- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9992:2013 (ISO 1955 : 1982) về Quả thuộc chi cam chanh và sản phẩm của chúng – Xác định hàm lượng tinh dầu (Phương pháp chuẩn)
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 437:2001 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rệp muội hại cam chanh của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 411:2000 về tiêu chuẩn quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực phòng trừ sâu xanh hại cà chua của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 412:2000 về tiêu chuẩn quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực phòng trừ bọ trĩ hại cây họ bầu bí của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 413:2000 về tiêu chuẩn quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực phòng trừ bệnh sẹo ( Elsinoe Fawcettii ) hại cây họ cam chanh của các thuốc trừ bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 415:2000 về tiêu chuẩn quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực trừ dòi đục lá ( Liriomyza Trifolii Burgess ) hại rau của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Tiêu chuẩn ngành 10T CN 287:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc trừ sâu đối với rầy xanh hại bông vải
QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG
HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU VẼ BÙA HẠI CAM CHANH CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU
1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực của các loại thuốc BVTV dùng để trừ sâu vẽ bùa (Phyllocnitis citrella) hại các loài thuộc họ cam chanh.
1.2. Khảo nghiệm phải được tiến hành tại các điểm nằm trong mạng lưới khảo nghiệm thuốc mới của Cục Bảo vệ thực vật, của các cơ sở nghiên cứu Trung ương và các chi cục BVTV tỉnh.
1.3. Điều kiện khảo nghiệm:
- Khảo nghiệm phải được bố trí trên những vườn ươm giống cây hay các vườn cây thu quả nhưng nhất thiết phải tiến hành vào các thời điểm sâu vẽ bùa đang phát triển mạnh.
- Điều kiện trồng trọt (loại đất, mức độ phân bón, cách bón, mật độ cây, giống cây và chế độ chăm sóc) phải đồng đều trên tất cả các ô khảo nghiệm và phải phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương.
1.4. Khảo nghiệm diện rộng hay hẹp có thể được tiến hành ở các vùng có điều kiện sinh thái khác nhau, trong thời điểm khác nhau nhưng nhất thiết phải tiến hành khảo nghiệm diện hẹp trước. Nếu các kết quả thu được từ khảo nghiệm diện hẹp tốt mới được thực hiện trên khảo nghiệm diện rộng.
2. Phương pháp khảo nghiệm:
2.1. Sắp xếp và bố trí khảo nghiệm:
Các công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm.
- Các loại thuốc khảo nghiệm: Những loại thuốc này được dùng ở những liều lượng khác nhau và theo khuyến cáo của cơ sở sản xuất thuốc.
- Các loại thuốc so sánh là các loại thuốc đã được đăng ký trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam và đã được dùng phổ biến tại địa phương để trừ sâu vẽ bùa. Tuy nhiên nếu có thể được nên chọn các loại thuốc có kiểu tác động gần giống thuốc được khảo nghiệm và điều này còn phụ thuộc vào mục đích của khảo nghiệm.
- Công thức đối chứng không xử lý thuốc
Trong từng lần nhắc lại của khảo nghiệm, các công thức được sắp xếp theo phương pháp ngẫu nhiên toàn bộ hoặc theo phương pháp khác được quy định trong thống kê toán học.
2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:
- Với khảo nghiệm diện hẹp: Kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 3 cây đối với cây kiến thiết cơ bản và 15m2 đối với cây trong vườn ươm. Trong khảo nghiệm diện hẹp mỗi công thức được nhắc lại ít nhất là 3 lần.
- Với khảo nghiệm diện rộng: Kích thước của các ô là 50 cây đối với cây kiến thiết cơ bản và 100m2 đối với cây trong vườn ươm. Đối với khảo nghiệm diện rộng thì không cần lặp lại.
Giữa các công thức khảo nghiệm phải có hàng bảo vệ là 1 hàng cây đối với cây kiến thiết cơ bản và 1,0m đối với cây trong vườn ươm.
2.3. Tiến hành xử lý thuốc
2.3.1. Thuốc phải được phun hoặc rải thật đều trên toàn ô khảo nghiệm.
2.3.2. Lượng thuốc dùng thường được tính bằng kg hay lít chế phẩm hay số gam hoạt chất trên 1 ha. Liều lượng thuốc được ghi rõ trên nhãn hoặc tùy mục đích của từng khảo nghiệm.
Lượng nước dùng hay lượng phụ gia trộn vào thuốc để phun hoặc rải phải tuân thủ như khuyến cáo đã ghi trên nhãn thuốc. Lượng nước phun phụ thuộc vào phương thức tác động của thuốc, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và dụng cụ phun thuốc.
2.3.3. Chú ý.
- Phải phun thuốc đúng liều lượng quy định và không để thuốc từ ô này tạt sang ô khác.
- Khi trên ruộng khảo nghiệm xuất hiện các đối tượng hại đạt tới ngưỡng phòng trừ phải phun, rải thuốc BVTV thích hợp để phòng trừ. Những loại thuốc này phải được phun rải trên toàn ô khảo nghiệm kể cả ô đối chứng, không phun cùng với thuốc khảo nghiệm. Cần phải ghi chép lại những trường hợp trên nếu có.
- Khi phun rải thuốc cần dùng các dụng cụ thông dụng ở địa phương, phải ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của các công cụ dùng để phun, rải thuốc.
2.4. Thời điểm và số lần xử lý thuốc.
2.4.1. Thời điểm phun hoặc rải thuốc phải tuân theo hướng dẫn của từng loại thuốc khảo nghiệm hoặc theo hướng dẫn của cơ quan chủ trì khảo nghiệm.
Nếu trong hướng dẫn không ghi rõ thời điểm phun rải thuốc thì có thể phun thuốc khi chồi non có độ dài nhỏ hơn 2cm. Số lần phun rải thuốc trong khảo nghiệm phụ thuộc vào yêu cầu và mục đích của khảo nghiệm.
2.4.2. Số lần phun, rải và các ngày phun, rải phải được ghi lại.
2.5. Điều tra và thu thập số liệu.
2.5.1. Phương pháp điều tra
Số điểm điều tra: Mỗi ô khảo nghiệm chọn 5 điểm, mỗi điểm chọn 10 chồi ngẫu nhiên, 10 chồi này sẽ được cố định trong các lần điều tra xác định mức độ thiệt hại do sâu vẽ bùa gây nên.
Tính tỷ lệ lá bị hại (%) = | Số lá bị hại | x 100 |
Tổng số lá điều tra |
Tính chỉ số bị hại : Được chia theo các thang:
Cấp 1 : Diện tích lá bị hại 0%
Cấp 3 : Diện tích lá bị hại < 20%
Cấp 5 : Diện tích lá bị hại = 20 - 40%
Cấp 7 : Diện tích lá bị hại = 40 - 60%
cấp 9 : Diện tích lá bị hại > 60%
Chỉ số bị hại (%) =
Trong đó:
N - Tổng số lá điều tra
n1 - Số lá bị hại ở cấp 1
n3 - Số lá bị hại ở cấp 3
n5 - Số lá bị hại ở cấp 5
n7 - Số lá bị hại ở cấp 7
n9 - Số lá bị hại ở cấp 9
2.5.2. Thời điểm và số lần điều tra
Lần điều tra thứ nhất tiến hành ngay trước khi phun, rải thuốc. Các lần điều tra sau được tiến hành 3, 5 và 7 ngày sau xử lý thuốc. Thời điểm và số lần điều tra còn phụ thuộc vào yêu cầu của khảo nghiệm và đặc điểm tác động của thuốc dùng làm khảo nghiệm.
2.6. Đánh giá tác động phụ của thuốc khảo nghiệm
2.6.1. Tác động của thuốc đến cây trồng.
Cần điều tra cả tác động xấu cũng như tốt nếu có của thuốc khảo nghiệm đối với cây trồng.
Các chỉ tiêu đo đếm được (số lá bị biến dạng...) cần biểu hiện bằng số liệu cụ thể. Trong trường hợp khác, tần số và mức độ của sự thiệt hại cũng phải được đánh giá so sánh với ô đối chứng.
Trong mọi trường hợp các triệu chứng của sự thiệt hại cần được mô tả một cách chi tiết.
- Các chỉ tiêu về ảnh hưởng của thuốc khảo nghiệm đối với cây trồng ở mức độ ít được đánh giá bằng mắt theo thang Ewrs (xem phụ lục 1).
2.6.2. Tác động của thuốc đối với các sinh vật khác.
- Theo dõi và ghi chép mọi tác động tích cực và tiêu cực của thuốc khảo nghiệm đối với các dịch hại khác không thuộc diện đối tượng khảo nghiệm, cũng như các động vật có ích và động vật hoang dã.
3. Thu thập số liệu báo cáo và công bố kết quả:
3.1. Mọi số liệu của các khảo nghiệm thuốc BVTV chưa được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam đều được gửi về Cục Bảo vệ thực vật để xử lý.
3.2. Xử lý số liệu:
Các lý số liệu thu được trong quá trình khảo nghiệm phải được xử lý bằng thống kê toán học. Kết quả xử lý bằng thống kê toán học, các kết luận rút ra sau khi xử lý số liệu, những phương pháp thống kê đã dùng và số liệu thô thu được cần gửi về Cục Bảo vệ thực vật hay cơ quan trực tiếp chỉ đạo khảo nghiệm.
Nếu một nơi nào đó thuộc mạng lưới khảo nghiệm thuốc chưa kiểm tra kết quả thu được bằng thống kê toán học thì nhất thiết phải kèm cùng với báo cáo tất cả số liệu thô đã thu được.
3.3. Nội dung của báo cáo gồm:
(Đối với các loại thuốc mới chưa được phép sử dụng tại Việt Nam).
Tên khảo nghiệm
Yêu cầu của khảo nghiệm
Điều kiện và phương pháp khảo nghiệm
- Nơi làm khảo nghiệm
- Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng và giống cây đó
- Đặc điểm về diễn biến thời tiết
- Tình hình sinh trưởng và phát triển của cây
Phương pháp khảo nghiệm
- Các công thức khảo nghiệm
- Phương pháp bố trí khảo nghiệm
- Số lần nhắc lại
- Kích thước ô khảo nghiệm
- Dụng cụ phun thuốc
- Lượng nước thuốc phun/ha hoặc lượng thuốc bột, thuốc hạt/ha
- Ngày phun thuốc
Phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả của các loại thuốc khảo nghiệm
Kết quả khảo nghiệm
- Các bảng số liệu điều tra
- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc
- Nhận xét tác động của thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các tác động khác.
Kết luận:
3.4. Việc công bố kết quả:
Đối với thuốc mới, kết quả khảo nghiệm sẽ được thông qua Hội đồng Tư vấn thuốc BVTV, Cục Bảo vệ thực vật sẽ có trách nhiệm trình Bộ Nông nghiệp và CNTP để bổ sung vào danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.
BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐỘC CỦA THUỐC KHẢO NGHIỆM VỚI CAM CHANH.
Cấp Triệu chúng nhiễm độc của cây cam chanh
1 Cây bình thường
2 Ngộ độc nhẹ. Sinh trưởng của cây giảm nhẹ
3 Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng thấy được bằng mắt
4 Triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.
5 Cành và lá biến màu hoặc cháy, thuốc gây ảnh hưởng tới năng suất.
6
7
8 Triệu chứng ngộ độc tăng dần cho tới làm chết cây cam chanh
9
- Ghi chép tỷ mỷ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa tại trạm khí tượng gần nhất cho suốt cả thời gian khảo nghiệm.
- Nếu khảo nghiệm không gần trạm khí tượng phải ghi tỷ mỷ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và các ngày sau đó như: Nắng hạn, mưa lụt, bão.....
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9992:2013 (ISO 1955 : 1982) về Quả thuộc chi cam chanh và sản phẩm của chúng – Xác định hàm lượng tinh dầu (Phương pháp chuẩn)
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 437:2001 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rệp muội hại cam chanh của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 411:2000 về tiêu chuẩn quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực phòng trừ sâu xanh hại cà chua của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 412:2000 về tiêu chuẩn quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực phòng trừ bọ trĩ hại cây họ bầu bí của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 413:2000 về tiêu chuẩn quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực phòng trừ bệnh sẹo ( Elsinoe Fawcettii ) hại cây họ cam chanh của các thuốc trừ bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 415:2000 về tiêu chuẩn quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực trừ dòi đục lá ( Liriomyza Trifolii Burgess ) hại rau của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Tiêu chuẩn ngành 10T CN 287:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực thuốc trừ sâu đối với rầy xanh hại bông vải