![Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát... Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...](/sites/h/ht/htpl/themes/ls1/assets/images/loading.gif)
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1981:1988 về đồ hộp - xác định hàm lượng thiếc bằng phương pháp chuẩn độ
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4589:1988 (ST SEV 3010 - 81, ST SEV 3012 - 81) về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số và axit bay hơi
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4592:1988 (ST SEV 4232 - 83) về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng lipit tự do và lipit tổng số
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4593:1988 (ST SEV 2787-80, ST SEV 5214- 85) về đồ hộp - phương pháp xác định protein tổng số
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4594:1988 (ST SEV 3450 - 81) về đồ hộp - phương pháp xác định đường tổng số, đường khử và tinh bột
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3216:1994 về đồ hộp rau quả - phân tích cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1976:1988 về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng - quy định chung
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1977:1988 (ST SEV 5337 - 85) về đồ hộp - xác định hàm lượng đồng bằng phương pháp trắc quang
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1978:1988 (ST SEV 5338 - 85) về đồ hộp - xác định hàm lượng chì bằng phương pháp trắc quang
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1980:1988 (ISO 5517:1979) về đồ hộp - xác định hàm lượng sắt bằng phương pháp trắc quang
- 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4409:1987 về đồ hộp - phương pháp lấy mẫu
- 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4410:1987 về đồ hộp - phương pháp thử cảm quan
- 13 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4412:1987 về đồ hộp - phương pháp xác định dạng bên ngoài, độ kín và trạng thái mặt trong của hộp
- 14 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4413:1987 về đồ hộp - phương pháp chuẩn bị mẫu để phân tích hoá học
- 15 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4415:1987 về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng nước
- 16 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4590:1988 về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng xeluloza thô
- 17 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4591:1988 về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng muối ăn (natri clorua)
- 18 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 167:1986 về đồ hộp - bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- 19 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 280:1968 về đồ hộp rau quả
- 20 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1695:1987 về Đường tinh luyện và đường cát trắng - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 21 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 166:1964 về Hộp sắt dùng cho đồ hộp
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 252:1996
ĐỒ HỘP QUẢ
CHÔM CHÔM NHỒI DỨA NƯỚC ĐƯỜNG*
YÊU CẦU KỸ THUẬT - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho sản phẩm chôm chôm nhồi dứa nước đường, được chế biến từ chôm chôm và dứa, đóng hộp cùng với nước đường, được ghép kín nắp và thanh trùng.
1. Yêu cầu kỹ thuật
1.1. Chôm chôm nhồi dứa nước đường phải được sản xuất theo đúng quy trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt y.
1.2. Để sản xuất chôm chôm nhồi dứa nước đường, nguyên vật liệu phải đạt các yêu cầu như sau:
1.2.1. Chôm chôm: chín, tươi, tốt, vỏ quả có màu vàng hoặc vàng da cam, tuỳ theo giống chôm chôm. Đầu và "râu" quả có màu từ xanh đến vàng. Không dùng những quả giập, thối, men mốc, xanh non hay quá chín. Đường kính quả đo ở chỗ to nhất không dưới 24mm.
Dứa: chín, tươi tốt, không bị các khuyết tật như : xanh non, quá chín, rám nắng, ủng thối, men mốc. Độ chín từ 2 mắt trở lên.
1.2.2. Đường kính : Dùng đường kính loại I, theo TCVN 1695-88.
Axit xitric: Theo TCVN 5516-91.
Clorua canxi: Trắng khô loại dùng cho thực phẩm.
1.3. Các chỉ tiêu cảm quan của chôm chôm nhồi dứa nước đường phải theo đúng lúc yêu cầu ghi trong bảng 1.
Bảng 1
Chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Hình thức trạng thái | Chôm chôm: Đã bóc vỏ, bỏ hạt, không sót "mày" của hạt, không lẫn mảnh vỏ "râu" và các tạp chất khác. Quả chôm chôm đã lấy hạt tương đối nguyên vẹn, không rách, không lướp tướp. Miếng dứa: Không sót mắt, không dập hoặc ủng thối. Mỗi quả chôm chôm được nhồi một miếng dứa nằm gọn ở bên trong. Trong một đơn vị bao gói, kích thước quả phải tương đối đồng đều. Trạng thái: Chôm chôm mềm, miếng dứa giòn hoặc hơi mềm. Không nhũn nát. |
2. Màu sắc | Màu trắng đục, tự nhiên của chôm chôm, có ánh vàng do màu của dứa. Cho phép màu phớt hồng. Trong một đơn vị bao gói, màu sắc các quả tương đối đồng đều. |
3. Hương và vị | Hương và vị đặc trưng của sản phẩm. Hương và vị hài hoà giữa chôm chôm và dứa ngâm trong nước đường. Không có hương và vị lạ. |
4. Dung dịch | Trong, cho phép lẫn một vài mảnh thịt của dứa. |
5. Tạp chất | Không được có |
1.4. Các chỉ tiêu lý hoá: Khối lượng tịnh, khối lượng ráo nước, độ khô, độ axit… cho phép thoả thuận trong các hợp đồng mua bán sản phẩm.
1.5. Hàm lượng kim loại nặng: Theo TCVN 3572-81 hoặc/và theo thoả thuận trong các hợp đồng mua bán sản phẩm.
1.6. Các chỉ tiêu vi sinh vật: Không được có các vi sinh vật gây bệnh và các hiện tượng hư hỏng do vi sinh vật gây ra.
2. Phương pháp thử:
2.1. Kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan và các chỉ tiêu lý hoá: Theo các TCVN 4409-87; 4410-87; 4112-87; 4413-87; 4415-87; 4589-88; 4590-88; 4591-88; 4592-88; 4593-88; 4594-88; và TCVN 3216-94.
2.2. Kiểm tra hàm lượng kim loại nặng: Theo các TCVN 1976-88; 1977-88; 1978-88; 1980-88; 1981-88
2.3. Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật: Theo các TCVN 280-68.
3. Bao gói, ghi nhãn, vận chuển và bảo quản:
3.1. Chôm chôm nhồi dứa nước đường được đóng trong hộp sắt, mạ thiếc, đáy và nắp hộp có thể sơn véc ni phía trong.
Tiêu chuẩn hộp sắt theo TCVN 166-64 hoặc/ và theo thoả thuận trong các hợp đồng mua bán sản phẩm.
3.2. Bao gói, ghi nhãn, vận chuển và bảo quản sản phẩm theo TCVN 167-86, hoặc và theo sự thảo thuận của hợp đồng mua, bán sản phẩm.
* Ban hành kèm theo quyết định số: 193/QĐ BNN-KHCN ngày 13 tháng 2 năm 1996 của Bộ Nông nghiệp và PTNT