NGƯỜI BẢO LÃNH
"Người bảo lãnh" được hiểu như sau:
Người cam kết với bên có quyền trong quan hệ dân sự sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người có nghĩa vụ, nếu khi đến hạn mà người có nghĩa vụ không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc theo thỏa thuận chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện.
Người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc bằng việc thực hiện nghĩa vụ. Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay khoản tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Việc bảo lãnh bằng tín chấp phải được lập thành văn bản ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay... trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức đã bảo lãnh.
Khi nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ thì tất cả những người này phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, nhiều người cùng bảo lãnh được quy định tại Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2015 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015.