Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN

"Uỷ ban nhân dân" được hiểu như sau:

Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Ở Việt Nam, uỷ ban nhân dân là khái niệm được dùng từ khi có Hiến pháp năm 1980 đến nay, còn theo Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1946 cơ quan này được gọi là Uỷ ban hành chính. Theo pháp luật hiện hành Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và uỷ viên. Chủ tịch uỷ ban nhân dân là đại biểu hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu hội đồng nhân dân. Kết quả bầu thành viên của uỷ ban nhân dân phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn, kết quả bầu các thành viên uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng chính phủ phê chuẩn.

Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh...

Uỷ ban nhân dân họp mỗi tháng ít nhất một lần do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân triệu tập và chủ tọa. Các quyết định của uỷ ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên của uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể của nhân dân ở địa phương được mời tham dự các phiên họp của uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn về vấn đề có liên quan, Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quan trọng do luật định thuộc thẩm quyền của mình thông qua các phiên họp, đó là: 1) Chương trình việc làm của uỷ ban nhân dân; 2) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân; 3) Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội, thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân; 4) Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính ở địa phương.

Xem các thuật ngữ khác:

Nơi công cộng
7. Nơi công cộng là khu vực, địa điểm phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người, tập trung các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
6. Cơ quan có thẩm quyền trang cấp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ ...
Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
5. Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ...
Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
4. Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là việc thực hiện đánh giá, phân cấp, sắp xếp và thống kê vũ khí, vật ...
Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ
3. Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ là địa điểm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bố trí để cất giữ, bảo quản vũ khí, công ...
Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
2. Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là công trình được xây dựng tại một địa điểm theo tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ ...
Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ là việc tổ chức, doanh nghiệp được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa ...
Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp
8. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là hoạt động áp dụng các lý thuyết, nguyên tắc và phương pháp công tác xã hội để góp phần ...
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội
7. Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo ...
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
6. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện ...

Có thể bạn quan tâm: