HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
"Hợp đồng gia công" được hiểu như sau:
Một loại hợp đồng dân sự thông dụng theo đó, bên nhận gia công phải thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công có quyền nhận sản phẩm và phải trả tiền công.
Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bên đặt gia công có các nghĩa vụ sau đây: 1) Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm cho bên nhận gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công; 2) Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng; 3) Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.
Bên đặt gia công có các quyền sau đây: 1) Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận;
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng; 3) Trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên nhận gia công cô các nghĩa vụ sau đây: 1) Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp; 2) Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội; trường hợp không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra;
Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm thỏa thuận; 4) Giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, hợp đồng gia công được quy định tại Mục 11 Chương XVI Bộ luật dân sự năm 2015 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015.