- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:1986 về thức ăn chăn nuôi - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3578:1994 về sắn khô do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4295:1986 về đậu hạt - Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8472:2010 (EN 12857 : 1999) về Thực phẩm - Xác định cyclamate - Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7853:2008 về Thực phẩm - Xác định hàm lượng sacarin bằng phương pháp cực phổ xung vi phân
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7928:2008 về Thực phẩm - Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí bằng phương pháp gel pectin
- 4 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 849:2006 về tiêu chuẩn nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng chất béo thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 850:2006 về tiêu chuẩn nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 848:2006 về tiêu chuẩn nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng tro thô
- 7 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 422:2000 về nông sản thực phẩm - Xác định hàm lượng Lizin trong các loại hạt - Phương pháp quang phổ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5103:1990 ( ISO 5498-1981) về nông sản thực phẩm - xác định hàm lượng xơ thô - Phương pháp chung do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4998:1989 (ISO 6541:1981) về Nông sản thực phẩm - Xác định hàm lượng xơ thô - Phương pháp Scharrer cải tiến chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 604:2004
NÔNG SẢN THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT XYANHYĐRIC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
1. Phạm vi ứng dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn độ xác định hàm lượng axit xyanhyđric trong các loại nông sản thực phẩm, đặc biệt là sắn và các sản phẩm của sắn.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 4295 - 86: Đậu hạt - Phương pháp thử
TCVN 3578 - 1994: Sắn khô
TCVN 4325 - 86: TACN - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
3. Nguyên tắc
Ngâm mẫu thử trong nước và dùng hơi nước chưng cất lôi cuốn và chuyển axit xyanhyđric vào dung dịch natri hyđroxit. Sau đó chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn bạc nitrat trong sự có mặt của kali iodua.
4. Thuốc thử và hoá chất
Tất cả thuốc thử và hóa chất phải có chất lượng tinh khiết phân tích, nước sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
4.1. Dung dịch natri hyđroxit (NaOH) 2,5%
4.2. Dung dịch kali iodua (KI) 5%, được chuẩn bị trước khi phân tích. Bảo quản dung dịch trong lọ thuỷ tinh màu nâu, có nút mài.
4.3. Dung dịch kali cromat (K2CrO4 ) 5%
4.4. Dung dịch chuẩn natri clorua (NaCl) 0,02N
4.5. Dung dịch amoniac (NH4OH) 6N
4.6. Dung dịch chuẩn bạc nitrat (AgNO3 ) 0,02N
Cân 3,3976 gam AgNO3 với độ chính xác đến 0,1mg, hòa tan bằng nước cất vào bình định mức dung tích 1000 ml và lên thể tích đến vạch mức bằng nước cất. Dung dịch được bảo quản trong lọ thuỷ tinh màu nâu, có nút mài. Sử dụng dung dịch chuẩn NaCl 0,02N với chỉ thị kali cromat để chuẩn lại nồng độ của dung dịch AgNO3 : dùng pipét lấy chính xác 20ml dung dịch NaCl 0,02N cho vào bình nón dung tích 100ml, thêm tiếp 0,5ml dung dịch K2CrO4 5%. Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch AgNO3 đến khi xuất hiện kết tủa đỏ gạch bền vững. Ghi thể tích dung dịch AgNO3 tiêu tốn. Lặp lại quá trình trên 2-3 lần. Tính nồng độ và hệ số hiệu chỉnh của dung dịch AgNO3.
4.7. Chất chống sủi bọt (dầu parafin hoặc cồn octylic)
5. Thiết bị và dụng cụ
5.1. Cân phân tích có độ chính xác đến 1mg và 0,1mg
5.2. Máy nghiền phòng thí nghiệm
5.3. Sàng có đường kính lỗ sàng 1,0 mm
5.4.Thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước với bộ ngưng tụ có ống sinh hàn thẳng.
5.5. Bình cầu đáy bằng có nút mài, dung tích 1000 ml
5.6. Bình nón, dung tích 100, 250 ml
5.7. Bình định mức, dung tích 250, 1000 ml
5.8. Microburet, dung tích 5 ml
6. Lấy mẫu
Việc lấy mẫu thử từ nguyên liệu ban đầu phải tuân theo tiêu chuẩn quy định với từng loại nguyên liệu:
6.1. Đối với đậu đỗ, lấy mẫu theo mục 1- TCVN 4295 - 86
6.2. Đối với sắn khô, lấy mẫu theo mục 2.1 TCVN 3578 - 1994
6.3. Đối với mẫu củ tươi, thức ăn thô xanh, lấy mẫu theo mục 7.8 TCVN 4325 - 86
7. Chuẩn bị mẫu thử
7.1. Đối với mẫu đậu hạt, sắn lát khô, bột sắn
Từ mẫu thử lấy theo mục 6.1 và 6.2, chia đều và lấy ít nhất khoảng 100g đem nghiền cẩn thận trong máy nghiền (5.2) cho đến khi mẫu lọt hoàn toàn qua sàng có đường kính lỗ sàng 1,0mm. Mẫu được bảo quản trong lọ đựng mẫu khô sạch và có nắp đậy kín.
7.2. Đối với mẫu thức ăn thô xanh, củ tươi có hàm ẩm cao
7.2.1. Với mẫu củ tươi (như sắn củ tươi …).
Từ mẫu thử lấy theo mục 6.3 dùng dao sắc bổ dọc từng củ thành bốn hoặc tám phần bằng nhau. Lấy ở mỗi củ một phần đã cắt để lập mẫu trung bình. Sau đó dùng dao sắc cắt lát mỏng 4mm. Trộn đều và lấy ít nhất 100g mẫu thử cho ngay vào hộp đựng mẫu và đậy nút thật kín.
7.2.2. Với mẫu thô xanh (như lá sắn, lá đậu… ).
Từ mẫu thử lấy theo mục 6.3 dùng máy cắt hoặc dao sắc để cắt mẫu đến độ dài khoảng 5 - 6mm. Trộn đều và lấy ít nhất khoảng 100g mẫu thử cho ngay vào hộp đựng mẫu và đậy nút thật kín.
8. Tiến hành thử
8.1. Từ mẫu thử đã được chuẩn bị theo mục 7, cân khoảng 10-20g mẫu chính xác đến 5mg, cho vào bình cầu đựng mẫu đáy bằng (mục 5.5), thêm 200ml nước cất. Đậy nút và để yên ở nhiệt độ phòng từ 2- 4giờ. Thêm một giọt chất chống sủi bọt (mục 4.7) vào bình cầu chứa mẫu và lắp bình vào hệ thống chưng cất. Tiến hành cất lôi cuốn bằng hơi nước với bình hứng dung tích 250ml (mục 5.6) có chứa sẵn 20ml dung dịch NaOH 2,5%. Chưng cất đến khi thu được 150-160ml dung dịch chưng cất thì dừng lại.
CHÚ Ý: Cần làm sạch hệ thống chưng cất trước khi tiến hành đối với mẫu thử, luôn để phần cuối của ống sinh hàn ngập trong dung dịch natri hyđroxit.
8.2. Chuyển toàn bộ dịch cất thu được trong bình hứng sang bình định mức dung tích 250ml, thêm nước cất đến vạch định mức và lắc đều. Dùng pipet hút chính xác 100ml dịch cất trong bình định mức cho vào bình nón dung tích 250ml, thêm 8ml dung dịch amoniac 6N và 2ml dung dịch KI 5%, lắc đều và chuẩn độ bằng dung dịch AgNO3 0,02N đến khi trong dung dịch xuất hiện vẩn đục màu vàng hay vàng nhạt. Điểm kết thúc chuẩn độ có thể phát hiện dễ dàng hơn khi đặt trên nền màu đen.
9. Tính kết quả
Hàm lượng axit xyanhyđric (X) tính bằng mg trong 1kg mẫu thử được tính theo công thức:
Trong đó:
V : thể tích dung dịch AgNO3 0,02 N tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ, tính bằng ml
T : hệ số hiệu chỉnh dung dịch AgNO3 0,02 N
1,08: lượng axit xyanhyđric ứng với 1ml dung dịch AgNO3 0,02N, tính bằng mg
m : khối lượng mẫu thử, tính bằng g
1000: hệ số chuyển về 1kg
Kết quả của phép thử là trị số trung bình cộng của hai lần xác định song song trên cùng một mẫu thử với sự sai khác của chúng không vượt quá 5% tương đối so với kết quả trung bình. Báo cáo kết quả chính xác đến số thứ nhất sau dấu phẩy.
10. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi những nội dung sau đây:
- Tất cả các thông tin cần thiết khác về mẫu thử
- Phương pháp lấy mẫu, nếu biết
- Phương pháp xử lý mẫu đối với những mẫu đặc biệt, nếu có
- Báo cáo phải đề cập đến mọi chi tiết về thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này cũng như các chi tiết của bất kì yếu tố nào có ảnh hưởng tới kết quả.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8472:2010 (EN 12857 : 1999) về Thực phẩm - Xác định cyclamate - Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7853:2008 về Thực phẩm - Xác định hàm lượng sacarin bằng phương pháp cực phổ xung vi phân
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7928:2008 về Thực phẩm - Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí bằng phương pháp gel pectin
- 4 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 849:2006 về tiêu chuẩn nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng chất béo thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 850:2006 về tiêu chuẩn nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 848:2006 về tiêu chuẩn nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng tro thô
- 7 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 422:2000 về nông sản thực phẩm - Xác định hàm lượng Lizin trong các loại hạt - Phương pháp quang phổ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5103:1990 ( ISO 5498-1981) về nông sản thực phẩm - xác định hàm lượng xơ thô - Phương pháp chung do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4998:1989 (ISO 6541:1981) về Nông sản thực phẩm - Xác định hàm lượng xơ thô - Phương pháp Scharrer cải tiến chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành