Thủ tục đăng ký khoản vay trung, dài hạn nước ngoài
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Trước hết, tại Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-NHNN quy định:
“Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay nước ngoài) thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
1. Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn.
2. Khoản vay nước ngoài ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 (một) năm.
3. Khoản vay nước ngoài ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ tại thời điểmtròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên”.
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài được quy định tại Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-NHNN, cụ thể:
* Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 13 Thông tư 25/2014/TT-NHNN trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ: Ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn hoặc ngày ký văn bản bảo lãnh đối với trường hợp khoản vay có bảo lãnh hoặc ngày ký thỏa thuận rút vốn bằng văn bản đối với trường hợp các bên thỏa thuận việc rút vốn trên cơ sở thỏa thuận khung đã ký và trước khi thực hiện rút vốn;
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-NHNN, hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài (trừ các khoản vay phát sinh từ Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm) bao gồm:
– Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-NHNN).
– Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay (đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay) gồm: Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức, Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã theo quy định của pháp luật và các văn bản sửa đổi (nếu có).
– Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản chứng minh mục đích vay bao gồm:
Phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với trường hợp vay nước ngoài để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư;
– Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có) hoặc thỏa thuận rút vốn bằng văn bản kèm theo thỏa thuận khung.
– Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) thư bảo lãnh, văn bản cam kết bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh vay nước ngoài (nếu có).
– Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, thẩm định và chấp thuận khoản vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước.
– Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng tại thời điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay và xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi Bên đi vay mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-NHNN.
– Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-NHNN.
* Bước 2: Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài trong thời hạn:
Thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài– Hai mươi (20) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay, hoặc;
– Sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay đối với trường hợp khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-NHNN.
Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Ngoài ra, khoản 3 Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-NHNN quy định đối với các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-NHNN, thủ tục đăng ký khoản vay đồng thời là thủ tục đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận khoản vay; văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài đồng thời là văn bản chấp thuận khoản vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài
Việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo nhóm– Những hạn chế tín dụng về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
– Xử lý tài sản bảo đảm trong vay tín dụng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật qua Email
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691