- 1 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 554:2002 về quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 426:2000 về quy phạm khảo nghiệm giống thuốc lá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 328:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống dâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 223:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai lang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG LÚA1
1.1 Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống lúa mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2 Các tổ chức, cá nhân có giống lúa mới khảo nghiệm và các cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định 07/CP ngày 5 tháng 2 năm 1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/ NN-KNKL/TT ngày 1/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2.1 Các bước khảo nghiệm
2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản tiến hành 3 vụ, trong đó có 2 vụ cùng tên.
2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất tiến hành 2 vụ đối với những giống có triển vọng nhất và đã qua khảo nghiệm cơ bản ít nhất là 1 vụ.
2.2. Bố trí khảo nghiệm:
2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:
- Khảo nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn 3 lần nhắc lại.
- Diện tích ô: 10 m2= 4m x 2,5m, khoảng cách giữa các ô, giữa các ô với hàng bảo vệ 0,4m.
- Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng: Như bảng 1, Phụ lục 1.
Đối với các giống đặc thù có thời gian sinh trưởng dưới 85 ngày, lúa nếp, lúa thơm, lúa chịu thâm canh đặc biệt, chịu hạn (kể cả lúa cạn), chịu úng, chịu mặn, chịu phèn được bố trí riêng.
- Giống đối chứng:
Mỗi nhóm giống khảo nghiệm cần bố trí ít nhất một giống đối chứng, có thời gian sinh trưởng tương đương.
Giống đối chứng là giống đã được công nhận là giống quốc gia và đạt tiêu chuẩn chất lượng nguyên chủng hoặc là giống địa phương tốt đang được gieo trồng phổ biến ở trong vùng có chất lượng tương đương nguyên chủng.
2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:
Diện tích khảo nghiệm của mỗi giống từ 1000 m2 đến 2000 m2 không nhắc lại nhưng phải có đối chứng đã nêu ở mục 2.2.1.
2.3. Biện pháp canh tác: (áp dụng cho cả khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất):
2.3.1. Đất khảo nghiệm:
Phải đại diện cho vùng và cơ cấu luân canh của từng trà lúa, bằng phẳng, đồng đều, đủ diện tích, tưới tiêu chủ động.
2.3.2. Phân bón:
- Lượng bón:
Đối với vụ đông xuân: Như ở bảng 2, phụ lục I. Đối với vụ mùa và vụ hè thu bón giảm lượng đạm 20% so với vụ đông xuân.
- Phân chuồng và phân bón lót 100%.
- Tỷ lệ bón đạm và Kali ở các giai đoạn như ở bảng 3 phụ lục I.
2.3.3. Thời vụ:
Gieo cấy các nhóm giống trong khung thời vụ tốt nhất của vùng.
2.3.4. Lượng thóc giống cần để gieo cấy 1 m2 như ở bảng 4 phụ lục I.
2.3.5. Tuổi mạ, số hàng, số khóm, số dảnh: Bảng 5, phụ lục I.
2.3.6 Chăm sóc:
- Mạ: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, đồng đều, cứng cây, sạch sâu bệnh, đủ mạ.
- Ruộng cấy: Sau cấy 10-12 ngày phải dặm giống cùng tên vào các khóm bị chết.
- Mực nước trên ruộng: Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh 3-5cm, giai đoạn sau không quá 10cm.
- Làm cỏ và sục bùn:
Nhóm A1, A2, mùa sớm và xuân muộn làm một lần, kết hợp bón thúc khi lúa đã bén rễ , hồi xanh.
Nhóm B và xuân sớm xuân chính vụ mùa chính vụ mùa muộn làm cỏ hai lần - lần 1 khi lúa đã bén rễ hồi xanh, lần 2 cách lần 1 từ 10-12 ngày.
2.3.7. Phòng trừ sâu bệnh:
Chỉ phun thuốc phòng trừ khi các giống đều bị hại nặng có nguy cơ lây lan thành dịch.
2.3.8. Thu hoạch:
Thu hoạch kịp thời khi có 85% số hạt trên bông chín, giống nào chín trước thu trước. Trước khi thu hoạch nhổ 10 khóm đã chọn làm mẫu, phơi khô bảo quản tốt để tiến hành theo dõi các chỉ tiêu.
Gặt riêng từng ô, phơi khô đến khi độ ẩm đạt 14%, làm sạch, cân và tính năng suất thực thu từng ô (bao gồm cả khóm mẫu) của mỗi giống.
Có thể làm sạch, cân thóc tươi từng ô, lấy 0,5 kg thóc tươi của mỗi ô phơi khô, khi độ ẩm hạt đạt 14 % thì cân lại và quy ra năng suất khô của ô.
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.
2.4.1. Đối với giống khảo nghiệm cơ bản:
- Sức sinh trưởng của mạ (mục 1 phụ lục II).
- Khả năng đẻ nhánh: Mỗi giống định 10 khóm có số dảnh bằng nhau (mỗi lần nhắc 5 khóm) 10 ngày theo dõi một lần, bắt đầu khi lúa hồi xanh và kết thúc khi lúa có lóng và làm đòng.
- Trỗ bông:
Khi có 10% số khóm có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm là thời kỳ bắt đầu trỗ.
Khi có 80% số khóm trỗ là kết thúc.
- Độ tàn của lá: Theo dõi ở giai đoạn vào chắc đến chín như ở mục 2 phụ lục II.
- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cao nhất của khóm (đo trong 10 khóm mẫu).
- Số bông hữu hiệu chỉ tính ở những bông có 10 hạt chắc trở lên của các khóm đã lấy mẫu.
- Tổng số hạt trên bông, tỷ lệ lép và khối lượng của 1000 hạt (tính ở 10 khóm mẫu).
- Thời gian sinh trưởng: Tính số ngày từ khi gieo đến khi 85% số hạt trên bông chín.
- Độ thuần của giống về chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, dạng bông và dạng hạt (theo dõi vào giai đoạn từ trỗ đến chín).
- Tính chống đổ: Như ở mục 3, phụ lục II.
- Tính chống chịu với điều kiện bất thuận.
Chịu mặn : Như ở mục 4 phụ lục II
Chịu lạnh : Như ở mục 5 phụ lục II.
Chịu hạn và chịu ngập: Như ở mục 6,7 phụ lục II.
- Khả năng phản ứng với sâu bệnh hại chính:
Sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu: Như ở mục 8,9 và 10, phụ lục II
Bệnh đạo ôn, đốm nâu, bạc lá, khô vằn: Như ở mục 11,12,13 và 14 phụ lục II.
2.4.2. Đối với khảo nghiệm sản xuất:
Theo dõi các chỉ tiêu:
- Thời gian sinh trưởng.
- Khả năng chống chịu.
- Khả năng phản ứng với điều kiện bất thuận.
- Khả năng phản ứng với sâu bệnh hại chính.
- Năng suất thực thu.
- Báo cáo kết quả theo mẫu ở phụ lục III.
- Gửi kết quả về cơ quan chủ trì khảo nghiệm chậm nhất 30 ngày sau khi thu hoạch.
Bảng 1: Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng
Vùng | Nhóm giống | Thời gian sinh trưởng (ngày) |
Các tỉnh phía Bắc | Xuân sớm Xuân chính vụ Xuân muộn Mùa sớm Mùa trung Mùa muộn | >180 160-180 <160 <120 121-145 >145 |
Duyên hải miền Trung Nam Bộ và Tây Nguyên | A1 A2 B | <150 106-120 >120 |
Bảng 2: Lượng phân bón cho vụ đông xuân
Loại đất | Lượng bón cho nhóm A1 & A2 mùa sớm, xuân muộn | Lượng bón cho nhóm B xuân sớm , xuân chính vụ, mùa trung, mùa muộn | ||||||
P.C Tấn/ha | N Kg/ha | P2O5 Kg/ha | K2O Kg/ha | P.C Tấn/ha | N Kg/ha | P2O5 Kg/ha | K2O Kg/ha | |
- Đất tốt (phù sa sông) | 8 | 80 | 60 | 40 | 10 | 100 | 60 | 50 |
- Đất trung bình (phù sa sông) | 10 | 80 | 60 | 50 | 10 | 110 | 60 | 60 |
- Đất xấu (bạc mầu, đất cát biển….) | 10 | 90 | 60 | 60 | 10 | 120 | 60 | 60 |
- Đất nhiễm mặn | 10 | 90 | 60 | 0 | 10 | 90 | 60 | 0 |
- Đất phèn | 0 | 90 | 60 | 40 | 10 | 120 | 90 | 50 |
- Đất trũng, lầy thụt | 0 | 80 | 60 | 40 | 0 | 90 | 80 | 50 |
Bảng 3: Tỷ lệ bón đạm và kali ở các giai đoạn
(% tổng lượng đạm hoặc kali bón/ha)
Giai đoạn bón | % tổng lượng đạm hoặc kali bón/ha | |||
Nhóm A1 A2 Mùa sớm, xuân muộn | Nhóm B X.sớm, X. chính vụ, mùa trung, mùa muộn | |||
N | K2O | N | K2O | |
- Bón lót | 50 | 30 | 30 |
|
- Thúc lần 1 kết hợp làm cỏ sục bùn lần 1 | 30 | 40 | 40 | 50 |
- Thúc lần 2 trước trỗ 15-20 ngày | 20 | 30 | 30 | 50 |
Bảng 4: Lượng thóc giống cần gieo để cấy 1m2
Vùng | Vụ | Lượng thóc gieo (gr) |
Các tỉnh phía Bắc | - Xuân sớm và vụ mùa - Xuân chính vụ - Xuân muộn | 8 10 12 |
Duyên hải miền Trung, Nam Bộ và Tây nguyên | Đông xuân, hè thu, vụ mùa và vụ ba | 12 |
Bảng 5: Tuổi mạ, số hàng, số khóm và số dảnh
Vùng | Nhóm giống | Tuổi mạ (số lá thật) | Số hàng/ô | Số khóm/ hàng | Số dảnh/khóm |
Các tỉnh phía Bắc | Xuân muộn Mùa sớm | 4,5-5,0 | 13 | 45 | 3-4 |
| Xuân sớm Xuân chính vụ | 6,0-6,5 |
13 |
41 | 4-5 |
| Mùa trung Mùa muộn | 5,5-6 |
|
| 3-4 |
Duyên hải miền Trung Nam Bộ và Tây Nguyên | A1, A2 và B | 4,5-5,0 | 13 | 51 | 3-4 |
1. Đánh giá sức sinh trưởng của mạ:
- Điểm 1: Rất mạnh
Cây sinh trưởng rất nhanh . Khi 5 lá thật, số cây có 2 nhánh chiếm trên 60% số cây trong quần thể
- Điểm 3: Mạnh
Sinh trưởng nhanh khi 5 lá thật, số cây có 1-2 nhánh chiếm trên 60% số cây trong quần thể
- Điểm 5: Bình thường
Cây ở thời kỳ 5 lá thật: Xanh vàng, cứng cây, sạch sâu bệnh
- Điểm 7: Yếu
Cây mảnh yếu, ở giai đoạn 5 lá quần thể thưa, không đẻ nhánh
- Điểm 9: Rất yếu
Cây còi cọc, lá vàng, lá gốc bị khô héo sớm
2. Độ tàn lá (theo dõi ở giai đoạn chín)
- Điểm 1: Ba lá trên cùng còn xanh, tàn lụi chậm
- Điểm 5: Ba lá trên cùng chuyển màu vàng lá gừng.
- Điểm 9: Tất cả các lá vàng úa sớm hoặc khô héo, chết.
3. Tính chống đổ (theo dõi ở giai đoạn từ trỗ đến chín)
- Điểm 1: Chống đổ tốt (không đổ)
- Điểm 3: Chống đổ khá (hầu hết các cây bị nghiêng nhẹ )
- Điểm 5: Chống đổ trung bình (hầu hết các cây bị nghiêng 450, góc tạo bởi
cây và mặt ruộng)
- Điểm 7: Chống đổ yếu (hầu hết các cây bị nghiêng 300)
- Điểm 9: Chống đổ rất yếu (tất cả các cây nằm rạp trên mặt đất)
4. Tính chịu mặn (theo dõi ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng)
- Điểm 1: Sinh trưởng và đẻ nhánh gần như bình thường
- Điểm 3: Sinh trưởng hầu như bình thường, song đẻ nhánh bị hạn chế, một số lá chuyển màu trắng và cuốn lại (bị mặn)
- Điểm 5: Sinh trưởng phát triển giảm, hầu hết số lá bị biến mầu cuộn lại chỉ rất ít lá vươn dài
- Điểm 7: Sinh trưởng hoàn toàn bị kiềm chế, hầu hết lá bị khô, một số cây bị khô.
5. Tính chịu lạnh
Giai đoạn mạ (Đánh giá sau khi mỗi đợt rét kết thúc 3 ngày)
Điểm 1: Mạ màu xanh đậm, cây sinh trưởng bình thường, có thể vẫn đẻ nhánh
Điểm 3: Mạ mầu xanh nhạt, đầu lá hơi bị táp
Điểm 5: Mạ mầu vàng, đầu lá táp vàng hoặc héo xanh
Điểm 7: Mạ mầu vàng nâu, có một số cây chết dưới 10%
Điểm 9: Mạ chết từ 10% đến 50%
Giai đoạn lúa (từ đẻ nhánh đến chín)
Điểm 1: Cây có màu xanh bình thường, tốc độ sinh trưởng và trỗ bình thường.
Điểm 3: Cây hơi bị còi, sinh trưởng chậm lại.
Điểm 5: Cây còi cọc ở mức trung bình, lá biến vàng, phát triển chậm lại
Điểm 7: Cây còi cọc nặng, lá vàng, phát triển chậm, trỗ bông không thoát
6. Tính chịu hạn (đánh giá vào giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng)
Đánh giá theo độ cuốn của lá
Điểm 0: Lá bình thường
Điểm 1: Lá bắt đầu cuốn (hình chữ V nông)
Điểm 3: Lá cuộn lại (hình chữ V sâu)
Điểm 5: Lá cuốn hoàn toàn (hình chữ U)
Điểm 7: Mép lá chạm nhau (hình chữ O)
Điểm 9: Lá cuốn chặt lại.
Đánh giá hiện tượng khô lá
Điểm 0: Không có triệu chứng
Điểm 1: Đầu lá hơi bị khô
Điểm 3: Đầu lá bị khô tới 1/4 chiều dài của hầu hết các lá
Điểm 5: 1/4 đến 1/2 số lá bị khô hoàn toàn
Điểm 7: Hơn 2/3 số lá bị khô hoàn toàn
Điểm 9: Tất cả các cây bị chết rõ rệt
7. Tính chịu ngập: Tính tỷ lệ % cây sống thực tế sau khi nước xuống
8. Sâu đục thân: Chilo polychrysus (đầu đen)
Theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và bông bạc; giai đoạn vào chắc đến chín.
Điểm 0: Không bị hại
Điểm 1: 1-10 % dảnh hoặc bông bị hại
Điểm 3: 11-20 % dảnh hoặc bông bị hại
Điểm 5: 21-30 % dảnh hoặc bông bị hại
Điểm 7: 31-50 % dảnh hoặc bông bị hại
Điểm 9: 51-100 % dảnh hoặc bông bị hại
9. Sâu cuốn lá: (Cnaphalo crosis medinalis; Marasmia patnalis)
Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng theo thang điểm sau đây:
Điểm 0: Không có cây bị hại
Điểm 1: 1-10% cây bị hại
Điểm 3: 11-20% cây bị hại
Điểm 5: 21-35% cây bị hại
Điểm 7: 36-60% cây bị hại
Điểm 9: 61-100% cây bị hại
10. Rầy nâu: (Nilaparvata lugens)
Triệu chứng: Chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ, cây thấp dần, nếu trầm trọng cây sẽ bị chết trên đồng ruộng
Điểm 0: Không bị hại
Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây
Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy
Điểm 5: Những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10-25% số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng
Điểm 7: Hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nghiêm trọng
Điểm 9: Tất cả các cây chết
11. Bệnh đạo ôn:
Hại lá: Magnaporthe grizea (pyricularia oryzae)
Điểm 0: Không thấy có vết bệnh
Điểm 1: Các vết bệnh mầu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử
Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.
Điểm 3: Dạng hình vết bệnh như ở điểm 2, nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.
Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá.
Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá
Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá
Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26-50 % diện tích lá
Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá
Điểm 9: Hơn 75% diện tích lá bị bệnh.
Hại bông: Maganaporthe grizea (pyricularia oryzae)
Điểm 0: Không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông
Điểm 1: Vết bệnh có trên một vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2
Điểm 3: Vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông
Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông
Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.
Điểm 9: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
12. Bệnh đốm nâu: Cochliobolus miyabeanus (Bipolaris oryzae. Drechslera oryzae)
Theo dõi ở giai đoạn mạ và từ làm đòng đến chín sữa theo thang điểm đánh giá diện tích vết bệnh trên lá
Điểm 0: Không có vết bệnh
Điểm 1: Dưới 1%
Điểm 2: 1-3%
Điểm 3: 4-5%
Điểm 4: 6-10%
Điểm 5: 11-15%
Điểm 6: 16-25%
Điểm 7: 26-50%
Điểm 8: 51-75%
Điểm 9: 76-100%
13. Bệnh bạc lá (Xamthomonas oryzae, py oryzae)
Theo thang điểm đánh giá diện tích lá bị bệnh
Điểm 1: 1-5%
Điểm 3: 6-12%
Điểm 5: 13-25%
Điểm 7: 26-50%
Điểm 9: 51-100%
14. Bệnh khô vằn: Thanatephorus (Rhizocotnia solani)
Theo thang điểm đánh giá độ cao của vết bệnh trên cây
Điểm 0: Không có triệu chứng
Điểm 1: Vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây
Điểm 3: 20-30%
Điểm 5: 31-45%
Điểm 7: 46-65%
Điểm 9: Trên 65%
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG LÚA
Vụ………………… năm……..
1. Điểm khảo nghiệm:
2. cán bộ khảo nghiệm:
3. Tổng số giống tham gia khảo nghiệm
4. Ngày gieo:
5. Ngày cấy:
6. Diện tích ô thí nghiệm: m2, kích thước ô m xm
7. Số lần nhắc lại:
8. Đặc điểm đất đai: Tốt, xấu, trung bình
Chân ruộng: Cao, vàn, vàn trũng, trũng
(gạch bỏ những từ không phù hợp)
9. Phân bón:
- Phân chuồng: tấn/ha
- N: kg/ha
- P2O5: kg/ha
- K2O: kg/ha
10. Tóm tắt ảnh hưởng của thời tiết đối với lúa thí nghiệm, hoặc số liệu khí tượng (nếu có)
11. Tóm tắt tình hình sâu bệnh hại chính. Tên thuốc và lượng đã dùng:
12. Số liệu về kết quả khảo nghiệm:
Ghi vào các bảng 1,2 và 3 kèm theo.
13. Nhận xét tóm tắt ưu nhược điểm của các giống khảo nghiệm. Kết luận và đề nghị
Ngày tháng năm
Đơn vị quản lý Cán bộ thực hiện
Bảng 1: Sinh trưởng và phát triển của các giống
TT | Tên giống | Ngày trỗ 10% | Ngày trỗ 80% | TGST (ngày) | Chiều cao cây (cm) | Sức sinh trưởng của mạ
| Độ tàn của lá | Độ thuần đồng ruộng về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, dạng bông, dạng hạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2: Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận
TT | Tên giống | Chống chịu sâu bệnh | Điều kiện bất thuận | |||||||||||
Sâu đục thân | Sâu cuốn lá | Rầy nâu | Bệnh đạo ôn | Bệnh khô vằn | Bệnh bạc lá | Bệnh đốm nâu | Chống đổ | Chịu lạnh | Chịu hạn | Chịu ngập | Chịu mặn | |||
Trên lá
|
Trên bông
| |||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3: Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
TT | Tên giống | Yếu tố cấu thành năng suất | Năng suất thực thu (tạ/ha) | |||||||
Số bông/m2 | Tổng số hạt/bông | Tỷ lệ lép (%) | P.1000 hạt (g) | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | BQ | Ghi chú | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Ban hành kèm theo quyết định số 32/1998-BNN-KHCN ngày 24 tháng 2 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- 1 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 554:2002 về quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 426:2000 về quy phạm khảo nghiệm giống thuốc lá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 328:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống dâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 223:1995 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai lang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành