Thủ tục hành chính: Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình xây dựng trong đô thị - Đồng Tháp
Thông tin
Số hồ sơ: | T-DTP-124883-TT |
Cơ quan hành chính: | Đồng Tháp |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Phòng Quản lý đô thị thị xã Sa Đéc |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan HC |
Thời hạn giải quyết: | 20 ngày làm việc đối với công trình |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Giấy phép |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Tiếp nhận hồ sơ: | - Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc. - Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận phải ghi phiếu nhận, có chữ ký của người giao người nhận và thời hạn giải quyết, vào sổ theo dõi và lập phiếu chuyển cho Phòng Quản lý đô thị thị xã Sa Đéc thụ lý. - Trường hợp cần làm rõ thông tin về vị trí khu đất xin phép xây dựng, Cán bộ Tiếp nhận và trả kết quả chuyển toàn bộ hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thiết lập trích lục bản đồ địa chính (nội dung thể hiện hình dáng toàn bộ khu đất, số thửa và các thửa giáp ranh có liên quan, kích thước tứ cận khu đất và kích thước lộ giới hiện hữu); Cán bộ Tiếp nhận nhận lại hồ sơ và chuyển cho phòng Quản lý đô thị thực hiện theo quy định. Thời hạn thực hiện tối đa không quá 02 ngày làm việc. - Giấy phép xây dựng được lập thành 02 bản chính (mẫu A màu vàng), một bản giao cho người xin phép xây dựng, một bản được lưu trữ tại phòng Quản lý đô thị Thành phố. |
Thực hiện hồ sơ: | - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Phòng Quản lý đô thị nhận hồ sơ từ Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả giao Cán bộ phụ trách thụ lý. - Cán bộ phụ trách đi khảo sát thực tế, kiểm tra, đối chiếu với quy hoạch. Lập tờ trình cấp phép xây dựng chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc. Sau khi ký giấy phép xây dựng Văn phòng Ủy ban nhân dân chuyển hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận của Phòng Quản lý đô thị để lưu trữ và chuyển giấy phép còn lại tới bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. - Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: sáng từ 7 giờ đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30. |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
Điều kiện cấp giấy phộp xõy dựng cụng trỡnh trong đô thị: 1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt; 2. Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; 3. Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường; 4. Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ; 5. Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh; 6. Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị; 7. Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm. |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Cấp phép xây dựng công trình: Thành phần hồ sơ: - Đơn xin cấp giấy phép xây dựng: theo mẫu số 1 - Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Trường hợp tổ chức, công dân xin phép xây dựng đang sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai ngày 14/7/1993 phải kèm theo trích lục bản đồ địa chính (ghi rõ kích thước tứ cận khu đất và số thửa giáp ranh) tỷ lệ 1/500 hoặc 1/1000 có xác nhận của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. - Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, tổ chức, công dân xin phép xây dựng làm đơn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận phù hợp với loại đất xây dựng, đã sử dụng ổn định từ trước đến thời điểm xây dựng và không có tranh chấp. - Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để xem xét về sự cần thiết phải đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng công trình và công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ. Việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ quy định của Luật Xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư không phải lập dự án mà chỉ lập Báo cáo- kinh tế kỹ thuật: + Tất cả công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 07 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. + Đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn sự nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 01 tỷ đồng thì không phải lập Báo cáo- kinh tế kỹ thuật. Chủ đầu tư chỉ lập Báo cáo xin chủ trương đầu tư, trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được chấp thuận chủ đầu tư tổ chức việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẻ thi công và tổng dự toán để thực hiện việc ghi kế hoạch vốn, tổ chức đấu thầu (hoặc chỉ định thầu) và làm cơ sở cho việc quyết toán vốn đầu tư. - Đối với công trình đã được cơ quan nhà nước thẩm định thiết kê cơ sở (đối với dự án đầu tư), thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với báo cáo kinh tế kỹ thuật) thì tổ chức công dân nộp kết quả thẩm định thiết kê cơ sở hoặc tổng mặt bằng trong thành phần hồ sơ của dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đó thay cho bản vẽ thiết kế xây dựng. - Các công trình phải có văn bản thỏa thuận của các cơ quan chức năng trước khi cấp phép xây dựng: + Các công trình: chôn lấp, xử lý chất thải; hệ thống xử lý nước thải; kho trạm xăng dầu; nơi sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu và sử dụng hóa chất độc hại; kết cấu hạ tầng khu kinh tế, thương mại; các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phải có văn bản thỏa thuận của Sở Tài nguyên và Môi trường. + Các công trình xây mới hoặc cơi nới trong hành lang bảo vệ, an toàn lưới điện cao áp từ 1000V trở lên phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền. - Các công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục A4, phải có văn bản thoả thuận của cơ quan Công an về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. |
Thành phần bản vẽ thiết kế xây dựng (TKXD) - Họa đồ vị trí xây dựng (tỷ lệ 1/500 – 1/200): thể hiện rõ tứ cận, kích thước lộ giới, khoảng cách với công trình lân cận tiêu biểu, thể hiện hướng Bắc trên họa đồ; kích thước mặt bằng công trình trên lô đất. - Mặt bằng các tầng, mặt cắt, mặt đứng quay ra các trục đường và mặt bằng móng (tỷ lệ tối thiểu 1/100). - Bản vẽ sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối: thoát nước, cấp nước và cấp điện; đối với các công trình xây dựng trong khu vực chưa có hệ thống cấp điện, cấp nước thì được miễn bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp điện, cấp nước. |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đối với công trình xây dựng: 100.000 VN đồng/giấy phép xây dựng.- Đối với nhà ở riêng lẽ: 50.000 VN đồng/giấy phép xây dựng
Tải về |
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Thủ tục hành chính liên quan
Lược đồ Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình xây dựng trong đô thị - Đồng Tháp
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!