Hệ thống pháp luật

Thực trạng việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự

Ngày gửi: 10/03/2019 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40123

Câu hỏi:

Thực trạng việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa. Trên thực tế người bào chữa thực hiện nghĩa vụ của mình như thế nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thực tế cho thấy hiện nay vài trò của người bào chữa đang được nâng cao dần. Sự tham gia của người bào chữa ngày càng tích cực góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Không hiếm các trường hợp oan sai đã được giải oan nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của người bào chữa. Nhiều đối tượng cũng được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ hình phạt nhờ sự giúp đỡ của người bào chữa.

Bên cạnh những hoạt động đã đạt được, việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa cũng còn khá nhiều hạn chế như:

Đối với những người bào chữa tham gia tố tụng theo những quy định tại Khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì do luật không quy định cụ thể mức độ tham gia của họ vào quá trình tố tụng dẫn đên tìn trạng sự tham gia còn hời hợt, thiếu nhiệt tình. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi lẽ mức độ tham gia của người bào chữa thường tỉ lệ thuận với mức thù lao họ được hưởng. Trong trường hợp này, thù lao là do nhà nước trả với mức cố định nên sự tham gia của những người bào chữa được chỉ định trong trường hợp này cũng còn rất hạn chế, Do đó luật nên quy định tối thiểu muc độ tham gia của người bào chữa chỉ định, đồng thời cũng nên xem xét đến mức thù lao trả cho người bào chữa cho tương xứng với công sức họ bỏ ra.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Thực tế cũng chứng minh rằng chất lượng của người bào chữa hiện nay còn khá hạn chế. Điều này thể hiện ở trong nhiều phiên tòa khi người bào chữa chỉ cãi cố mà không đưa ra được những chứng cứ gỡ tội cụ thể, thuyết phục.; lại cũng có không ít người bào chữa nhận bào chữa nhưng không tích cức mà chỉ chuẩn bị bài bào chữa sơ sài, hời hợt, thậm chí không tham gia phiên tòa. Nhiều trường hợp người bào chữa vi phạm nghiêm trọng quy chế đạo đức nghề nghiệp. Nhiều người bào chữa vẫn thực hiện vụ việc cho khách hàng dù biết khách hàng sử dụng dịch vụ của mình vào mục đích trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Để bảo vệ thân chủ của mình, nhiều người bào chữa đã bất chấp công lý, sử dụng cả những biện pháp trái pháp luật. Đó là những người bào chữa đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Để khắc phục tình trạng này thì không có cách nào khác ngoài việc cần chú trọng xây dựng và đào tạo đội ngũ luật sư không chỉ phát triển về quy mô mà còn phải giỏi về nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao nhận thức và trình độ hiểu biết của người dân để tự người dân có thể chủ động năm bắt về quyền bào chữa của bản thân mình.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Quyền của người bào chữa theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn