Hệ thống pháp luật

BUÔN BÁN HÀNG GIẢ

"Buôn bán hàng giả" được hiểu như sau:

Mua đi bán lại hàng hóa biết rõ là hàng giả.

Buôn bán hàng giả là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung cũng

như lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng nói riêng. Luật hình sự Việt Nam chính thức quy định hành vi buôn bán hàng giả là tội danh độc lập trong Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982. Tội này tiếp tục được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, buôn bán hàng giả được quy định ở 3 điều luật với 3 tội danh khác nhau: tội buôn bán hàng giả; tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi. Việc quy định thêm hai tội danh ngoài tội danh buôn bán hàng giả nói chung xuất phát từ tính nguy hiểm cao của việc buôn bán hai nhóm hàng hóa đặc biệt được nêu trong hai tội đó.

Theo Bộ luật hình sự, tội buôn bán hàng giả có các dấu hiệu sau: 1) Đối tượng của tội buôn bán hàng giả bao gồm tất cả các loại hàng giả. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của một số loại hàng giả nên hành vi buôn bán hàng giả loại này được quy định thành tội danh riêng và khung hình phạt nặng hơn (như trong Bộ luật hình sự năm 1999) hoặc có thể được quy định là trường hợp có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng (như trong Bộ luật hình sự năm 1985). Hàng giả ở đây được hiểu là thứ không có giá trị sử dụng của loại hàng mà nó mang tên (hàng giả về nội dung) hoặc tuy có giá trị sử dụng của loại hàng mang tên nhưng mang nhãn hiệu của cơ sở sản xuất khác nhằm lừa dối khách hàng (hàng giả về hình thức); 2) Buôn bán hàng giả là mua đi bán lại thứ biết rõ là hàng giả nhằm lừa dối người mua; 3) Buôn bán hàng giả (nếu hàng giả không thuộc hai nhóm hàng hoá đặc biệt nói trên) chỉ cấu thành tội phạm khí số hàng giả được buôn bán tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng trở lên hoặc khi hành vi buôn bán hàng giả đã gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chủ thể là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi làm, buôn bán hàng giả, hành vi buôn lậu, hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hành vi kinh doanh trái phép, hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hình phạt được quy định cho tội buôn bán hàng giả có mức cao nhất là 15 năm tù. Trường hợp hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì hình phạt cho hành vi buôn bán hàng giả có thể tới tử hình.

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, tội buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự  năm 2015 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.

Xem các thuật ngữ khác:

Nơi công cộng
7. Nơi công cộng là khu vực, địa điểm phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người, tập trung các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
6. Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ ...
Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
5. Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ...
Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
4. Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là việc thực hiện đánh giá, phân cấp, sắp xếp và thống kê vũ khí, vật ...
Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ
3. Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ là địa điểm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bố trí để cất giữ, bảo quản vũ khí, công ...
Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
2. Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là công trình được xây dựng tại một địa điểm theo tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ ...
Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ là việc tổ chức, doanh nghiệp được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa ...
Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp
8. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là hoạt động áp dụng các lý thuyết, nguyên tắc và phương pháp công tác xã hội để góp phần ...
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội
7. Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo ...
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
6. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện ...

Có thể bạn quan tâm: