Hệ thống pháp luật

Thủ tục tách sổ hộ khẩu

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30871

Câu hỏi:

Kính chào luật sư. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn luật sư vì đã tư vấn cho rất nhiều người dân thiếu am hiểu thủ tục cũng như những khúc mắc về vấn đề gia đình như chúng tôi. Sau đây tôi muốn được sự giúp đỡ tư vấn về vấn đề hôn nhân gia đình cho em gái ruột. Em tôi sau khi học hết Trung học phổ thông, xin đi làm công nhân ở các khu công nghiệp Bắc Ninh, một thời gian thì quen và nảy sinh tình cảm với anh M, 2 em đã ăn cơm trước kẻng buộc 2 gia đình tổ chức hôn nhân cho 2 đứa,… Sau hôn nhân, do những xích mích thành kiến giữa các thế hệ trong gia đình chồng, mà bố mẹ nhà chồng ngày nào cũng cãi vã, chửi nhau với 2 vợ chồng trẻ khiến em tôi thấy cuộc sống khó khăn, không thể chịu đựng thêm, 2 vợ chồng trẻ cũng đã đề xuất được ra ở riêng nhưng bố mẹ chồng không đồng ý tách khẩu, nói với 2 vợ chồng trẻ là “đi đâu thì đi chứ không chịu cho tách ra ở riêng”. Em tôi đi làm công ty được ít tiền về mua kẹo sữa cho cháu cũng bị ông bà (bố mẹ chồng) buông lời trách mắng này nọ…Em tôi lấy chồng cũng được hơn 2 năm, đến nay thấy không thể chung sống với 2 ông bà (bố mẹ chồng) được nữa. Vậy xin được sự tư vấn của hội đồng luật, xem em tôi nên giải quyết vấn đề nên ly hôn hay như thế nào? Các thủ tục cần thiết là như thế nào? Có trường hợp nào tòa án xét tách hộ cho 2 vợ trồng trẻ nêu trên không? Nếu có cần thủ tục và lệ phí là bao nhiêu ạ. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tư vấn của luật sư.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Em gái bạn và anh M đang là vợ chồng, có mong muốn tách hộ khẩu để ra ở riêng khỏi gia đình chồng. Điều kiện, thủ tục tách sổ hộ khẩu được quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2006 như sau:

Về điều kiện tách sổ hộ khẩu, trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Luật Cư trú 2006 mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

Em gái bạn được nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình nhà chồng. Vì thế việc tách hộ khẩu của hai vợ chồng cần có sự đồng ý của chủ hộ. Bố mẹ chồng của em gái bạn cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho em gái bạn tách hộ khẩu khỏi gia đình chồng. Nếu họ gây khó khăn cho em gái bạn thì họ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

“Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Về thủ tục tách sổ hộ khẩu, Điều 27 Luật Cư trú 2006 quy định như sau:

– Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ.

– Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Ngoài ra, nếu không tách sổ hộ khẩu em gái bạn cũng có thể đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới, sau đó tiến hành xóa đăng ký thường trú tại hộ khẩu nhà chồng.

“1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:

đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ”.

Bên cạnh đó, trong thư bạn còn hỏi về vấn đề em gái bạn có nên ly hôn hay không. Theo chúng tôi nếu vợ chồng em gái bạn chỉ có mâu thuẫn với bố mẹ chồng thì tình trạng hôn nhân vẫn chưa đến mức trầm trọng để dẫn đến việc ly hôn và không cần thiết phải ly hôn.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Quyền sở hữu nhà ở và vấn đề tách sổ hộ khẩu

– Thủ tục và thẩm quyền giải quyết yêu cầu tách sổ hộ khẩu

– Tách sổ hộ khẩu có cần xác nhận của công an xã không?

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

Nhập sổ hộ khẩu có phát sinh quyền đồng sở hữu

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn