Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 607:2005

TIÊU CHUẨN RAU QUẢ

MĂNG TRE TƯƠI – NGUYÊN LIỆU CHO CHẾ BIẾN

Fresh bamboo shoots for proccessing

I. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho măng tre tươi dùng làm nguyên liệu chế biến các loại sản phẩm măng đóng hộp, măng đông lạnh...

Các giống măng gồm: Mạnh Tông, Tre Tàu, Điền Trúc, Bát Độ...

II. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Hình dạng bên ngoài

Củ măng tươi tốt, phát triển bình thường.

Không cho phép củ măng bị úng thối, giập nát, sâu bệnh và mùi vị lạ

2.2. Trạng thái bên trong

Không bị xơ già: Mặt cắt nhẵn, không có các xơ cứng.

Không bị rỗng ruột: Cho phép chiều cao khoảng rỗng không quá 2cm.

2.3. Màu sắc

2.3.1. Bên ngoài

Măng Mạnh Tông: Vỏ măng mầu nâu đất.

Măng Tre Tàu: Vỏ măng mầu xanh lục.

Măng Bát Độ: Vỏ măng mầu trắng đến vàng sáng.

2.3.2. Bên trong

Có mầu trắng đục tự nhiên.

2.4. Mùi vị

Đặc trưng của măng tươi, không có mùi vị lạ

2.5. Khối lượng

2.5.1.Măng Mạnh Tông, Măng Tre Tàu

Loại 1: Không nhỏ hơn 1300gam

Loại 2: Không nhỏ hơn 800gam.

Loại 3: Không nhỏ hơn 500gam.

2.5.2. Măng Điền Trúc

Loại 1: Không nhỏ hơn 2000gam.

Loại 2: Không nhỏ hơn 1500gam.

Loại 3: Không nhỏ hơn 500gam.

2.6. Chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm

2.6.1. Chỉ tiêu vi sinh vật: Theo Quyết định số 867/1988/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.

Vi sinh vật                     Giới hạn cho phép trong 1g thực phẩm

TSVKHK                                               106

Coliforms                                               103

E. Coli                                                  102

S. Aureus                                              102

Cl. Perfringens                                       102

B. Cereus                                              102

Tổng số nấm men, nấm mốc                  103

2.6.2.    Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Không cho phép

III. Phương pháp thử

3.1. Lấy mẫu

Theo TCVN 5102 – 90.

3.2. Kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, lý và hoá

Ph­ương pháp thử cảm quan theo TCVN 4410 – 87; TCVN 3216-1994

Ph­ương pháp chuẩn bị mẫu để phân tích hoá theo TCVN 4413 - 87

Ph­ương pháp xác định hàm l­ượng chất khô hoà tan bằng khúc xạ kế theo TCVN 4414 - 87.

Ph­ương pháp xác định hàm l­ượng Axit theo TCVN 4589 – 88; 5483-91

3.3. Kiểm tra hàm l­ượng kim loại nặng

Quy định chung theo TCVN 1976 - 88.

Hàm l­ượng asen theo TCVN 5367 - 91.

Hàm l­ượng đồng theo TCVN 6541 - 1999.

Hàm l­ượng kẽm theo TCVN 5487 - 91.

Hàm l­ượng chì theo TCVN 1978 - 88.

Hàm l­ượng thiếc theo TCVN 5496 - 91.

Hàm l­ượng Thuỷ Ngân theo TCVN 6542 - 1999.

3.4.       Xác định hàm l­ượng Nitrat (NO3)

Theo 10 TCN 206 – 94; TCVN 5247-90

3.5. Dư­ l­ượng thuốc bảo vệ thực vật

Ph­ương pháp lấy mẫu để xác định d­ư l­ượng thuốc trừ dịch hại: Theo TCVN 5139 - 90

Hư­ớng dẫn thực hành phân tích dư­ l­ượng thuốc trừ dịch hại: Theo TCVN 5141 - 90

Hướng dẫn lựa chọn ph­ưương pháp phân tích dư­ l­ượng thuốc trừ dịch hại: Theo TCVN 5142 - 90

3.6. Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật

Theo TCVN 280 - 91; TCVN 5449 - 91.

IV. Thu hái, bảo quản, vận chuyển

4.1. Thu hái

4.1.1. Măng được thu hái còn tươi, mặt cắt ở đáy củ phải phẳng, nhẵn.

4.1.2. Kích thước

Măng Mạnh Tông, Tre Tàu

Chiều cao củ: không lớn hơn 60cm.

Đường kính củ: không nhỏ hơn 15cm.

Măng Điền Trúc

Chiều cao củ măng nhô khỏi mặt đất 5-10cm.

4.2. Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển sạch sẽ, khô ráo và có mái che.

Vận chuyển phải cẩn thận, tránh làm măng bị dập nát.

4.3. Bảo quản

Măng được bảo quản trong kho sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát.

Thời gian từ khi thu hái đến khi đưa vào chế biến không quá 24 giờ.