Hệ thống pháp luật

ĐÀO NGŨ

"Đào ngũ" được hiểu như sau:

(Hành vi) rời bỏ hàng ngũ quân đội (đi khỏi đơn vị hoặc không trở lại đơn vị) nhằm trốn tránh nghĩa vụ của quân nhân.

Đào ngũ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ trách nhiệm phục vụ quân đội của quân nhân. Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, tội đào ngũ được quy định trong sắc luật số 163 năm 1946 và được bổ sung bởi sắc luật số 264 năm 1948. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và năm 1999, tội này đều được quy định trong chương các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội này được quy định cụ thể hơn để phân biệt với hành vi đào ngũ chưa phải là tội phạm.

Theo Bộ luật hình sự năm 1999, tội đào ngũ có các dấu hiệu sau: 1) Chủ thể phải là người đang trong hàng ngũ quân đội (quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu); 2) Chủ thể đã có hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội (hành động đi khỏi đơn vị hoặc hành động không trở về đơn vị); 3) Lỗi của chủ thể là cố ý và nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ của quân nhân; 4) Hành vi đào ngũ bị coi là tội phạm khi hành vi này đã gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc trong trường hợp chủ thể đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc hành vi xảy ra trong thời chiến.

Hình phạt được quy định cho tội này có mức cao nhất là 12 năm tù.

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, tội đảo ngũ được quy định tại Điều 402 Bộ luật hình sự năm 2015 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.

Xem các thuật ngữ khác:

Người có chức vụ, quyền hạn
1. Người có chức vụ, quyền hạn là những người theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng.
Dữ liệu thống kê
7. Dữ liệu thống kê gồm dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính để hình thành thông tin thống kê về hiện tượng nghiên cứu.
Hạn mức bảo lãnh chính phủ
3. Hạn mức bảo lãnh chính phủ gồm hạn mức bảo lãnh đối với các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu trong và ngoài nước. Hạn mức bảo lãnh ...
Ban trù bị
10. Ban trù bị gồm những người trong danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành ...
Cộng đồng
3. Cộng đồng gồm nhóm dân cư sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân
2. Cá nhân gồm người Việt Nam và người nước ngoài có năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian thi hành án theo quy định của Pháp Luật.
Tổ chức
1. Tổ chức gồm cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ ...
Đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng
1. Đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng gồm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng.
Chủ xe
11. Chủ xe gồm chủ xe cơ giới, lái xe hoặc người đưa xe cơ giới đến kiểm định.
Hồ sơ kiểm định
10. Hồ sơ kiểm định gồm các giấy tờ ghi nhận kết quả của mỗi lần kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định.

Có thể bạn quan tâm: