Thủ tục khai sinh cho con khi vợ chưa nhập hộ khẩu trong gia đình nhà chồng
Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo nguyên tắc, đăng ký khai sinh cho con phải theo nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký nơi người mẹ có đăng ký tạm trú, tuy nhiên có nhiều trường hợp đặc biệt thì con có thể đăng ký khai sinh theo hộ khẩu thường trú của người bố.Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:
“1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.
2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.”
Như vậy, với quy định nêu trên thì thầm quyền đăng ký khai sinh cho con phải là UBND cấp xã nơi mẹ của cháu đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì mới xét đến việc khai sinh cho con tại nơi cư trú của cha. Vì vậy, cách tốt nhất là người cha nên nhập hộ khẩu của mẹ cháu vào hộ khẩu gia đình trước sau đó mới đăng ký khai sinh cho con.
Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ bao gồm:
– Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.
– Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.
– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
– CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.
– Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh.
Thời hạn đăng ký khia sinh cho con là 60 ngày, kể từ ngày con sinh ra.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Quy định mới về thủ tục đăng ký lại khai sinh
– Thủ tục khai sinh khi nhờ mang thai hộ
– Thủ tục làm giấy khai sinh cho con
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật dân sự miễn phí
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691