Hệ thống pháp luật

BỆNH NGHỀ NGHIỆP

"Bệnh nghề nghiệp" được hiểu như sau:

Bệnh phát sinh mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp, do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.

Từ khi có lao động, con người đã chịu ảnh hưởng tác hại của nghề nghiệp và bị bệnh nghề nghiệp. Trước Công nguyên, Hippôcrat (Hippocrate; 460 - 377 tCn) đã phát hiện bệnh nhiễm độc chì. Thế kì I, Pline đã phát hiện những ảnh hưởng xấu của bụi đến cơ thể người. Thế kỷ II, Galien đã tả những bệnh mà công nhân mỏ mắc phải. Những thế kỷ sau đó đã phát hiện bệnh nhiễm độc thủy ngân và những bệnh nghề nghiệp khác.

Vấn đề bệnh nghề nghiệp được pháp luật của tất cả các nước quan tâm với các nội dung: ghi nhận danh mục bệnh và chế độ đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp. Danh mục bệnh nghề nghiệp ở các nước khác nhau có thể khác nhau do trình độ công nghệ và khả năng kinh tế xã hội của từng nước. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có một số công ước về bệnh nghề nghiệp, xếp bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm với hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhau và bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp như Công ước số 18 (1925), Công ước số 142 (1934), Công ước số 121 (1964).

ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát dịch bệnh học, danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế ban hành sau khi đã tham khảo ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Tổ chức đại diện giới sử dụng lao động. Năm 1976, Nhà nước đã quy định 8 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và năm 1991 đã công nhận thêm 8 bệnh nghề nghiệp, đến nay có 16 bệnh nghề nghiệp được công nhận bảo hiểm: 1) Bệnh bụi phổi do silic; 2) Bệnh bụi phổi do amiăng: 3) Bệnh bụi phổi bông; 4) Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì; 5) Bệnh nhiễm độc benzen và các đồng đẳng; 6) Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân; 7) Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất mangan; 8) Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen); 9) Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X; 10) Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn; 11) Bệnh rung chuyển nghề nghiệp; 12) Bệnh sạm da nghề nghiệp; 13) Bệnh loét da, viêm da, chàm tiếp xúc; 14) Bệnh lao nghề nghiệp; 15) Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp; 16) Bệnh do Leptospira nghề nghiệp.

Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp chủ yếu là do vệ sinh lao động không đảm bảo hoặc do các nguồn độc hại trong môi trường làm việc gây ra, hậu quả của nó là người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc tử vong. Vì vậy, người sử dụng lao động luôn luôn phải có trách nhiệm ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp; trả các chi phí cấp cứu, điều trị và tiền lương trong thời gian điều trị, bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Xem các thuật ngữ khác:

Nơi công cộng
7. Nơi công cộng là khu vực, địa điểm phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người, tập trung các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
6. Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ ...
Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
5. Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ...
Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
4. Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là việc thực hiện đánh giá, phân cấp, sắp xếp và thống kê vũ khí, vật ...
Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ
3. Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ là địa điểm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bố trí để cất giữ, bảo quản vũ khí, công ...
Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
2. Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là công trình được xây dựng tại một địa điểm theo tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ ...
Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ là việc tổ chức, doanh nghiệp được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa ...
Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp
8. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là hoạt động áp dụng các lý thuyết, nguyên tắc và phương pháp công tác xã hội để góp phần ...
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội
7. Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo ...
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
6. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện ...

Có thể bạn quan tâm: