- 1 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 442:2001 về quy trình sản xuất rau bắp cải an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 443:2001 về quy trình sản xuất đậu cô ve leo an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 448:2001 về quy trình kỹ thuật sản xuất dưa chuột an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÀ CHUA AN TOÀN
The Technical procedure of safe tomato production
(Ban hành theo quyết định số: 116 /QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 04 tháng 12 năm 2001)
Quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua an toàn áp dụng cho các giống cà chua "Lycopesicum esculentum Mill "ở tất cả các mùa vụ tại các vùng sản xuất trong cả nước.
2.1- Quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua an toàn được thực hiện ở các cơ sở sản xuất rau an toàn, hoặc ở những địa phương có đủ điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sản xuất rau an toàn được quy định tại Quyết định số 867/1998/ QĐ -BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế ngày 4/4/1998 về Danh mục Tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm và Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 4 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Điều kiện sản xuất rau an toàn:
- Chọn đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn ô nhiễm khác…
- Nguồn nước tưới là nước sạch: Nước sông có dòng chảy luân chuyển không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan sạch.
- Không sử dụng phân chuồng tươi hoặc nước phân tươi để bón hoặc tưới.
- Thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật.
2.2- Cà chua an toàn là cà chua sạch, không bụi bẩn tạp chất, quả không bị giập nát, không vết sâu bệnh, tươi, hấp dẫn về hình thức, thu hoạch đúng độ chín thương phẩm, đạt chất lượng cao.
2.3- Hàm lượng Nitrat dưới ngưỡng cho phép 150mg/kg, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại dưới ngưỡng cho phép theo quy định tại phụ lục 1, 2, 3. (kèm theo quy trình này)
3- Quy trình kỹ thuật sản xuất:
3.1- Giống:
Trồng giống sinh trưởng phát triển khoẻ, năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống cà chua đang được trồng phổ biến trong sản xuất như: Ba lan lùn, số7, Lai số 1, Hồng Lan, C50, C95, HP5, Red Crown 250, HT7... đều có thể sử dụng để sản xuất cà chua an toàn.
3.2- Thời vụ gieo hạt:
Đồng bằng sông Hồng và Thanh Hoá.
Vụ sớm : 25/7 - 25/08
Vụ chính: 15/9 - 15/10
Vụ muộn: 5/11 - 5/12
Vụ xuân hè: 15/1 - 15/02
Đồng bằng sông Cửu Long.
Vụ gieo: 20/10 - 20/11.
Đà Lạt và Đông Nam bộ.
Vụ đông xuân: 15/09 - 15/10
Vụ xuân hè : 5/01 - 5/02.
3.3- Vườn ươm và yêu cầu kỹ thuật:
Đất vườn ươm:
- Đất vườn ươm được chọn ở nơi cao ráo, dễ tưới, dễ tiêu, dễ vận chuyển cây con. Đất vườn ươm cần được cầy phơi ải, sạch cỏ dại, trước khi gieo15 - 20 ngày cần được xử lý(15 kg basudin 100 kg vôi bột rắc đều cho 1 ha vườn ươm).
- Lên luống vườn ươm rộng 1,2m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm thoát nước.
- Khi gieo sử dụng thêm hỗn hợp đất bột với phân hữu cơ ủ mục tỷ lệ 1 : 1 đã được xử lý (1,0 kg Basudin 10,0 kg vôi bột cho 1000kg hỗn hợp ) phủ một lớp mỏng 2 cm trên mặt luống để gieo hạt.
Lượng hạt giống và cách gieo: mật độ gieo 2,5 - 3,0 g hạt/m2. Lượng hạt cần dùng cho1 ha cà chua là 0,15-0,20 kg (hạt có tỷ lệ nẩy mần cao hơn 85%, với các giống sinh trưởng vô hạn), lượng hạt giống cao hơn 0,35-0,45 kg(với loại hình sinh trưởng bán hữu hạn). Sau khi gieo hạt đều trên mặt luống, phủ bằng hỗn hợp đất phân hữu cơ ủ mục nói trên vừa kín hạt. Sau đó phủ một lớp trấu mỏng, tưới đều đủ ẩm trong 5 - 7 ngày cho đến khi hạt mọc đều.
Chú ý: ở vụ thu đông sớm hay có mưa lớn; rét, mưa phùn kéo dài ở vụ đông muộn và vụ xuân do vậy cần làm mái che cho cây con và chuẩn bị một lượng hạt giống dự phòng cần thiết (khoảng 50%).
Cần tỉa định cây trong vườn ươm đảm bảo khoảng cách 3 - 4cm. (bỏ cây xấu, sâu bệnh )
Tuổi cây con: vụ đông cây con cần 25-30 ngày, vụ xuân hè thời gian là 30-35 ngày.
3.4. Làm đất, trồng và chăm sóc cà chua:
3.4.1. Yêu cầu đất trồng: Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu chất dinh dưỡng, dễ tưới, tiêu. Vùng trồng phải tuyệt đối không chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm.
- Đất trồng được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống rộng 1,4m (cả rãnh luống), cao 25 - 30cm.
3.4.2. Mật độ trồng: Cây cà chua được trồng 2 hàng trên luống.
- Mật độ 70 x 40-45 cm, tổng số 28000 - 30000 cây/ha(với các giống cà chua sinh trưởng vô hạn).
- Mật độ 60 - 65 x 30-35 cm, tổng số cây 35000-40000 cây/ha(với các giống sinh trưởng bán hữu hạn )
3.4.3. Bón phân:
Lượng phân:
Phân chuồng hoai mục 25 - 30 tấn/ha.
Đạm Urê: 220 - 250 kg/ha
Lân supe: 350 - 400 kg/ha
Phân kali: 220 - 250 kg/ha
Vôi: 400 kg/ha nếu đất chua pHkcl < 6
Phương pháp và thời kỳ bón:
- Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc, bón toàn bộ phân chuồng hoai mục phân lân , vôi vào rạch, được đảo đều với đất và lấp trước khi trồng 2 - 3 ngày.
- Bón thúc 3 lần:
Lần 1 : Sau khi trồng 7 - 10 ngày (cây hồi xanh), bón cách gốc cây 10 - 15 cm kết hợp vun xới phá váng.
Lần 2 : Sau khi trồng 20 - 25 ngày (cây chuẩn bị ra hoa), bón vào giữa 2 hốc kết hợp vun xới đợt 2.
Lần 3 : Sau khi đậu quả đợt đầu (sau trồng 40 ngày). Bón vào giữa hai hốc
phía trong luống kết hợp xới nhẹ và xúc đất rãnh luống lấp kín phân.
|
| Tổng | Bón | Bón thúc | ||
TT | Loại phân bón | số | lót | I | II | III |
1 | Phân chuồng hoai mục (tấn) | 25 -30 | 25-30 |
|
|
|
2 | Đạm urê kg/ha | 220- 250 |
| 40- 50 | 120 -130 | 60- 70 |
3 | Phân super lân kg/ha | 350-400 | 350-400 |
|
|
|
4 | Phân kali kg/ha | 220- 250 |
| 40- 50 | 120-130 | 60-70 |
5 | Vôi bột kg/ha nếu pHkcl <6,0 | 400 | 400 |
|
|
|
Sau khi thu quả đợt đầu, nếu thấy cây sinh trưởng kém có thể ngâm phân chuồng hoai mục lấy nước tưới cho cây. Đối với những giống sinh trưởng vô hạn, thời gian ra hoa, đậu quả và thu hoạch kéo dài, đợt bón thúc lần 3 có thể chia ra thành 2 - 3 đợt phụ cách nhau 5 - 7 ngày.
3.4.4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
Chăm sóc:
- Sau khi trồng thường xuyên tưới nhẹ nước lã cho cây mau bén rễ, hồi xanh.
- Tỉa cành : tỉa những cành la, chỉ để lại 1 - 2 nhánh chính đối với giống sinh trưởng vô hạn, 2 - 3 nhánh chính đối với sinh trưởng hữu hạn.
- Cắm dàn : sau trồng 25 - 30 ngày tiến hành cắm dàn cho cà chua, khi cây có thân lá phát triển tốt thường xuyên buộc cây để tránh đổ, bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn, sâu, bệnh.
- Làm sạch cỏ dại kết hợp vun xới, loại bỏ cây bệnh, lẫn tạp. Tưới đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường, không tưới tràn gây úng hoặc tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.
- Khi gặp mưa to phải tìm mọi cách rút hết nước không để ngập úng.
- Nước tưới phải sạch.
Phòng trừ sâu bệnh:
- Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) một cách nghiêm ngặt. Trước khi trồng cần vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ, cày đất sớm để trừ các trứng, nhộng, sâu non... có trong đất. Luân canh với cây lúa nước: 2 vụ lúa và 1 vụ màu hoặc 1vụ lúa 2vụ màu. Nếu trồng trên đất chuyên canh rau, tuyệt đối không trồng trên đất có cây trồng trước là cây cùng họ cà. Trước khi trồng cây cần xử lý đất bằng thuốc Basudin, ViBam 5H liều lượng 25 - 27 kg/ha. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và diệt sớm các ổ trứng, sâu non.
- Sâu xanh, sâu đục quả dùng Padan 0,1%, Sherpa 25EC 0,1%, Cyperkill 10EC 0,1%... phun vào buổi chiều mát.
- Bệnh sương mai dùng Zineb 80WP 0,25%, Mancozeb 80BTN 0,25%, Daconil 75 WP 0,2%, Ridomill 72WP nồng độ 0,15%... phun cho cây.
Chú ý: Tuân thủ thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì. Không dùng thuốc trừ cỏ (2,4D) và thuốc hoá học độc hại để xử lý hoa, đậu quả.
3.5. Thu hoạch, bảo quản:
Thu đúng lúc, đúng lứa quả, khi cà chua chuyển sang màu hồng hoặc đỏ không để giập nát, xây sát, dùng các xô nhựa sạch thu quả, phân loại quả, xếp vào các thùng gỗ nhỏ (kích thước 30 x 40 x 15cm) 2 - 3 lớp cà chua. Bảo quản nơi thoáng mát.
Thường dùng bao bì bằng màng co hoặc túi Polyêtylen có đục lỗ để đựng. Trước khi đóng gói cần loại bỏ các quả bị sâu bệnh, xây sát, phân cấp quả, đóng theo túi (1 hoặc 2kg). Việc ghi nhãn theo quy định tại Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày30 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn mác hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 15/2000/TT/BYT ngày 30/6/2000 của Bộ Y Tế hướng dẫn ghi nhãn hàng hoá thực phẩm
- 1 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 442:2001 về quy trình sản xuất rau bắp cải an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 443:2001 về quy trình sản xuất đậu cô ve leo an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 448:2001 về quy trình kỹ thuật sản xuất dưa chuột an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành