Hệ thống pháp luật

THẺ TÍN DỤNG

"Thẻ tín dụng" được hiểu như sau:

Loại thẻ thanh toán mà chủ thẻ được sử dụng để thanh toán trong hạn mức tín dụng do ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận.

Hình thức cơ bản của thẻ tín dụng là thẻ sử dụng trong hệ thống mua bán chịu do Bighin (John Biggins) sáng lập năm 1946 (charg-it). Người sở hữu thẻ sử dụng thẻ để thanh toán cho các khoản mua bán lẻ trong phạm vi lãnh thổ có hệ thống mua bán chịu phục vụ. Các cơ sở chấp nhận thẻ (người bán hàng) nộp biên lai bán hàng vào ngân hàng của Bighin, ngân hàng sẽ trả khoản tiền mua hàng và thu lại từ người sử dụng thẻ. Đến năm 1951, Ngân hàng Franklin (Franklin National Bank) ở New York (Long Island, New York) phát hành loại thẻ tín dụng được sử dụng với phạm vi rộng hơn so với các thẻ sử dụng trong hệ thống mua bán chịu của Bighin.

Năm 1960, Ngân hàng châu Mĩ (Bank of America) phát hành thẻ Bank Americard được nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng chấp nhận với tư cách là thành viên tham gia thanh toán thẻ. Năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Hoa Kỳ đã thành lập hệ thống liên ngân hàng (Interbank) với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao dịch thẻ. Năm 1967, bốn ngân hàng của Bang California đổi tên từ California Bank Card Association thành Western State Bank Card Association (WSBA) và liên kết với Interbank phát hành thẻ Master Charge.

Thẻ Bank Americard, thẻ Master Change được sử dụng trên phạm vi toàn cầu và hai tổ chức phát hành này đã xây dựng các quy tắc sử dụng thẻ trong thanh toán, đóng vai trò là người thúc đẩy việc sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch trên phạm vi toàn cầu. Cùng với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, thẻ tín dụng ngày càng được sử dụng rộng rãi và do nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành.

Ở Việt Nam, năm 1990, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam bắt đầu làm đại lý thanh toán thẻ cho các ngân hàng, tổ chức tài chính ngoài nước. Nghị định số 91/CP ngày 25.11.1993 của Chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt là văn bản pháp luật đầu tiên ở nước ta có các quy định về thẻ ngân hàng, trong đó có thẻ tín dụng. Năm 1993, Ngân hàng ngoại thương phát hành thẻ ngân hàng và đến năm 1995 phát hành loại thẻ ghi nợ đầu tiên.

Theo quy định tại Điều 2 Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19.10.1999 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thể thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận theo hợp đồng. Chủ thể là cá nhân đủ điều kiện cho vay thanh toán. Căn cứ phạm vi lãnh thổ sử dụng, thẻ tín dụng được chia làm hai loại: thẻ nội địa và thẻ quốc tế.

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, thẻ tín dụng được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN do thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2016: “Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.”

 

Xem các thuật ngữ khác:

Nơi công cộng
7. Nơi công cộng là khu vực, địa điểm phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người, tập trung các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
6. Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ ...
Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
5. Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ...
Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
4. Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là việc thực hiện đánh giá, phân cấp, sắp xếp và thống kê vũ khí, vật ...
Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ
3. Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ là địa điểm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bố trí để cất giữ, bảo quản vũ khí, công ...
Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
2. Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là công trình được xây dựng tại một địa điểm theo tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ ...
Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ là việc tổ chức, doanh nghiệp được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa ...
Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp
8. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là hoạt động áp dụng các lý thuyết, nguyên tắc và phương pháp công tác xã hội để góp phần ...
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội
7. Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo ...
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
6. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện ...

Có thể bạn quan tâm: