Hệ thống pháp luật

KHỦNG BỐ

"Khủng bố" được hiểu như sau:

(Hành vi) cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc uy hiếp tinh thần người khác nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.

Khủng bố là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia qua sự xâm hại quyền nhân thân của người khác. Trong Luật hình sự Việt Nam, khủng bố được quy định là tội phạm trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên (Bộ luật hình sự năm 1985). Khi đó, tội phạm này được quy định là một tội phản cách mạng trong Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, khủng bố đều được quy định là tội phạm thuộc Chương “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Theo Bộ luật hình sự năm 1999, tội phạm này đòi hỏi các dấu hiệu sau: chủ thể có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc có hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi uy hiếp tinh thần công dân khác; mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi nói trên là nhằm chống lại chính quyền nhân dân.

Xét về tính chất khách quan, khủng bố trực tiếp xâm phạm quyền nhân thân của con người (tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể cũng như tự do ý chí của người khác). Đối tượng bị xâm phạm ở đây có thể là bất kỳ công dân nào nhưng trước hết là nhân viên nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội và người nước ngoài. Hành vi khủng bố tuy trực tiếp xâm phạm con người nhưng đặt trong sự thống nhất với mục đích của chủ thể, hành vi này đồng thời xâm phạm đến an ninh quốc gia.

Hình phạt được quy định cho tội phạm này có mức cao nhất là tử hình.

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, tội khủng bố được quy định tại Điều 299 Bộ luật hình sự năm 2015 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.

Xem các thuật ngữ khác:

Nơi công cộng
7. Nơi công cộng là khu vực, địa điểm phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người, tập trung các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
6. Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ ...
Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
5. Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ...
Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
4. Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là việc thực hiện đánh giá, phân cấp, sắp xếp và thống kê vũ khí, vật ...
Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ
3. Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ là địa điểm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bố trí để cất giữ, bảo quản vũ khí, công ...
Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
2. Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là công trình được xây dựng tại một địa điểm theo tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ ...
Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ là việc tổ chức, doanh nghiệp được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa ...
Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp
8. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là hoạt động áp dụng các lý thuyết, nguyên tắc và phương pháp công tác xã hội để góp phần ...
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội
7. Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo ...
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
6. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện ...

Có thể bạn quan tâm: