ làm. Trân trọng cảm ơn!
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
Thông tư 22/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
II. Nội dung tư vấn:
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.
Điều kiện bảo hộ
Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.
Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng, Ví dụ:
- Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.
- Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
- Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.
Phí, lệ phí
Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn phai nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:
STT | Các khoản phí,lệ phí | Lệ phí (đồng) |
1 | Lệ phí nộp đơn (cho mỗi phương án) |
|
| - Tài liệu đơn dạng giấy | 180.000 |
| - Đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn | 150.000 |
2 | Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗiđơn/yêu cầu) | 600.000 |
3 | Lệ phí công bố đơn | 120.000 |
| - Nếu có trên 1 hình,từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình | 60.000 |
4 | Phí thẩm định nội dung (cho mỗi phương án của từng sản phẩm) | 300.000 |
5 | Phí tra cứu thông tin phục vụ việc thẩm định nội dung (cho mỗi phương án sản phẩm) | 120.000 |
6 | Lệ phí đăng bạ Bằng độc quyền KDCN | 120.000 |
7 | Lệ phí cấp Bằng độc quyền KDCN | 120.000 |
8 | Lệ phí công bố Bằng độc quyền KDCN | 120.000 |
| - Nếu có trên 1 hình,từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình | 60.000 |
9 | Lệ phí gia hạn hiệu lực | 540.000 |
- Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Tài liệu cần chuẩn bị:
- Tờ khai, bản chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng, bản mô tả kiểu dáng
- Bản chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng: 04 bộ.
Yêu cầu đối với đơn:
Tờ khai: mẫu số 03 – KDCN
Mục (1): Tên kiểu dáng công nghiệp
Mục (2): Ghi đầy đủ tên chủ đơn theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, theo chứng minh thư nhân dân đối với cá nhân.
Mục (3): Ghi đại diện của chủ đơn nếu có.
Mục (10): Chủ đơn/đại diện chủ đơn ký tên, ký vào cả tất cả các trang của tờ khai, riêng trang cuối ký tên, có con dấu của doanh nghiệp
Bản chụp kiểu dáng bao gồm: ảnh chụp tổng thể, ảnh chụp các mặt của kiểu dáng (nếu kiểu dáng là hộp đựng thì chỉ cần ảnh tổng thể và ảnh khai triển kiểu dáng); trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
Bản mô tả kiểu dáng: ghi tên kiểu dáng; lĩnh vực sử dụng kiểu dáng; liệt kê ảnh; mô tả kiểu dáng: mô tả đầy đủ, chính xác; yêu cầu bảo hộ.
Hồ sơ: 2 bản tờ khai, 2 bản mô tả kiểu dáng, 4 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng
Thẩm định hình thức: Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký KDCN được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký CDĐL là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ KDCN.
Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký KDCN đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền KDCN cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung đơn KDCN là 7 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam