Hệ thống pháp luật

HÀNG GIẢ

"Hàng giả" được hiểu như sau:

Thứ không có giá trị sử dụng của loại hàng mà nó mang tên (hàng giả về nội dung) hoặc tuy có giá trị sử dụng của loại hàng mang tên nhưng mang nhãn hiệu của cơ sở sản xuất khác nhằm lừa dối khách hàng (hàng giả về hình thức).

Hàng giả có thể thuộc tất cả các loại hàng hóa, từ hàng cao cấp đến những mặt hàng tiêu dùng thông thường. Điều này không ảnh hưởng đến tính chất phạm tội của hành vi làm hoặc buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, tính chất của hàng bị làm giả có thể làm tăng tính nguy hiểm của loại hành vi này. Ví dụ: Tình tiết “hàng giả là thuốc chữa bệnh” làm tăng tính nguy hiểm của hành vi làm hoặc buôn bán hàng giả và do vậy Bộ luật hình sự đã tách trường hợp phạm tội này ra khởi trường hợp phạm tội bình thường để quy định thành tội danh riêng với khung hình phạt nặng hơn.

Xét về tính chất, một thứ hàng có thể là giả về nội dung hoặc có thể giả về hình thức hoặc có thể giả cả về nội dung lẫn hình thức.

Hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng cũng như trật tự quản lý thị trường.

Hành vi này bị Luật hình sự Việt Nam coi là tội phạm trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và năm 1999, tội phạm này đều được quy định tại chương Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, loại tội phạm này đã được quy định cụ thể hơn. Bộ luật đã quy định 3 tội danh khác nhau tương ứng với 3 loại hàng giả khác nhau, hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh và hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và hàng giả các loại vật thể khác. Đồng thời, Bộ luật cũng đã quy định rõ ranh giới giữa tội phạm và vi phạm ở loại hành vi phạm tội này.

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, hàng giả được quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2013.

Xem các thuật ngữ khác:

Nơi công cộng
7. Nơi công cộng là khu vực, địa điểm phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người, tập trung các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
6. Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ ...
Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
5. Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ...
Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
4. Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là việc thực hiện đánh giá, phân cấp, sắp xếp và thống kê vũ khí, vật ...
Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ
3. Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ là địa điểm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bố trí để cất giữ, bảo quản vũ khí, công ...
Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
2. Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là công trình được xây dựng tại một địa điểm theo tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ ...
Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ là việc tổ chức, doanh nghiệp được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa ...
Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp
8. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là hoạt động áp dụng các lý thuyết, nguyên tắc và phương pháp công tác xã hội để góp phần ...
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội
7. Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo ...
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
6. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện ...

Có thể bạn quan tâm: