Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN - 94

MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Agricultural tractors – General technical requirements

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của máy kéo vạn năng dùng trong nông nghiệp để bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật nông học, yêu cầu vệ sinh và an toàn lao động.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với máy kéo đẩy tay 2 bánh.

1. Kiểu cỡ máy kéo phải đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Hệ thống kiểu cỡ máy kéo nông nghiệp với quy mô sản xuất hiện tại cần được lựa chọn phù hợp với những quy định ở bảng 1.

Bảng 1

Cỡ

Loại máy kéo

Công suất định mức,
kW (ML)

Cấp lực kéo,
T

Lực kéo định mức,
 kN

Phạm vi ứng dụng

1

4 bánh hơi

Từ 8,8 đến 11 (12 ÷ 15)

Từ 0,2
 đến 0,3

Từ 1,8 đến 5,4

Vạn năng, kích thước ruộng nhỏ L = 20 ÷ 30 m. Đất nhẹ, trung bình

2

4 bánh hơi

14,7 ÷ 18,3
(20 ÷ 25)

0,6

Trên 5,4 đến 8,1

Vạn năng, kích thước ruộng nhỏ L = 30 ÷ 50 m. Đất nhẹ và trung bình

3

4 bánh hơi

22 ÷ 25,7
(30 ÷ 35)

0,9

Từ 8,1 đến 12,6

Vạn năng, kích thước ruộng trung bình L  100 m, đất trung bình

4

4 bánh hơi

36,7 ÷ 44,1
(50 ÷ 60)

1,4

Từ 12,6 đến 18

Vạn năng, kích thước ruộng trung bình và lớn L = 150 ÷ 200 m, đất trung bình và nặng

5

4 bánh hơi

55,1 ÷ 58,8
(75 ÷ 80)

1,4 ÷ 2

12,6 ÷ 18 và 18 ÷ 27

Vạn năng, kích thước ruộng lớn L = 200 ÷ 300 m, đất trung bình và nặng

6

Xích

55,1 (75)

3

Trên 27 đến 36

San ủi, đào mương đắp bờ, làm đất nặng

7

Xích

73,5 ÷ 80,8
(100 ÷ 110)

6

Từ 54 đến 72

Khai hoang, san ủi cải tạo đồng ruộng

2. Độ trượt của máy kéo ứng với công suất kéo lớn nhất ở trên nền ruộng gốc rạ có độ ẩm không lớn hơn 20% và độ cứng không nhỏ hơn 2 MPa (đo ở lớp đất từ 0 đến 150 mm) phải:

* Không lớn hơn 20% đối với bánh hơi 1 cầu chủ động.

* Không lớn hơn 18% đối với bánh hơi 2 cầu chủ động.

* Không lớn hơn 5% đối với máy kéo bánh xích.

3. Máy kéo phải có hệ thống truyền lực bảo đảm cho máy thực hiện được chuyển động tiến và lùi. Máy phải có đủ các cấp tốc độ: làm việc, vận chuyển và tốc độ của máy phải phù hợp với tốc độ làm việc – do nông học quy định – của các máy nông nghiệp sẽ liên hợp với máy kéo.

Tốc độ của máy kéo được phân cấp theo bảng 2.

Bảng 2

1. Tốc độ làm việc, km/h:

* Cấp 1

* Cấp 2

 

Từ 2 đến 8

Từ 9 đến 15

2. Tốc độ di chuyển trên đường, km/h:

* Bánh hơi

* Xích

 

Từ 17 đến 35

Từ 9 đến 12

4. Hiệu suất kéo lớn nhất ở trên nền ruộng khô gốc rạ (đặc điểm nền ruộng theo quy định ở điều 2).

* Đối với máy kéo xích không nhỏ hơn 70%.

* Đối với máy kéo bánh không nhỏ hơn 60%.

5. Áp suất trung bình của bộ phận chuyển động nén trên nền cứng khi máy kéo đứng tại chỗ - ứng với khối lượng sử dụng của máy kéo – phải nằm trong phạm vi quy định sau:

Từ 0,042 đến 0,055 Mpa – máy kéo xích.

Từ 0,080 đến 0,110 Mpa – máy kéo bánh.

Trường hợp máy phải làm việc trong những điều kiện đặc biệt như ruộng nước nền yếu đòi hỏi bộ phận di động phải có kết cấu đặc biệt thì áp suất tĩnh sẽ được xác định cho từng trường hợp cụ thể.

Về kết cấu của máy: phải có giải pháp bảo đảm sao cho khi làm việc ở ruộng nước phân bố khối lượng lên 2 cầu theo tỷ lệ 40% cho cầu trước và 60% cho cầu sau.

6. Độ cao phần thấp nhất của gầm máy kéo (khoảng sáng gầm máy kéo) không thể nhỏ hơn những trị số quy định ở bảng 3.

Bảng 3

Loại máy kéo

Máy kéo bánh

Máy kéo xích

Cấp lực kéo, T

0,2

0,6

0,9

1,4

1,4 ÷ 2

3

6

Độ cao phần thấp nhất của gầm máy (mm) không nhỏ hơn

240

280

350

450

450

300

360

7. Khoảng cách đường tâm 2 vết bánh trước và sau phải điều chỉnh được với các khoảng cách phù hợp với yêu cầu canh tác.

8. Bán kính vòng nhỏ nhất ứng với số truyền làm việc thấp nhất của máy kéo không vượt quá chỉ tiêu quy định ở bảng 4.

Bảng 4

Loại máy kéo

Cấp lực kéo (T)

Bán kính vòng nhỏ nhất (mm) không lớn hơn

Có dùng phanh

Không dùng phanh

Máy kéo bánh

Từ 0,2 đến 0,3

0,6

0,9

Từ 1,4 đến 2

2600

3000

3000

3400

2800

3300

3300

3800

Máy kéo xích

3

6

Quay tại chỗ

Nt

Từ 1500 đến 2500

2100

9. Cơ cấu khởi động

9.1. Máy kéo phải được trang bị cơ cấu khởi động hợp lý, hoạt động chắc chắn và thao tác dễ dàng. Đối với loại máy kéo có công suất từ 11 kW trở lên, cơ cấu khởi động không được dùng sức người. Đối với các loại máy kéo có công suất nhỏ hơn 11 kW cho phép khởi động bằng sức người nhưng lực quay không được vượt quá 200 N và phải có giải pháp đảm bảo an toàn.

9.2. Kết cấu khởi động của máy phải đảm bảo không thể khởi động được khi tay gài số không ở vị trí trung gian (không gài số).

10. Tùy thuộc vào điều kiện sử dụng mà bộ vi sai của máy kéo cần có cơ cấu khóa làm việc theo chế độ tự động hoặc do người điều khiển khóa cưỡng bức khi cần thiết.

11. Trục trích công suất

11.1. Máy kéo phải có trục trích công suất phù hợp với quy định của TCVN 2573-78. Máy kéo và máy nông nghiệp – trục trích công suất – yêu cầu kỹ thuật chung.

Tùy thuộc vào mẫu máy cụ thể: ngoài trục trích công suất phía sau còn có trục trích công suất bên và phía trước.

11.2. Các chế độ làm việc của trục trích công suất phải phù hợp với quy định sau:

a/ Chế độ độc lập: số vòng quay của TTCS: 540 ± 10 vg/ph và 1.000 ± 25 vg/ph tương ứng với số vòng quay định mức của động cơ.

b/ Chế độ làm việc đồng bộ: từ 3,5 đến 4 vòng quay TTCS/1m đường đi của máy kéo.

11.3. Kết cấu vị trí của TTCS phải thỏa mãn các yêu cầu liên kết ổn định và an toàn với các máy công tác khác.

12. Hệ thống thủy lực

12.1. Máy kéo phải được trang bị hệ thống thủy lực để điều khiển cơ cấu treo máy nông nghiệp và khi cần thiết điều khiển hệ thống thủy lực của riêng máy nông nghiệp, của rơ moóc…

12.2. Máy kéo phải có cơ cấu treo phía sau phù hợp với quy định TCVN 4068-85. Máy kéo và máy nông nghiệp – cơ cấu treo 3 điểm – cỡ, kích thước và thông số động học.

12.3. Yêu cầu đối với hệ thống thủy lực là phải có kết cấu, trang bị thích hợp đảm bảo điều kiện nâng hạ cơ cấu treo liên hợp với các máy nông nghiệp làm việc đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của kỹ thuật nông nghiệp.

13. Dung tích thùng nhiên liệu phải đảm bảo cho máy kéo làm việc liên tục 10 giờ với công suất sử dụng từ 85 đến 90% công suất định mức.

14. Các chỉ tiêu về điều kiện làm việc và an toàn

14.1. Kết cấu của máy phải phù hợp với những quy định của TCVN 5389-91. Máy nông nghiệp – yêu cầu an toàn chung đối với kết cấu.

14.2. Tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng cụ thể, máy kéo được lắp đặt buồng lái kín, buồng lái hở (chỉ có khung và mái che) hoặc không có buồng lái.

14.3. Buồng lái phải đủ vững chắc để bảo vệ người lái khỏi bị thương khi máy bị đổ.

14.4. Kết cấu của buồng lái phải đảm bảo cho người lái vào và ra khỏi vị trí lái một cách dễ dàng. Phải đảm bảo tầm quan sát tối đa phạm vi làm việc cho người lái.

14.5. Buồng lái phải được lắp kính và có biện pháp chống nóng đảm bảo về mùa hè nhiệt độ không khí trong buồng lái không lớn hơn nhiệt độ không khí ngoài trời 2 độ.

14.6. Nồng độ bụi ở trong buồng lái, mức ồn lớn nhất đo tại vị trí làm việc của công nhân lái máy, mức rung chuyển ghế ngồi điều khiển máy, mức rung ở các cần điều khiển làm việc phải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế: Quyết định số 505 BYT/QĐ ngày 13 tháng 4 năm 1992.

14.7. Lực tác động lên các cơ cấu điều khiển không được vượt quá mức quy định ở bảng 5.

Bảng 5

Cơ cấu điều khiển

Lực tác động (N) không lớn hơn

Điều khiển bằng chân

Điều khiển bằng tay

Định mức

Lớn nhất

Định mức

Lớn nhất

Cung cấp nhiên liệu

30

 

30

 

Ly hợp chính

120

150

60

 

Tay gài số

 

 

60

 

Cơ cấu lái:

* Có trợ lực lái thủy lực

* Không trợ lực lái thủy lực

 

 

 

30

50

 

60

100

Hệ thống phanh:

* Phanh dừng máy

 

200

 

250

 

160

 

200

* Trường hợp phải phanh gấp để dừng hẳn máy thì lực tác động lớn nhất cho phép tới

 

400

 

 

* Phanh hãm máy đứng trên dốc

 

350

 

350

Hệ thống nâng hạ thủy lực

 

 

60

 

14.8. Hiệu quả tác dụng phanh

14.8.1. Phanh phải đảm bảo hãm được máy đứng trên một đoạn đường đất phẳng, khô có lớp mặt cứng với độ dốc là 18 ÷ 200 đối với máy kéo bánh hơi và 300 đối với máy kéo xích.

14.8.2. Khi thực hiện phanh ở trên đường bằng, khô cứng thì độ giảm tốc không được thấp hơn 3 m/s2. Độ lệch hướng chuyển động khi phanh không quá 0,5 m và quãng đường phanh phải đạt được các mức quy định ở bảng 6.

Bảng 6

Khối lượng máy kéo, tấn

Vận tốc máy kéo, km/h

Quãng đường phanh (m) không lớn hơn

Không kéo moóc

Kéo 1 moóc với tải quy định

Kéo 2 moóc với tải quy định

Dưới 4

20

30

6

11

8,5

12

7,5

13,5

Từ 4 đến 12

20

30

6,5

11,5

7,0

13,0

9,0

15,0

14.9. Góc nghiêng ổn định tĩnh dọc và ngang không nhỏ hơn các giá trị quy định ở bảng 7.

Bảng 7

Loại máy kéo

Cấp lực kéo (tấn)

Góc nghiêng ổn định tĩnh (độ) không nhỏ hơn

Dọc

Ngang

Máy kéo xích

Đến 3

50

40

Máy kéo bánh

Đến 3

40

37

Máy kéo xích

Lớn hơn 3

55

45

15. Máy kéo phải được trang bị nguồn điện làm việc ổn định không phụ thuộc vào chế độ làm việc của động cơ và có công suất đủ để đáp ứng mọi nhu cầu của các thiết bị điện trên máy kéo.

16. Máy kéo phải có hệ thống đèn chiếu sáng theo đúng quy định của luật lệ giao thông hiện hành và phải đáp ứng được đầy đủ yêu cầu làm việc ban đêm của máy.

17. Trên máy kéo phải có đầy đủ hệ thống tín hiệu như:

* Còi báo hiệu với công suất bảo đảm nghe rõ khi liên hợp máy làm việc.

* Các loại đồng hồ báo nhiệt độ làm việc của máy, áp suất dầu bôi trơn, áp suất nhiên liệu, giờ máy làm việc…