Tiền lương của vợ chồng là tài sản chung hay tài sản riêng
Ngày gửi: 03/11/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Tài sản vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng của luật hôn nhân và gia đình. Sau khi kết hôn, xuất hiện sự phức tạp trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng cũng như các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này.
Tài sản giữa vợ chồng khi đó bao gồm khối tài sản được người vợ hoặc người chồng tạo lập trước thời kỳ hôn nhân, khối tài sản được vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, khối tài sản được tặng cho riêng, được tặng cho chung và các hoa lợi lợi tức phát sinh từ các khối tài sản này. Nhiều người thắc mắc rằng: Tiền lương của vợ chồng là tài sản chung hay tài sản riêng?
1. Tiền lương của vợ chồng là tài sản chung khi nào?
Trước hết, ta cần làm rõ tài sản chung của vợ chồng là gì. Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung như sau: Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2.Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3.Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.’’
Nghị định 126/2014/NĐ-CP định nghĩa về thu nhập hợp pháp khác như sau
“Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, tiền lương của vợ hoặc chồng từ công việc sẽ được tính là thu nhập do lao động của vợ chồng và sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng .
2. Tiền lương vợ chồng là tài sản riêng khi nào?
Mặc dù theo quy định, tiền lương là tài sản chung của vợ chồng nhưng trong một số trường hợp, nó vẫn có thể được coi là tài sản riêng như:
a. Khi hai vợ chồng thỏa thuận
Vì tiền lương là tài sản chung nên thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Như vậy, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số tiền lương này. Và hai người có quyền chọn chế độ tài sản theo luật hoặc theo thỏa thuận (Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình).
Lúc này, chế độ tài sản chung vợ chồng chỉ thực hiện theo luật nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận bị Tòa tuyên vô hiệu. Do đó, nếu hai vợ chồng thỏa thuận với nhau và coi tiền lương là tài sản riêng thì nó sẽ là tài sản riêng của mỗi người.
Khi phân chia tài sản chung vợ chồng, hai người có thể xác định tiền lương là tài sản riêng của mỗi người. Lúc này, việc phân chia sẽ được lập thành văn bản và có thể được công chứng (nếu vợ chồng có yêu cầu).
Ngoài ra, việc phân chia tiền lương là tài sản riêng còn phải đáp ứng các điều kiện:
– Không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba;
– Không được ảnh hưởng đến lợi ích gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
– Không nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ: Nuôi dưỡng, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại…
Như vây,Tiền lương có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng và nếu hai người có thỏa thuận thì nó sẽ trở thành tài sản riêng của mỗi người
3. Các vấn đề về tài sản chung của vợ chồng
– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Cách phân chia tài sản chung vợ chồng được tặng cho chung
Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sau đây.
– Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Chia tài sản chung trong trường hợp sống chung như vợ chồng
Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.
– Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng
Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
– Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản.
4. Các vấn đề về tài sản riêng của vợ chồng
Thế nào là tài sản riêng của vợ, chồng
Theo điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:
Chia tài sản chung trong trường hợp không có đăng ký kết hôn
-Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.
-Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
-Tài sản được chia riêng cho vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
-Tài sản dùng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng.
Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Cụ thể, quy định đối với các loại tài sản này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP (quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình 2014), bao gồm các loại tài sản sau:
“Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.”
Vàng cưới là tài sản riêng của vợ hay là tài sản chung của hai vợ chồng?
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng
Theo quy định tại điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì để chứng minh tài sản nào là tài sản riêng của vợ chồng ta cần dựa trên các cơ sở sau đây:
Về thời điểm xác lập tài sản
Theo đó, phải xác định được thời điểm có tài sản là trước hay sau khi đăng ký kết hôn. Bởi, về nguyên tắc, tài sản được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng; còn tài sản được hình thành sau khi đăng ký kết hôn sẽ thuộc tài sản chung trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Về nguồn gốc tài sản
Để chứng minh được tài sản riêng ta cần phải xác định được tài sản đó có được là bắt đầu từ đâu?
Có phải của ông bà tổ tiên để lại hay của bố mẹ, người thân tặng cho riêng vợ hoặc chồng, hoặc tài sản có được là từ việc được nhận thừa kế hay không?
Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó có nguồn gốc từ đâu? Từ tiền riêng hay từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng? Hay nói cách khác phải xác định tài sản đó có phải là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng hay không?
Có giấy tờ chứng minh đó là tài sản riêng hay khoản tiền riêng của vợ hoặc chồng hay không? Hay đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng của vợ, chồng hay chưa?
Về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản giữa vợ và chồng
Theo đó, thì các yếu tố về nguồn gốc hay thời điểm như đã trình bày ở trên đều có thể không cần tính đến nếu như các bên có thỏa thuận hợp pháp về việc xác định đó là tài sản riêng của mỗi bên. Đó có thể là các thỏa thuận về:
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn.
Thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thỏa thuận xác nhận tài sản riêng của vợ chồng.
Các thỏa thuận khác liên quan đến tài sản.
Như vậy có nghĩa là, mặc dù vợ hoặc chồng có các căn cứ như là giấy tờ, tài liệu để chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu trước đó vợ chồng có các thỏa thuận hợp pháp về vấn đề tài sản của vợ chồng như trên thì đều được pháp luật công nhận. Bởi, pháp luật vẫn luôn tôn trọng quyền tự do ý chí và tự do thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Cần những giấy tờ gì để có thể chứng minh tài sản riêng
Cụ thể, để có thể chứng minh tài sản riêng khi ly hôn, ta cần phải có căn cứ chứng minh tài sản đó thuộc các trường hợp là tài sản riêng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình:
Đối với tài sản có trước khi kết hôn: Có thể là hợp đồng mua bán tài sản, các hóa đơn chứng từ chứng minh việc mua bán chuyển nhượng, giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó,….
Đối với tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng: Cách chứng minh tài sản riêng là cung cấp các văn bản chứng minh quyền thừa kế hợp pháp, hợp đồng tặng cho và giấy tờ chứng minh hoàn tất việc tặng cho tài sản ….
Đối với tài sản được chia riêng trong thời kỳ hôn nhân: Thì phải nộp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung hay nói cách khác là văn bản thỏa thuận tài sản riêng hay đơn xin xác nhận tài sản riêng được công chứng theo quy định của pháp luật.
Tài sản phục vụ nhu cầu cấp thiết của vợ chồng: Các đồ dùng, tư trang phục vụ nhu cầu cá nhân…
Chứng minh tài sản riêng của vợ chồng
Ngoài ra, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng ghi nhận trường hợp nếu không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung (Khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình). Do đó, nếu không có đủ căn cứ để chứng minh tài sản riêng thì đương nhiên tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng.
Vậy nên, cách tốt nhất để rõ ràng trong vấn đề tài sản nào là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng nên có thỏa thuận rõ ràng với nhau.
Tóm lại, tiền lương của vợ chồng tùy từng trường hợp như đã phân tích ở trên, nếu là lao động hợp pháp của vợ chồng mà vợ chồng trong quá trình hôn nhân không thỏa thuận đó là tài sản riêng thì đó là sản chung, còn vợ chồng thỏa thuận với nhau cho rằng đây là tài sản riêng thì nó là tài sản riêng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691