Hệ thống pháp luật

CÔNG CHỨNG VIÊN

"Công chứng viên" được hiểu như sau:

1. Ngạch công chức ngành tư pháp.

2. Công chức làm việc trong cơ quan công chứng nhà nước có nhiệm vụ công chứng.

Công chứng viên là cán bộ pháp lý được bổ nhiệm để thực hiện chức năng công chứng nhà nước tại cơ quan công chứng nhà nước, tiến hành các hành vi pháp lý như xác nhận, chứng nhận, chứng thực các bản sao giấy tờ, tài liệu, văn bằng, các việc về thừa kế, vv.

Công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc sở Tư pháp. Công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác.

Điều kiện để được bổ nhiệm công chứng viên bao gồm: 1) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; 2) Có bằng cử nhân Luật và chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng; 3) Có phẩm chất đạo đức tốt; 4) Có thời gian công tác pháp luật liên tục từ năm năm trở lên, kể từ khi có bằng cử nhân luật; đối với người đã có thời gian công tác pháp luật liên tục từ năm năm trở lên trước khi có bằng cử nhân luật thi thời gian công tác pháp luật sau khi có bằng cử nhân luật ít nhất là hai năm liên tục.

Công chứng viên có quyền: 1) Yêu cầu người công chứng xuất trình đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc thực hiện công chứng; 2) Đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin cần thiết cho việc thực hiện công chứng; 3) Yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định hoặc tư vấn khi thấy cần thiết; 4) Lập biên bản tạm giữ giấy tờ có dấu hiệu giả mạo, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý các trường hợp sử dụng giấy tờ giả mạo; 5) Từ chối không công chứng trong các trường hợp được pháp luật quy định.

Công chứng viên có nghĩa vụ. 1) Thực hiện việc công chứng thuộc thẩm quyền của cơ quan mình; 2) Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do người yêu cầu công chứng xuất trình, hướng dẫn thủ tục, trình tự thực hiện công chứng cho người yêu cầu công chứng nếu cần thiết; 3) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng (Xt. Công chứng).

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, công chứng viên được quy định tại khoản 2 Điều 2: ”Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng” và Chương II Luật công chứng năm 2014 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2014.

Xem các thuật ngữ khác:

Hành nghề công chứng
5. Hành nghề công chứng là việc công chứng viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng theo quy định của Luật này và ...
Văn bản công chứng
4. Văn bản công chứng là giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của Luật này.
Người yêu cầu công chứng
3. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức trong nước hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng giao ...
Công chứng viên
2. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng và ...
Công chứng
1. Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao ...
Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
3. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức thực hiện.
Dạy thêm, học thêm trong nhà trường
2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở ...
Dạy thêm, học thêm
1. Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo ...
Đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
4. Đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là việc tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ khai ...
Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là tập hợp tài liệu về kết quả thu được từ hoạt động nghiên cứu khoa học và ...

Có thể bạn quan tâm: